1

Siêu âm tĩnh mạch trong đánh giá bệnh suy tĩnh mạch

Suy tĩnh mạch là hiện tượng chức năng của tĩnh mạch bị suy yếu, khả năng đẩy máu về tim giảm dần làm ứ đọng máu gây giãn tĩnh mạch. Để chẩn đoán bệnh suy tĩnh mạch các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng phương pháp siêu âm tĩnh mạch.

 

1. Bệnh suy tĩnh mạch là gì?

Suy tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch (thường gặp nhất là ở chân) không còn khả năng bơm máu trở lại tim. Từ đó khiến dòng chảy bị ứ đọng, máu dồn vào thành mạch khiến các tĩnh mạch giãn dần theo thời gian.

Theo sinh lý, dòng máu lưu thông từ tim đến chân qua các động mạch và trở lại tim qua tĩnh mạch. Để dòng máu chảy về tim, các tĩnh mạch cần sự hỗ trợ của hệ thống các cơ và mạng lưới van một chiều. Nếu các cơ và van một chiều hoạt động yếu hoặc không còn hoạt động thì sẽ gây ứ đọng máu tại tĩnh mạch, giảm lưu lượng máu chảy về tim.

Triệu chứng của suy tĩnh mạch gồm có:

  • Tĩnh mạch bị xoắn và phồng
  • Da chuyển màu tím đậm hoặc màu xanh
  • Sưng, ngứa, đau, rát ở vùng chân và co cứng cơ
  • Cảm giác nặng và mỏi chân
  • Thay đổi màu da
  • Giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch là hiện tượng các mạch máu bề mặt da trở nên to và xoắn lại. Nó có thể xảy ra ở khắp các tĩnh mạch, nhưng thường gặp nhất là giãn tĩnh mạch ở chân. Tĩnh mạch bị giãn khác với tĩnh mạch mạng nhện và các tĩnh mạch màu xanh/màu tím rất nhỏ nằm sát bề mặt da xuất hiện ở chân và mặt. Tĩnh mạch mạng nhện không gây ra đau đớn như giãn tĩnh mạch, nhưng gây ra mối lo lắng lớn hơn về mặt thẩm mỹ.

 

Các yếu tố nguy cơ gây suy tĩnh mạch bao gồm:

  • Tiền sử gia đình
  • Mang thai và các điều kiện sức khỏe khác gây tăng áp lực lên tĩnh mạch ở chân
  • Tiền sử huyết khối
  • Tiền sử hút thuốc
  • Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài
  • Thừa cân, làm tăng áp lực lên chân
  • Mãn kinh
  • Lão hóa, dẫn đến giảm độ đàn hồi của mạch máu
  • Thành mạch máu yếu
  • Viêm tĩnh mạch
  • Táo bón mãn tính, hiếm gặp hơn là khối u
Siêu âm tĩnh mạch trong đánh giá bệnh suy tĩnh mạch
Người bệnh thừa cân làm tăng áp lực lên chân có thể gây suy tĩnh mạch

 

Biến chứng của suy tĩnh mạch bao gồm:

  • Đau đớn
  • Viêm và sưng
  • Loét da
  • Chảy máu khi tĩnh mạch gần bề mặt da bị vỡ
  • Cục máu đông, có thể dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu
  • Huyết khối tĩnh mạch nông là tình trạng các tĩnh mạch nông (gần da) ở chân trở nên mềm, viêm, hình dạng giống chuỗi dây

2. Đánh giá suy tĩnh mạch bằng cách nào?

Ban đầu, người bệnh được kiểm tra lâm sàng bằng cách hỏi tiền sử bệnh, triệu chứng bệnh và thực hiện các bài kiểm tra thể chất.

Siêu âm tĩnh mạch, trong đó chủ yếu là siêu âm mạch chi dưới, là cần thiết để chẩn đoán xác định bệnh. Nó giúp quan sát hoạt động của van tĩnh mạch và tìm các cục máu đông.

3. Bệnh suy tĩnh mạch được điều trị như thế nào?

Suy tĩnh mạch có thể được ngăn ngừa bằng cách thay đổi lối sống. Trong đó, chủ yếu thực hiện các biện pháp sau:

  • Nâng cao chân khi ngồi hoặc ngủ
  • Mang vớ y khoa
  • Tránh đứng trong thời gian dài
  • Giảm cân
  • Tập thể dục để cải thiện sức mạnh của chân
Siêu âm tĩnh mạch trong đánh giá bệnh suy tĩnh mạch
Tập luyện thể dục và giảm cân giúp hỗ trợ điều trị bệnh suy tĩnh mạch

 

Nếu thay đổi lối sống không làm giảm triệu chứng hoặc khiến vùng tĩnh mạch bị giãn trở nên đau hơn, các lựa chọn điều trị khác có thể được sử dụng:

  • Chích xơ tĩnh mạch: Phương pháp chích xơ tĩnh mạch được thực hiện bằng cách tiêm một loại dung dịch đặc biệt trực tiếp vào tĩnh mạch làm cho mạch bị co lại và cuối cùng biến mất. Đối với các tĩnh mạch lớn hơn, tiêm xơ bằng phương pháp tạo bọt sẽ được áp dụng để đóng và bịt kín tĩnh mạch bị suy yếu.
  • Điều trị suy tĩnh mạch bằng sóng cao tần hay tia laser: Thủ thuật được hướng dẫn bởi siêu âm, sử dụng năng lượng sóng cao tần hoặc năng lượng laser để đốt nóng và bịt kín tĩnh mạch bị giãn. Siêu âm giúp quan sát vị trí của tĩnh mạch, cho phép bác sĩ luồn sợi laser hoặc sóng cao tần thông qua một ống thông vào tĩnh mạch. Phương pháp này sử dụng nhiệt để loại bỏ tĩnh mạch đã bị suy yếu.
  • Phẫu thuật phlebectomy: Phẫu thuật phlebectomy sử dụng dao mổ nhỏ hoặc kim để loại bỏ chứng giãn tĩnh mạch trên bề mặt của chân thông qua các vết rạch nhỏ trên da.
  • Phẫu thuật stripping: Tương tự phẫu thuật phlebectomy, stripping cũng là một phương pháp phẫu thuật cắt tĩnh mạch. Nó được thực hiện dưới hình thức gây mê toàn thân nhằm loại bỏ toàn bộ tĩnh mạch nông ở chân. Do những tiến bộ trong phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, phương pháp này ngày càng hiếm khi được sử dụng.


Bệnh suy tĩnh mạch tiến triển chậm ở những giai đoạn sớm, người bệnh khó nhận biết các triệu chứng. Do đó, những người có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh cần chú ý đến bất cứ triệu chứng nào của bệnh và nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, điều trị bệnh sớm nhằm tránh những biến chứng của bệnh xảy ra.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây