1

Sẹo ở trẻ em và cách xử trí - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Các giai đoạn hình thành sẹo

Tổn thương và viêm tấy: Khu vực tổn thương tập trung nhiều vi khuẩn, bạch cầu, hồng cầu và mất đi các cấu trúc da thông thường như nang lông, cơ dựng lông, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi, collagen và elastin.

Hình thành mô mới: Được điều trị tốt, miệng vết thương sẽ khô, đóng vảy. Các mô mới: mạch máu, collagen và mô hạt được hình thành để thay thế các cấu trúc đã bị tổn thương và làm liền vết thương. Quá trình hình thành mô mới diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Tình trạng, mức độ nhiễm trùng,
  • Kích cỡ, độ sâu của vết thương,
  • Oxy và dưỡng chất được cung cấp cho vùng bị tổn thương,
  • Độ tuổi, sức khỏe của bệnh nhân.
  • Tái kết cấu bề mặt da: Quá trình hình thành mô mới và sắp xếp bất thường các sợi collagen gây hình thành sẹo lồi hoặc sẹo lõm. Bề mặt da vùng tổn thương cứng hơn trước, có thể cao hoặc thấp hơn da xung quanh. Các cấu trúc khác như nang lông, cơ dựng lông, tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi hoàn toàn biến mất.   
  • Vết thương càng chậm lành, độ lớn và mức độ tổn thương càng nhiều thì nguy cơ bị sẹo càng cao, tính chất sẹo càng xấu và phức tạp. Da đã bị rối loạn về cấu trúc, chức năng và việc cố gắng loại bỏ sẹo không đúng cách sẽ làm sẹo trở nên xấu hơn.

Các loại sẹo và nguyên nhân

  • Sẹo lõm do viêm nhiễm:  mụn bọc, nhọt, u nang, thủy đậu.
  • Sẹo lõm do chấn thương:  tổn thương mạnh và sâu làm mất đi lớp da phía trên, lớp cơ, mô mỡ và các cấu trúc bên dưới da. Lớp da mới hình thành sẽ không có lớp mô đệm bên dưới và lõm xuống.
  • Sẹo lồi: do sự tăng sinh quá mức của tế bào sợi mô liên kết và mô đàn hồi của da tại lớp trung bì trong quá trình làm lành các tổn thương da, đặc biệt ở những người có cơ địa sẹo lồi.
  • Sẹo co rút: do diện tích da tổn thương rộng lớn, khi lành sẹo da sẽ bị co rút,có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động nếu ở vị trí các khớp.
  • Sẹo mất sắc tố: thường gặp ở những người điều trị nám da, nốt ruồi hoặc mụn thịt bằng phương pháp laser hoặc đốt điện, không chỉ phá hủy cấu trúc bề mặt da mà còn tiêu huỷ sắc tố melanin ở vùng sẹo. 
  • Rạn da: do tăng cân quá nhanh, da quá khô hoặc tăng tiết estrogen trong thời kỳ mang thai đã phá vỡ lớp mô đệm collagen & elastin hình thành các vết sẹo rạn da ở những vùng da mỏng yếu. Các vết rạn có màu đỏ tía lúc đầu, sau chuyển sang màu trắng.

Nhiều người rất mặc cảm và tự ti với những người xung quanh vì những vết sẹo không mời mà đến. Tuy nhiên việc hiểu rõ nguyên nhân gây sẹo cũng như những phương pháp điều trị sẹo hợp lý sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng các vết sẹo.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 856 Lượt xem
Tin liên quan
Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà
Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà

Hắc lào hay nấm da là một bệnh về da do một nhóm nấm ăn keratin có tên là dermatophyte gây ra. Các loại nấm này phát triển trên da, tóc và móng vì đó là những khu vực có nhiều keratin của cơ thể.

Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng da bị phát ban ngứa khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây ra phản ứng dị ứng.

Cách trị rạn da bằng dầu dừa
Cách trị rạn da bằng dầu dừa

Dầu dừa và tất cả các sản phẩm bôi da khác đều không thể loại bỏ được rạn da. Nhưng dầu dừa có thể giúp cho làn da mềm mại, căng mịn và sáng hơn, nhờ đó khiến cho các vết rạn không còn lộ rõ.

11 cách trị rạn da nên thử
11 cách trị rạn da nên thử

Có rất nhiều phương pháp trị rạn da, từ các sản phẩm bôi ngoài da cho đến các công nghệ điều trị xâm lấn. Mặc dù các sản phẩm bôi da đều không thể loại bỏ được hoàn toàn vết rạn nhưng có thể giúp rạn da mờ nhanh hơn.

Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?
Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?

Dầu dừa giàu axit lauric – một loại axit béo có thể làm dịu da bị kích ứng. Vì dầu dừa đã được nghiên cứu về công dụng giảm sưng tấy nên có thể loại dầu này cũng có hiệu quả đối với các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ trên mũi, má và bên dưới mắt.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây