1

Sẩn ngứa cục do côn trùng - bệnh viện 103

Do bị côn trùng đốt: ruồi vàng, bọ chét, đỉa, vắt, rệp, muỗi trên bệnh nhân có thể địa mẫn cảm dị ứng.

Thường gặp ở các đơn vị bộ đội đóng quân ở vùng rừng núi.

1.Sẩn ngứa cục do bọ chét

1.1 Giới thiệu về bọ chét ( puces).

  • Bọ chét còn gọi là bọ nhảy thuộc họ Aphaniptere dài 2 -3 mm mình dẹt, có vòi hút, không có cánh, có 3 đôi chân, đôi chân sau dài để nhảy, nhảy xa được 8 mét.
  • Sinh sản vào 4- 10 ( tháng dương lịch) nhất là cuối xuân đầu hạ, mùa hoa xoan nở.
  • Ký sinh trên chó mèo, chim chuột, đống rơm rạ cạnh bếp, đống mùn rác, chuồng trâu, gà, chăn chiếu nhà sàn hay đốt lúc chập tối.

1.2. Lâm sàng.

  • Ngay sau khi bị đốt sẩn tịt giống nốt muồĩ đốt đường kính 2-3 mm hoặc 1-2 cm cao trên mặt da, đỏ ngứa nhiều, giữa có điểm rớm dịch trong, đầu khô  đóng vảy mầu nâu.
  • Sau 3- 4 ngày lặn để lại vết xẫm màu, khỏi, một số gãi ra nhiễm khuẩn có mủ, chợt loét một số lâu ngày thành sẩn cục cộm cứng, liken hoá, trung tâm sẩn cục có khi do gãi chợt da màu đỏ có vảy máu.
  • Có khi nhiều sẩn chi chít cụm lại thành đám hằn cổ trâu nhất là ở cổ chân.
  • Vị trí: Cổ chân, cẳng chân, quanh thắt lưng, mông, ít gặp ở cẳng tay, mặt.
  • Trên một bệnh nhân tổn thương có nhiều giai đoạn do bị đốt nhiều lần.

2. Sẩn cục do ruồi vàng.

2.1. Giới thiệu về ruồi vàng.

  • Ruồi vàng là côn trùng nhìn thoáng như con ruồi thuộc họ Simulides ở xứ ta là loại Simulium damnosum dài 2-5 mm có 2 cánh, 3 đôi chân, 2 râu, 1 vòi ngắn, mắt kép, đầu đen ngực vàng, bụng đen, có điểm lông vàng óng ánh.
  • Sinh sản hàng năm từ tháng 4-10, đẻ trứng dọc khe suối, dưới mặt lá rụnghay hòn đá có rêu nhô trên mặt nước, trứng nở thành ấu trúngau thành nhộng, cuối cùng thành ruồi.
  • Sống trong rừng cây rậm rạp ẩm ướt, khe suối, bay ra nhiều vào lúc 6-10 giờ sáng, 4-6 giờ chiều , bay rất em, đốt không đau, bay là là mặt đất 50- 60 cm, chỉ đốt vùng da hở,tầm hoạt động có thể bay xa 50 km.
  • Có độc tố làm tan huyết, gây tê, gây Histamine.

2.2. Lâm sàng.

  • Vị trí: vùng hở nhất là chi dưới, cẳng tay, mặt khi tắm bị đốt cả lưng, ngực.
  • Sau khi bị đốt để lại điểm châm kim rớm máu sau 5-30 phút nốt sẩn tịt như nốt muỗi đốt, cá biệt sưng vù như bị ong đốt, ngứa.
  • Sẩn tịt tồn tại 3-6 giờ có khi 7-10 ngày càng gãi càng ngứa, càng nổi lên, do gãi trợt ra nhiễm khuẩn có mủ vảy tiết, lành để lại sẹo sẫm màu.
  • Khoảng 10% sẩn tịt dần dần cứng cộm, dày cứng thành sẩn cục bằng hạt đỗ, hạt ngô. Có khi các sẩn cục chi chít thành đám cộm liken hoá, ngứa dữ dội, tiến triển dai dẳng.

2.3. Điều trị, dự phòng bệnh sẩn ngứa cục do côn trùng.

2.3.1 Tại chỗ:

  • Sẩn tịt ban đầu: nặn nhẹ ra máu, chấm cồn I ốt 1%, dầu cao sao vàng, xát lá ngải cứu, tránh gãi nhiễm khuẩn.
  • Sẩn tịt lở loét nhiễm khuẩn: chấm dung dịch yarish, nitrat bạc 0,25%, bôi thuốc màu, mỡ kháng sinh.
  • Sẩn cục cứng: khó điều trị.Chấm axit tricloracctic 33%, đốt điện, phẫu thuật cắt bỏ, áp tuyết cacbonic (CO2), Laser CO2 hoặc tiêm 0,2 ml triamcinolon acetonid dưới sẩn cục.
  • Bôi mỡ Saliscylic 5-10%, mỡ kháng sinh, mỡ Corticoid.

2.3.2. Toàn thân:

  • Chống ngứa kháng Histamine tổng hợp .
  • Vitamin C, Cloruacanxi tiêm tĩnh mạch chậm.
  • Nivaquin  trong một số trường hợp giảm bệnh rõ rệt.
  • Một số trường hợp sẩn ngứa nặng cho uống một đợt corticoid

2.3.3. Phòng bệnh:

  • Tổng vệ sinh dọn dẹp  nhà ở doanh trại, phun DDT, diệt chuột, phơi nắng quần áo, chăn chiếu.
  • Giặt quần áo chăn chiếu .
  • Bôi thuốc chống côn trùng đốt,mặc quần áo dài tay, chít ống tránh côn trùng đốt.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 861 Lượt xem
Tin liên quan
Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?
Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?

Dầu dừa giàu axit lauric – một loại axit béo có thể làm dịu da bị kích ứng. Vì dầu dừa đã được nghiên cứu về công dụng giảm sưng tấy nên có thể loại dầu này cũng có hiệu quả đối với các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ trên mũi, má và bên dưới mắt.

Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ
Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ

Có rất nhiều biện pháp đơn giản và tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ. Một số biện pháp còn sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà như dầu dừa, trà xanh, nghệ và mật ong. Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng thì có thể chỉ cần những biện pháp này là đủ để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh bùng phát mà không cần phải dùng thuốc.

Các loại vitamin và khoáng chất giúp giảm mụn trứng cá
Các loại vitamin và khoáng chất giúp giảm mụn trứng cá

Có nhiều loại mụn trứng cá, gồm có mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn mủ, mụn bọc và mụn nang… Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà mụn trứng cá được điều trị bằng các phương pháp khác nhau, chẳng hạn như sử dụng một số loại vitamin và khoáng chất.

Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng da bị phát ban ngứa khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây ra phản ứng dị ứng.

Axit béo omega-3 có thể giúp trị mụn trứng cá
Axit béo omega-3 có thể giúp trị mụn trứng cá

Bên cạnh các lợi ích chính, axit béo omega-3 còn được cho là có thể giúp trị mụn trứng cá nhờ có tác dụng chống viêm.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây