1

PHÒNG TRÁNH SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM NHƯ THẾ NÀO?

Suy dinh dưỡng dù được chữa khỏi song vẫn để lại rất nhiều hệ quả về tiêu hóa cũng như phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Vì vậy, tốt nhất là ba mẹ có các biện pháp để bảo vệ con yêu khỏi suy dinh dưỡng ngay từ ban đầu.

? Cung ứng lương thực thực phẩm đầy đủ cho trẻ

Tại các vùng ngoại thành, vùng ven và nông thôn, đây vẫn còn là vấn đề nghiêm trọng đe dọa đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em.

? Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài 18-24 tháng

Sữa mẹ luôn là thức ăn đầu đời hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và là thức ăn tốt, được trẻ chấp nhận trong giai đoạn sau. Sữa mẹ ngoài cung cấp chất dinh dưỡng còn cung cấp các yếu tố chống lại bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nhiễm trùng.

? Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng bữa ăn hợp lý

Tập cho trẻ ăn dặm khi bắt đầu 4-6 tháng tuổi. Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất), không kiêng khem, duy trì sữa mẹ trong thời gian dưới 2 tuổi. Nếu sữa mẹ không đủ, lựa chọn loại sữa thay thế phù hợp.

? Vệ sinh an toàn thực phẩm

Là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ trẻ tránh các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giun sán... Chọn lựa thực phẩm tươi cho trẻ, tránh bảo quản dài ngày trừ trường hợp có tủ cấp đông đúng quy cách, hạn chế cho trẻ dùng các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, nấu nướng thức ăn chín kỹ.

? Theo dõi biểu đồ tăng trưởng cho trẻ hàng tháng

Nhằm phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng hoặc các nguy cơ nếu có và can thiệp sớm.

? Ngừa và trị bệnh

Điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy... không lạm dụng kháng sinh mà chỉ dùng kháng sinh đủ liều, đủ thời gian, chăm sóc dinh dưỡng tích cực trong thời gian bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bệnh. Ngoài ra, mẹ nhớ tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng cho trẻ trên 2 tuổi để bảo vệ bé khỏi các bệnh lý nhiễm trùng, giun sán.

-----

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông - Nâng niu từng sự sống

Số 9 Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 1900 1806

? Cấp cứu: 0833 015 115

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Đậu Phộng: Giá Trị Dinh Dưỡng, Lợi Ích Và Tác Hại Đối Với Sức Khỏe
Đậu Phộng: Giá Trị Dinh Dưỡng, Lợi Ích Và Tác Hại Đối Với Sức Khỏe

Đậu phộng rất giàu protein, chất béo và nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy đậu phộng thậm chí còn có ích cho việc giảm cân và giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Cà chua: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Cà chua: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Cà chua là một trong những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lycopene chính trong chế độ ăn uống. Chất này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm có giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.

Cà rốt: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe
Cà rốt: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe

Ăn cà rốt giúp làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch và cải thiện sức khỏe của mắt. Ngoài ra, loại củ này còn có ích cho việc giảm cân.

Thịt bò: Giá trị dinh dưỡng và những tác động đến sức khỏe
Thịt bò: Giá trị dinh dưỡng và những tác động đến sức khỏe

Thịt bò nạc rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất sắt và kẽm. Do đó, ăn thịt bò ở mức độ vừa phải là một điều được khuyến khích trong chế độ ăn uống lành mạnh.

Yến mạch: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Yến mạch: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc lành mạnh nhất và là nguồn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật cần thiết cho cơ thể.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây