1

Phòng bệnh uốn ván trẻ sơ sinh - Bệnh viện Bạch Mai

Đặc điểm bệnh uốn ván trẻ sơ sinh

Trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani tiết ra một loại ngoại độc tố mà các nhà khoa học đã tách ra về mặt hóa học gồn hai thành phần, một thành phần có tác dụng gây tan máu gọi là tetanolysin không có ý nghĩa lâm sàng và một thành phần gây co giật các cơ gọi là tetanospasmin; thực tế các triệu chứng cơ bản của bệnh uốn ván là do tetanospasmin gây ra.

Độc tố này tan trong nước, bị phá hủy khi đun nóng lên 70oC, có độc lực rất mạnh; chỉ cần một liều nhỏ khoảng 1/50.000ml là cũng đủ làm chết một con chuột. Thực nghiệm cho thấy độc tố đi từ vết thương có trực khuẩn uốn ván qua máu hoặc bạch huyết vào các trục của dây thần kinh ngoại vi rồi bám vào các trung tâm thần kinh.

Các nhà khoa học đều nhận thấy ái tính cao của độc tố uốn ván với tế bào thần kinh và khi độc tố đã bám vào tế bào thần kinh thì không thể tách ra được, điều này là cơ sở rất quan trọng trong điều trị.

Trong uốn ván rốn trẻ sơ sinh, trực khuẩn Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể của trẻ ở rốn qua vết cắt bằng dụng cụ có mang nha bào uốn ván như dao, kéo hoặc do bông băng không được tiệt trùng tốt.

Ở nước ta bệnh uốn ván rốn vẫn còn gặp ở vùng nông thôn, miền núi do điều kiện tiệt trùng kém khi hỗ trợ sinh sản, thậm chí xử trí can thiệp không bảo đảm yêu cầu vệ sinh ở những trẻ bị đẻ rơi.

Triệu chứng lâm sàng 

Uốn ván trẻ sơ sinh có thời kỳ ủ bệnh trung bình khoảng 5 - 12 ngày, đôi khi các triệu chứng xuất hiện sớm vào ngày thứ 2 hoặc muộn hơn đến ngày thứ 18.

  • Bệnh khởi đầu với triệu chứng cứng hàm do cơ hàm bị co cứng, trẻ không há được miệng để bú sữa.
  • Sau đó các cơ mặt, cổ, lưng, tứ chi đều trong trạng thái co cứng; trẻ nằm cứng đờ, tay nắm chặt, chân duỗi thẳng, nét mặt đau khổ đặc biệt với dấu hiệu trán nhăn, môi chúm lại, hai mép bị kéo lên trên.
  • Trong tình trạng cứng đờ, trẻ có những cơn kịch phát gây co giật, thở không đều, da tím tái.
  • Các cơ co giật có thể ngắn hoặc dài, nhanh hoặc chậm. Những cơn kịch phát này có thể gây ngừng thở nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Những cơn kịch phát tự nhiên xuất hiện thường do sự kích thích của tiếng động, ánh sáng...
  • Ngoài các triệu chứng chính đã nêu, đa số trường hợp trẻ đều bị sốt; một số có thể sốt trên 41oC, một số khác lại có thân nhiệt xuống dưới 35oC và những rối loạn thân nhiệt như vậy có tiên lượng xấu.
  • Đồng thời rốn bao giờ cũng bị nhiễm trùng nên ướt, chảy nước vàng hoặc có mủ
  • Một số trẻ có triệu chứng viêm tấy đỏ.

Về xét nghiệm

Do tình trạng nhiễm khuẩn rốn nên bạch cầu máu tăng, nhất là tăng bạch cầu đa nhân trung tính; việc xét nghiệm tìm trực khuẩn uốn ván ở rốn không cần thiết.

Chẩn đoán 

Chẩn đoán bệnh uốn ván sơ sinh chủ yếu căn cứ vào các triệu chứng thực thể như cứng hàm, co cứng toàn thân, co giật từng cơn với dấu hiệu ngạt thở và nét mặt đau đớn rất đặc biệt của trẻ. 

Điều trị bệnh uốn ván trẻ sơ sinh

Nhằm mục đích:

  • Trung hòa độc tố uốn ván còn lưu hành ở trong máu
  • Săn sóc trẻ sơ sinh trong thời gian độc tố còn bám vào tổ chức thần kinh
  • Điều trị vết thương rốn có trực khuẩn uốn ván gây bệnh.

Chủ yếu việc điều trị bệnh uốn ván trẻ sơ sinh bao gồm các phương pháp điều trị đặc hiệu, điều trị cơn co giật, nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ.

Điều trị đặc hiệu bằng cách tiêm huyết thanh chống uốn ván.

Việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ cũng cần được quan tâm, phải đặt trẻ trong lồng ấp có nồng độ oxy và nhiệt độ thích hợp; nếu không có lồng ấp phải đặt trẻ trong một phòng yên tĩnh, ít ánh sáng. Không nên lay động hoặc bế ẳm trẻ để tránh các cơ co giật.

Nếu không có điều kiện nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, nên đặt ống thông mũi-dạ dày ngay sau khi vào bệnh viện để có thể bơm sữa mẹ và cho uống thuốc kháng sinh, vitamin...

Tiêm chủng vắcxin cho người mẹ để phòng bệnh uốn ván cho trẻ sơ sinh là biện pháp hiệu quả

Điều trị vết thương ở rốn bằng cách rửa sạch rốn nhiễm trùng với nước oxy già và dùng kháng sinh. Kháng sinh chỉ có tác dụng kiềm chế trực khuẩn uốn ván nhưng không kiềm chế được việc sản xuất độc tố của vi khuẩn, đồng thời kháng sinh cũng có thể điều trị được tình trạng bội nhiễm.

Các biện pháp phòng bệnh

  • Phải loại trừ một số tập quán, thói quen sinh đẻ, đỡ đẻ phản khoa học
  • Cần cải thiện điều kiện vệ sinh của các cơ sở y tế ở tuyến đầu nhất là phòng sinh của các nhà hộ sinh.
  • Đồng thời cần trang bị đầy đủ các phương tiện đỡ đẻ và phương tiện tiệt trùng theo quy định của ngành y tế; phải theo dõi tốt phụ nữ có thai, tránh tình trạng sinh đẻ tại nhà và trường hợp đẻ rơi
  • Phải đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để có nữ hộ sinh lành nghề; tiêm chủng vắcxin đầy đủ cho trẻ em, đối với trẻ sơ sinh mắc bệnh uốn ván ngoài việc tiêm huyết thanh chống uốn ván cần tiêm giải độc tố uốn ván
  • Đối với sản phụ chưa lần nào tiêm vắcxin phòng bệnh uốn ván thì tốt nhất là tiêm lần thứ nhất vào tháng thứ ba đến tháng thứ năm của thời kỳ thai nghén, lần thứ hai vào tháng thứ sáu hoặc tháng thứ bảy.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Bạch Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1233 lượt xem

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  957 lượt xem

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1025 lượt xem

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  857 lượt xem

Bác sĩ cho em xin lời khuyên về bệnh tăng động ở trẻ em

Con em đi tiêm phòng về và có bị sốt. Từ khi hết sốt thì con có triệu chứng chậm phát triển. Đến nay con 4 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói. Cơ thể yếu rất dễ bị ốm. Chạy nhảy liên tục không thể ngồi yên được một chỗ. Không hiểu được lời người lớn nói gì. Xin bác sĩ cho em xin lời khuyên và cho e xin biẹn pháp với ạ

  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  894 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 722 Lượt xem
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 698 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 857 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 3 năm trước
 971 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 692 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh Nấm Da (Ringworm) Ở Trẻ Sơ Sinh
Bệnh Nấm Da (Ringworm) Ở Trẻ Sơ Sinh

Nấm da phổ biến nhất ở trẻ em trên 2 tuổi, nhưng trẻ sơ sinh và người lớn cũng có thể mắc phải.

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là gì? Biểu hiện của bệnh này như thế nào? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh

Vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bệnh cúm ở trẻ sơ sinh
Bệnh cúm ở trẻ sơ sinh

Trẻ em dưới 5 tuổi - đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi - có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng nếu bị cúm. Mỗi năm khoảng 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện vì các biến chứng của cúm như viêm phổi.

6 bệnh trẻ sơ sinh hay mắc nhất và cách xử lý
6 bệnh trẻ sơ sinh hay mắc nhất và cách xử lý

Chẳng cha mẹ nào có thể yên lòng khi con mình bị ốm, thậm chí họ còn không muốn nghĩ đến trường hợp này một chút nào. Tuy nhiên, một số bệnh nhất định rất thường xảy ra với trẻ trong năm đầu, và gần như trẻ thường xuyên bị.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây