1

Sàng lọc và phát hiện sớm bệnh tăng cholesterol máu có tính gia đình ở trẻ em - Bệnh viện Bạch Mai

Rất nhiều cháu nhỏ tuy mới 5-7 tuổi nhưng đã bị xơ vữa động mạch vành, có em bé 9 tuổi đã phải đặt 2 stent…Đó là những biến chứng điển hình của bệnh tăng cholesterol máu có tính gia đình đã không được phát hiện và điều trị từ sớm.

Chia sẻ tại buổi họp báo với chủ đề “Giữ gìn trái tim khỏe với sàng lọc và phát hiện sớm bệnh tăng cholesterol máu có tính gia đình ở trẻ em” vào chiều 14/11, PGS.TS Phạm Mạnh Hùng - Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, BV Bạch Mai cho biết:

PGS Hương cho biết mắc căn bệnh này, các em tuy nhỏ chỉ từ 5 đến 9 tuổi nhưng chỉ số cholesterol máu cao như những người 50 - 60 tuổi. Nếu không được kiểm soát, điều trị kịp thời, sẽ gây xơ vữa, tắc các mạch máu gây biến chứng mạch vành, nhồi máu não, suy thận…Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán, điều trị kịp thời, kiểm soát được các biến chứng, các em sẽ có một trái tim khỏe. Trong giai đoạn từ 2015 – 2018 Viện tim mạch theo dõi hơn 40 bệnh nhân, đã kịp thời xử trí một số biến chứng của rối loạn lipid máu cho các cháu.

Ca bệnh

GS.TS Đỗ Doãn Lợi, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia cho biết, trường hợp hai chị em H.T.T (17 tuổi) và H.T.M (11 tuổi) ở Ninh Bình cùng mắc bệnh, người em đã phải đặt 2 stent mạch vành từ khi 9 tuổi. GS. TS Đỗ Doãn Lợi cho biết thêm: Các nghiên cứu gần đây cho thấy nguy cơ biến cố tim mạch sớm ở bệnh nhân mắc bệnh FH cao gấp 10-13 lần so với người không mắc bệnh FH. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh FH thể đồng hợp tử, nếu không được điều trị hạ lipid máu tích cực, bệnh nhân có nguy cơ tử vong trước 35 tuổi do nhồi máu cơ tim. Đối với những bệnh nhân thể dị hợp tử, nếu không điều trị 30-50% bệnh nhân sẽ bị nhồi máu cơ tim, đau ngực không ổn định trước 55 tuổi (với nam), trước 60 tuổi (với nữ).

Để chẩn đoán xác định FH, cần thăm khám để phát hiện dấu hiệu lắng đọng cholesterol tại các mô cơ thể (u mỡ ở da, gân, dây chằng, vòng giác mạc...), xét nghiệm lipid máu cơ bản (cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C, triglycerid) và xét nghiệm gen đột biến.

Theo khuyến cáo của Hội xơ vữa mạch thế giới và Hội xơ vữa mạch Châu Âu, những người có khả năng cao mắc bệnh FH là những người mà chính bản thân họ hoặc người thân cùng huyết thống có các biểu hiện sau:

  • Xơ vữa mạch máu sớm (bệnh mạch vành
  • Tai biến mạch não
  • Hẹp trên van động mạch chủ) - nam trước 55 tuổi, nữ trước 60 tuổi
  • U mỡ ở da, gân, dây chằng
  • Dấu hiệu vòng giác mạc trước 45 tuổi
  • Tăng cholesterol máu...

Điều trị

Hiện nay, với sự tiến bộ của y học, bệnh mạch vành do FH có thể được ngăn chặn nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và điều trị hạ lipid máu tích cực.

Các biện pháp điều trị bao gồm:

  • Chế độ ăn kiêng chất béo
  • Sử dụng thuốc hạ lipid máu
  • Trao đổi huyết tương và phân tách chọn lọc LDL-C trong máu. 

Tại Việt Nam, Viện Tim Mạch Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở y tế đầu tiên xây dựng thực hiện chương trình quản lý bệnh FH với sự tham gia trực tiếp của các chuyên gia y tế đầu ngành trong nước và hỗ trợ của các nhà khoa học có uy tín trên thế giới.

Hôm nay, 40 bệnh nhân cũ trong chương trình đều được các bác sĩ khám, làm xét nghiệm và tư vấn. Tất cả các cháu cũng đều được nhận những phần quà ý nghĩa từ các nhà hảo tâm. Hai cháu có hoàn cảnh khó khăn đã nhận được 2 phần quà đặc biệt của cô Xuân An, trị giá 10 triệu đồng.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Bạch Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  810 lượt xem

Bác sĩ cho em xin lời khuyên về bệnh tăng động ở trẻ em

Con em đi tiêm phòng về và có bị sốt. Từ khi hết sốt thì con có triệu chứng chậm phát triển. Đến nay con 4 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói. Cơ thể yếu rất dễ bị ốm. Chạy nhảy liên tục không thể ngồi yên được một chỗ. Không hiểu được lời người lớn nói gì. Xin bác sĩ cho em xin lời khuyên và cho e xin biẹn pháp với ạ

  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  832 lượt xem

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1139 lượt xem

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  888 lượt xem

Các sản phẩm từ sữa có làm tăng tình trạng nghẹt mũi không?

Bé nhà tôi bị nghẹt mũi. Không hiểu các sản phẩm từ sữa có làm tăng tình trạng nghẹt mũi của bé không, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  691 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 3 năm trước
 12198 Lượt xem
Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời 09:29
Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời
- Tại sao ngay sau sinh cần sàng lọc sơ sinh, trong khi đã thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc trong thai kỳ?- Sàng lọc sơ sinh có ý...
 3 năm trước
 646 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 626 Lượt xem
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 644 Lượt xem
Tin liên quan
Tăng bạch cầu đơn nhân ở trẻ (Mononucleosis –  bệnh do những nụ hôn)
Tăng bạch cầu đơn nhân ở trẻ (Mononucleosis – bệnh do những nụ hôn)

Tăng bạch cầu đơn nhân còn được gọi là bệnh Mono hoặc bệnh do những nụ hôn vì lây truyền qua nước bọt – thường gặp ở thanh thiếu niên và người trưởng thành. Tuy nhiên, trẻ nhỏ cũng có thể nhiễm bệnh này nếu dùng chung thìa, bát đũa hoặc được một người họ hàng đang nhiễm virut âu yếm.

Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?
Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?

Có một số người băn khoăn là Vắc - xin viên gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không? Hãy tìm hiểu qua bài viết đưới đây để cùng có câu trả lời nhé!

Câu chuyện về bệnh đậu mùa, từ “chủng đậu” sang vắc xin
Câu chuyện về bệnh đậu mùa, từ “chủng đậu” sang vắc xin

Đưa vi khuẩn vào cơ thể để tạo miễn dịch - ý tưởng chính từ việc tiêm chủng – dường như có vẻ là một ý tưởng hiện đại, nhưng thực tế nó đã trải qua hàng thế kỷ. Lịch sử thú vị của bệnh đậu mùa đã tiết lộ khoảng thời gian áp dụng ý tưởng tuyệt vời này.

Bệnh sốt tinh hồng nhiệt ở trẻ nhỏ
Bệnh sốt tinh hồng nhiệt ở trẻ nhỏ

Bệnh sốt tinh hồng nhiệt xuất hiện ở trẻ từ 5-15 tuổi, hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Ngày nay, bệnh có thể điều trị bằng kháng sinh và ít nguy hiểm hơn so với trước đây.

Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây