PHÁC ĐỒ TIÊM VÀ TIÊM NHẮC VẮC-XIN PHẾ CẦU PREVENAR 13
Trẻ em từ 2-6 tháng tuổi:
- Mũi 1: Là mũi tiêm đầu tiên, có thể bắt đầu khi trẻ được 6 tuần tuổi;
- Mũi 2: Cách mũi đầu tiên tối thiểu 1 tháng;
- Mũi 3: Cách mũi thứ 2 tối thiểu 1 tháng;
- Mũi nhắc lại: Tiêm khi trẻ được 11-15 tháng tuổi và cần cách mũi thứ 3 tối thiểu 2 tháng.
Trẻ từ 7-11 tháng tuổi (chưa tiêm phế cầu trước đó):
- Mũi 1: Là mũi tiêm đầu tiên của trẻ trong khoảng thời gian 7-11 tháng tuổi;
- Mũi 2: Tiêm cách mũi đầu tiên tối thiểu 1 tháng;
- Mũi nhắc lại: Tiêm khi trẻ được trên 1 tuổi và cách mũi thứ 2 tối thiểu 2 tháng.
Trẻ từ 12-23 tháng tuổi (chưa tiêm phế cầu trước đó):
- Mũi 1: Là mũi tiêm đầu tiên của trẻ trong khoảng thời gian 12-23 tháng tuổi;
- Mũi nhắc lại: Tiêm cách mũi đầu tiên tối thiểu 2 tháng.
Trẻ trên 24 tháng tuổi và người lớn:
Tiêm 1 mũi duy nhất.
Tuân thủ đúng phác đồ tiêm vắc-xin phòng phế cầu khuẩn sẽ giúp mỗi người tạo miễn dịch chủ động trước các căn bệnh nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra.
=====
Trung tâm Tiêm chủng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông mang đến cho quý khách sự hài lòng, dịch vụ chuyên nghiệp và sự an tâm khi tiêm chủng với:
Hệ thống phòng tiêm hiện đại, an toàn.
Các sản phẩm vắc xin tại Trung tâm luôn được chọn lọc kỹ lưỡng, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ từ các thương hiệu uy tín trong và ngoài nước.
Toàn bộ vắc xin trong hệ thống phòng tiêm được bảo quản nghiêm ngặt theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới WHO.
Đội ngũ bác sĩ khám sàng lọc và tư vấn được đào tạo chuyên biệt về tiêm chủng giàu kinh nghiệm.
Mỗi phòng tiêm đều trang bị các thiết bị bảo quản vắc xin hiện đại, đạt tiêu chuẩn.
Không gian phòng chờ trước và sau tiêm sang trọng, đầy màu sắc, tạo sự thân thiện với bé và gia đình.
Liên hệ tư vấn và đặt lịch: 19001806 .
-----
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông - Nâng niu từng sự sống
Số 9 Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 1900 1806
Tiêm chủng: 0911 615 115
Cấp cứu: 0833 015 115
Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?
- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1193 lượt xem
Bé chưa có phản ứng xấu với loại vắc xin nào, thì sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai?
- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 9 tháng tuổi, bé chưa bao giờ phản ứng xấu với một loại vắc xin nào. Bác sĩ cho tôi hỏi, điều đó có nghĩa là cháu sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai, phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1015 lượt xem
Trẻ em nên bị thủy đậu thay vì tiêm vắc xin, điều này có đúng không?
- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói trẻ em nên bị thủy đậu, thay vì tiêm vắc xin. Điều này có đúng không vậy? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1098 lượt xem
Con tôi bị phát ban 1 tuần sau khi tiêm vắc xin MMR, liệu có phải bé bị sởi không?
- Bác sĩ ơi, con tôi tự nhiên bị phát ban sau 1 tuần tiêm vắc xin MMR, như thế có phải cháu đã bị mắc sởi không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ! Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1092 lượt xem
Tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ nhiều hơn không?
- Con tôi tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ không, thưa bác sĩ? Tôi đọc nhiều tài liệu cho thấy trẻ tiêm vắc xin MMR dễ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ, nên tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ!
- 1 trả lời
- 1131 lượt xem
Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Viêm gan B không chỉ thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể bị mắc bệnh. Những trẻ bị nhiễm bệnh hoặc là đã bị nhiễm khi ra đời hoặc nhiễm bệnh trong thời thơ ấu khi tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh.
Vắc xin Hib bảo vệ trẻ chống lại bệnh nhiễm khuẩn nặng, phần lớn ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Vi khuẩn có thể gây viêm nắp thanh quản (sưng nặng ở cổ họng gây khó thở), một dạng viêm phổi nghiêm trọng và một loại bệnh gọi là viêm màng não do vi khuẩn.
Vắc xin này bảo vệ chống lại các trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn, phần lớn xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm.
Tiêm phòng được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nặng, từ bệnh bại liệt và uốn ván đến bệnh sởi, quai bị, và cúm mùa. Nhiều người coi tiêm phòng là phần quan trọng nhất trong việc khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.