1

Nhiễm Chlamydia sinh dục - bệnh viện 103

1. Đại cương

Nhiễm chlamydia sinh dục là bệnh lây truyền qua đường tình dục ( bệnh hoa liễu)

1.1. Tác nhân gây bệnh là chlamydia Trachomatis ( C.T)

Đây là loại vi khuẩn Gram âm (-) ký sinh nội bào bắt buộc có chứa DNA và RNAphát triển qua hai hình thái giai đoạn ngoại bào và nội bào.

  • Thể cơ bản ( Elementary body- EB ) chịu được đã sống ngoại bào , bám vào mặt ngoài tế bào cảm thụ nhờ tác dụng thực bào vật chủ mà EB xâm nhập vào trong tế bào và biến thành thể lưới .
  • Thể lưới ( Reticulate body ) ( RB ) RB liên tiếp phân đôi trong tế bào chủ, các tế bào con lại phân hoá thành các EB nhỏ . khi tế bào chủ bị phá vỡ các EB được giải phóng sẽ xâm nhiễm vào các tế bào khác,

Chlamydia Trachomatis có 15 loại

  • L1, L2,L3 gây bệnh hột xoài ( Nicolas- favre ) Lymphogranulomavenerien( LGV)
  • A ,B, B1, C gây bệnh mắt hột.
  • D,E,F,H,I,J,K gây viêm kết mạc, viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung , viêm vòi trúng viêm trực tràng, viêm mào tinh, viêm phổi sơ sinh.

1.2. Đường lây:

Lây truyền qua đường tình dục với người bị bệnh , lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở.

2. Biểu hiện lâm sàng

2.1. Nhiễm Chlamydia ở nam giới

C.T là tác nhân chính gây viêm niệu đạo không do lậu ( Non gonococcal urethritis- N.G.U) – 30 – 60% N.G.U là do C.T. viêm niệu đạo do lậu thường có kèm theo  Chlamydia ( 35 – 90 % )

  • Viêm niệu  đạo do C.T. ở nam giới  75% số ca có triệu chứng lâm sàng . Các triệu chứng thường gặp , nhất là tiết dịch niệu đạo, đái khó, dấu hiệu viêm mào tinh hoàn và viêm tiền liệt tuyến. Triệu chứng lâm sàng tương tự bệnh lậu nhưng xuất hiện chậm hơn và triệu chứng nhẹ hơn , ủ bệnh 7-21 ngày .
  • Viêm niệu đạo sau lậu 70 – 80% là do Chlamydia.
  • Viêm mào tinh hoàn do C.T. đau phù nề 1 bên bìu , sốt, kèm theo viêm niệu đạo hoặc viêm mào tinh hoàn đơn thuần.
  • Viêm trực tràng do C.T. ( Chlamydia   Proctitis ) do giao hợp đồng giới nam, 50% có biểu hiện đau hậu môn trực tràng, ra máu, dịch nhày và ỉa lỏng.

2.2. Nhiễm Chlamydia ở nữ giới

Nhiễm C.T. viêm sinh dục nữ  có triệu chứng lâm sàng chiếm 30% số ca. Biểu hiện lâm sàng gồm viêm cổ tử cung mủ nhày , tiết dịch mủ âm đạo , đau bụng dưới, ra máu sau giao hợp hoặc giữa kỳ kinh nguyệt, đái buốt đái khó, và bệnh viêm chậu hông ( Pelvic inflammatory dísease – PID )

Viêm cổ tử cung ( Cervicitis ) 30 – 50% không có biểu hiện lâm sàng – các trường hợp có biểu hiện lâm sàng thấy : cổ tử cung  tiết dịch mủ nhày hoặc dịch trong, ra máu sau giao hợp chảy máu lốm đốm cả vùng xung quanh.

Lộ tuyến phì đại phù nề xung huyết cổ tử cung Swab test dương tính ( test quệt ) tăm bông quệt vào tử cung  có dịch tiết màu vàng, nhuộm > 30 bạch cầu / vi trường dầu . Nhuộm gram dịch tiết cổ tử cung thấy > 10 bạch cầu / trên 1 vi trường

  • Viêm niệu đạo
  • Tiết dịch niệu đạo
  • Lỗ niệu đạo đỏ phù nề , đái khó, đái  dắt
  • Kèm có tiết dịch cổ tử cung, có viêm cổ tử cung gợi ý là viêm niệu đạo do C.T
  • Viêm tuyến Bartholine –  Tuyến Bartholine có mủ , có khi kết hợp với lậu
  • Viêm nội mạc tử cung
  • Viêm vòi trứng triệu chứng nghèo nàn có thể dẫn đến hậu quả là chửa ngoài tử cung, vô sinh.
  • Bệnh viêm chậu hông ( PID ) là biến chứng nặng của nhiễm C.T đường niệu sinh dục – Phổ lâm sàng đa dạng gồm:
  • Viêm nội mạc tử cung, viêm vòi trứng, viêm phúc mạc chậu hông, viêm quanh ruột thừa , viêm quanh gan.

2.3. Nhiễm Chlamydia ở trẻ sơ sinh :

Lây khi cuộc đẻ đi qua sinh dục mẹ bị Chlamydia:

  • Viêm phổi do Chlamydia ở trẻ sơ sinh thường không sốt, ho giả ho gà và có đờm nhầy, Xquang thấy thâm nhiễm kẽ đối xứng, xét nghiệm tăng bạch ái toan, tăng gammaglobulin huyết , kháng thể IgM với Chlamydia – Xuất hiện 1 – 3 tháng sau khi chào đời, ho, thở nhanh, phổi có rales.
  • Viêm kết mạc : Viêm kết mạc xuất hiện trong vòng 5 – 15 ngày và thường bị 1 bên, bờ mi phù viêm có mủ, kết mạc đỏ tấy.

3. Xét nghiệm

Để chẩn đoán làm các xét nhiệm sau:

  • Nuôi cấy      70 – 80%      đặc hiệu > 99%
  • Kháng thể huỳnh quang trực tiếp ( DFA ) độ nhạy 65 – 70%
  • Phương pháp miễn dịch men ( EIA ) 50 – 65% ) > đặc hiệu 95 %
  • Phản ứng chuỗi Polymerase ( PCR )  và ligase chain reaction ( LCR ) độ nhạy 60-70 %. Độ đặc hiệu 95%.
  • Huyết thanh học Micro immuno fluorescene ( MIF )
  • Enzyme linked immunosorbent assay  ( ELISA )
  • NAATs xét nghiệm khuyếch đại Nucleic acid. bệnh phẩm và có thể dùng nước tiểu độ nhạy 85 – 90% độ đặc hiệu 98%

4. Điều trị 

  • Tetracyclin hoặc Macrolidis 500mg 4 viên/ngày x 14 ngày
  • Doxycyclin 100mg 2 viên / ngày x 7 – 10 ngày
  • Azithromycin 1g liều duy nhất.
  • Với PID và viêm quanh gan do Chlamydia điều trị mạnh hơn là cần thiết.

5.Phòng bệnh 

  • Khám kỹ và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Các bệnh nhân viêm niệu đạo không lậu và viêm cổ tử cung không do lậu  nên điều trị 1 đợt  bằng Erythromycin 500mg uống 4 viên / ngày hoặc Amoxicillin 500mg  3 viên / ngày 1 đợt 7 ngày.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 856 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng da bị phát ban ngứa khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây ra phản ứng dị ứng.

Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?
Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?

Dầu dừa giàu axit lauric – một loại axit béo có thể làm dịu da bị kích ứng. Vì dầu dừa đã được nghiên cứu về công dụng giảm sưng tấy nên có thể loại dầu này cũng có hiệu quả đối với các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ trên mũi, má và bên dưới mắt.

Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ
Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ

Có rất nhiều biện pháp đơn giản và tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ. Một số biện pháp còn sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà như dầu dừa, trà xanh, nghệ và mật ong. Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng thì có thể chỉ cần những biện pháp này là đủ để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh bùng phát mà không cần phải dùng thuốc.

Dầu dừa có thể điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không?
Dầu dừa có thể điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không?

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh về da phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một phương pháp điều trị viêm da cơ địa phổ biến là dùng thuốc bôi và kem dưỡng ẩm để làm dịu da và giảm các triệu chứng. Ngoài ra, các phương pháp tự nhiên như dầu dừa cũng đã được chứng minh là có thể giúp điều trị viêm da cơ địa.

Sử dụng dầu dừa để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Sử dụng dầu dừa để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Nhiều trẻ sơ sinh có những mảng dày cứng, màu vàng hoặc trắng giống như vảy trên da đầu. Những mảng này có thể xuất hiện ở bên dưới tóc, sau tai, trên trán, quanh nếp gấp da hoặc trên lông mày. Đó có thể là những dấu hiệu của viêm da tiết bã. Vấn đề này tuy vô hại nhưng nhìn rất khó chịu. Có nhiều cách để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh và một trong số đó là sử dụng dầu dừa.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây