Nguyên nhân gây bệnh Vẩy phấn hồng? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Kính gửi bác sĩ. Em nay 25 tuổi bị bệnh Vẩy phấn hồng (Pityriasis Rosea) cách nay hơn 3 tháng. Em điều trị lâu rồi hơn ba tháng mà vẫn không khỏi. Cứ uống thuốc vào là hết ngứa, hết thuốc là bị lại. Bác sĩ cho hỏi nguyên nhân gây bệnh là gì, trong trường hợp của em phải làm gì để hết bệnh. Mong phần tư vấn của bác sĩ. Em xin cảm ơn. (H.Đ.K)
Trả lời:
Chào bạn, Vẩy phấn hồng (Pityriasis rosea) là một bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên, nữ nhiều hơn nam, thường bắt đầu bằng một đốm hồng ban tróc vẩy to ở vùng ngực, bụng hay lưng và sau đó lan rộng khắp người.
Bệnh xảy ra nhiều nhất vào mùa xuân và mùa thu, thường tự khỏi sau 4-8 tuần không để lại dấu vết. Tuy nhiên, vì bệnh gây khó chịu và dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh ngoài da khác cũng có sang thương hồng ban tróc vẩy nên bệnh nhân cần phải được hướng dẫn xử trí đúng.
Nguyên nhân gây bệnh chính xác của vẩy phấn hồng vẫn chưa được xác định rõ. Người ta cho rằng có vai trò của sự nhiễm một vài chủng herpes virus như HHV6, HHV7. Tuy nhiên, người ta cũng không cho rằng bệnh có thể truyền nhiễm. Bệnh nhân được khuyến cáo nên đi khám bệnh khi có các triệu chứng đặc biệt sau:
- Xuất hiện mảng hồng ban rộng lớn, tróc vẩy ở vùng ngực, lưng, bụng.
- Có nhiều hồng ban xuất hiện tiếp theo khắp ngực, lưng, bụng hay có thể có thêm ở mặt, tứ chi.
Nếu bệnh nhân đã được chẩn đoán là bị vẩy phấn hồng mà sang thương vẫn không khỏi sau 3 tháng, cần phải đến tái khám bác sĩ chuyên khoa Da Liễu ngay.
Bạn đã được chẩn đoán là bị Vẩy phấn hồng mà sang thương vẫn không khỏi sau 3 tháng thì cần phải đến tái khám bác sĩ chuyên khoa Da Liễu ngay. Nếu có điều kiện vào Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể đến đăng ký khám bệnh chuyên Khoa Da Liễu tại bệnh viện chúng tôi. Bác sĩ chuyên khoa của
Bệnh viện sẽ xem bệnh trực tiếp và có chỉ định điều trị cụ thể. Thành thật xin lỗi quý bạn vì chúng tôi không thể hướng dẫn bệnh nhân điều trị chính xác qua thư tín khi chúng tôi chưa được xem bệnh trực tiếp.
Thân mến!
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng da bị phát ban ngứa khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây ra phản ứng dị ứng.
Có nhiều phương pháp để làm giảm nếp nhăn trên da và cải thiện tình trạng da. Việc lựa chọn một phương pháp phù hợp sẽ phụ thuộc vào loại da, nguyên nhân gây ra nếp nhăn và vị trí cần điều trị trên cơ thể.
Dầu dừa giàu axit lauric – một loại axit béo có thể làm dịu da bị kích ứng. Vì dầu dừa đã được nghiên cứu về công dụng giảm sưng tấy nên có thể loại dầu này cũng có hiệu quả đối với các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ trên mũi, má và bên dưới mắt.
Có rất nhiều biện pháp đơn giản và tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ. Một số biện pháp còn sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà như dầu dừa, trà xanh, nghệ và mật ong. Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng thì có thể chỉ cần những biện pháp này là đủ để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh bùng phát mà không cần phải dùng thuốc.
Dầu dừa đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong nấu ăn và ngoài ra, loại dầu này còn đang được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực làm đẹp nhờ có nhiều đặc tính có lợi, chẳng hạn như dưỡng ẩm, làm dịu da và bảo vệ tóc khỏi hư tổn. Thậm chí, dầu dừa còn được cho là có thể giúp làm giảm nếp nhăn.