Nguyên nhân gây bệnh mày đay - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Cách đây hơn một tháng em bị ngứa rất nhiều mà không rõ nguyên nhân, khi cào gãi thường để lại những vết trên da nhưng mất đi ngay trong vài phút. Em cũng đã đi khám bác sĩ nói em bị bệnh mề đay vẽ nổi và cho thuốc về uống không dặn dò gì thêm. Em uống thuốc thì không thấy ngứa nữa nhưng khi có vật gì chạm nhẹ lên da là có những vệt đỏ nổi lên .
Em được biết bệnh này khó chữa khỏi nếu không tìm ra nguyên nhân gây bệnh và được biết bệnh đường ruột có thể là nguyên nhân gây ngứa, cũng khoảng cách đây 1 tháng em hay cảm thấy đau bụng ở vùng thượng vị, ăn uống khó tiêu và hay bị tiêu chảy,em nghi ngờ bị bệnh giun sán. Hiện tại em đang băn khoăn không biết đó có phải là nguyện nhân gây ra bệnh không, nếu đúng thì có chữa khỏi được cả hai bệnh không? Kính mong các bác sĩ giúp em
Trả lời: Chào bạn, Bạn đã bị chứng "Mề đay mạn tính" là một bệnh lý khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau chứ không phải chỉ do ký sinh trùng, thức ăn hay do thời tiết. Nguyên nhân gây bệnh có thể còn do Thuốc, Kháng nguyên hô hấp (Phấn hoa, bụi, men mốc…), mày đay do bệnh nội tiết…
Mày đay có nhiều dạng như:
- Mày đay thông thường: Bệnh bắt đầu đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể với những sẩn phù có màu hồng, đặc biệt rất ngứa và có thể hợp lại thành mảng có giới hạn rõ lan rộng khắp người. Sau vài phút hay vài giờ thì lặn mất, không để lại dấu vết. Phát ban có thể lặn ở chỗ này và nổi ở chỗ khác.
- Da vẽ nổi: Còn gọi là mày đay giả. Nếu dùng một vật đầu tù cà nhẹ lên da, vài phút sau trên mặt da sẽ nổi gồ lên một vệt màu hồng. Có thể đi kèm nổi mày đay.
- Phù mạch (còn gọi là phù quincke): Nổi ban đột ngột làm sưng to cả một vùng (mí mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài, niêm mạc...), cho cảm giác căng nhiều hơn ngứa, có thể kèm theo nổi mày đay. Nếu phù ở lưỡi, thanh quản, hầu sẽ gây suy hô hấp, phải xử trí cấp cứu.
- Những dạng khác: sẩn nhỏ, sẩn mụn nước hay xuất huyết: Mày đay hay phù Quincke có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu.
Về điều trị, bạn có thể đến đăng ký khám bệnh ở bất cứ BV nào có chuyên khoa Da Liễu như: BV Da Liễu, BV ĐHYD Tp. HCM, BV Nguyễn Tri Phương, BV Hoàn Mỹ Sài Gòn... để được các Bác sĩ chuyên khoa xem bệnh trực tiếp và có hướng dẫn, theo dõi điều trị tuỳ theo tình trạng bệnh lý cụ thể của bạn.
Thân mến!
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng da bị phát ban ngứa khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây ra phản ứng dị ứng.
Có nhiều phương pháp để làm giảm nếp nhăn trên da và cải thiện tình trạng da. Việc lựa chọn một phương pháp phù hợp sẽ phụ thuộc vào loại da, nguyên nhân gây ra nếp nhăn và vị trí cần điều trị trên cơ thể.
Dầu dừa giàu axit lauric – một loại axit béo có thể làm dịu da bị kích ứng. Vì dầu dừa đã được nghiên cứu về công dụng giảm sưng tấy nên có thể loại dầu này cũng có hiệu quả đối với các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ trên mũi, má và bên dưới mắt.
Có rất nhiều biện pháp đơn giản và tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ. Một số biện pháp còn sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà như dầu dừa, trà xanh, nghệ và mật ong. Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng thì có thể chỉ cần những biện pháp này là đủ để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh bùng phát mà không cần phải dùng thuốc.
Dầu dừa đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong nấu ăn và ngoài ra, loại dầu này còn đang được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực làm đẹp nhờ có nhiều đặc tính có lợi, chẳng hạn như dưỡng ẩm, làm dịu da và bảo vệ tóc khỏi hư tổn. Thậm chí, dầu dừa còn được cho là có thể giúp làm giảm nếp nhăn.