Nguyên nhân dẫn đến đường huyết thấp và cách xử trí bệnh lý
1. Hạ đường huyết là gì?
Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu quá thấp (Glucose). Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể bạn. Tình trạng này thường liên quan đến điều trị bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, một loạt các tình trạng khác có thể gây ra hạ đường trong máu ở những người không mắc bệnh tiểu đường. Giống như sốt, hạ đường trong máu không phải là một căn bệnh. Nó là một dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe.
Cơ thể hấp thụ đường qua thức ăn có nhiều Carbohydrates như: gạo, khoai tây, bánh mì, ngũ cốc, sữa, trái cây, và các loại đồ ngọt. Đường tích trữ trong gan và mô dưới dạng glycogen và sẽ được phân hóa thành glucose để tạo năng lượng cho cơ thể.
2. Các yếu tố nguy cơ gây hạ đường huyết
Trong tất cả các cơ quan của cơ thể, não gần như phụ thuộc hoàn toàn vào đường (glucose). Hiếm khi, nếu thực sự cần thiết, não sẽ sử dụng ketone làm nguồn nhiên liệu, nhưng điều này không được ưa thích.
Não không thể tự tạo glucose và phụ thuộc 100% vào phần còn lại của cơ thể để cung cấp. Nếu vì một lý do nào đó, nồng độ glucose trong máu giảm (hoặc nếu nhu cầu của não tăng lên và nhu cầu không được đáp ứng) thì có thể có ảnh hưởng đến chức năng của não.
Mặc dù có những tiến bộ trong điều trị bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu thấp thường là yếu tố hạn chế trong việc kiểm soát lượng đường trong máu tối ưu, bởi vì nhiều loại thuốc có hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường có nguy cơ hạ thấp lượng đường trong máu quá nhiều, gây ra các triệu chứng của tình trạng này.
3. Nguyên nhân hạ đường huyết thấp
Các nguyên nhân gây hạ đường huyết thấp bao gồm các yếu tố sau đây:
3.1. Quản lý sai Insulin
Quá nhiều đường trong máu có thể khiến insulin tăng lên mức cao nhiều lần, điều này cuối cùng gây ra tình trạng kháng insulin (khi các tế bào ngừng đáp ứng với lượng insulin bình thường). Điều này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường hoặc các triệu chứng khác của hội chứng chuyển hóa trong một số trường hợp nhưng cũng góp phần làm biến động lượng đường trong máu ở những người không được coi là mắc bệnh tiểu đường.
3.2. Chế độ ăn kiêng
Tiêu thụ quá ít thực phẩm trong thời gian dài mà không đủ hoặc thiếu chất dinh dưỡng có thể góp phần gây hạ đường huyết. Ăn kiêng giảm cân cũng có thể gây ra các triệu chứng này, nó liên quan đến việc ăn các bữa ăn nhỏ hoặc bỏ bữa ăn hoàn toàn. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, tiêu thụ thực phẩm không phải là nguyên nhân phổ biến nhất được xác định cho các đợt hạ đường huyết nặng.
3.3. Sử dụng thuốc tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường thường được điều trị bằng thuốc để bù lại sức đề kháng với tác dụng bình thường của insulin - nói cách khác là hạ đường huyết cao.
Các loại thuốc có thể góp phần hạ đường huyết bao gồm chlorpropamide, glimepiride (Amaryl), glipizide (Glucotrol, Glucotrol XL), repaglinide (Prandin), sitagliptin (Januvia) và metformin.
3.4. Hoạt động thể chất quá sức
Tập thể dục quá sức hoặc không ăn gì sau khi tập thể dục có thể gây ra lượng đường trong máu thấp. Cơ bắp sử dụng glucose trong máu hoặc glycogen dự trữ để tự sửa chữa, vì vậy điều quan trọng là phải tiếp năng lượng sau khi tập luyện để ngăn ngừa các triệu chứng.
3.5. Các nguyên nhân khác
Mất cân bằng nội tiết tố, rối loạn tự miễn dịch, rối loạn ăn uống, suy tạng hoặc khối u ảnh hưởng đến mức độ hormone đều có thể ảnh hưởng đến cách giải phóng insulin, glucose được đưa vào tế bào và glycogen được lưu trữ.
Rượu làm tăng lượng đường trong máu, nhưng mức độ sau đó có thể giảm quá thấp. Uống nhiều rượu mà không ăn có thể ngăn chặn gan giải phóng glucose dự trữ vào máu. Từ đó gây hạ đường trong máu.
Thiếu hụt enzyme, một số yếu tố trao đổi chất có thể làm cho khó phân hủy glucose đúng cách hoặc để gan giải phóng glycogen khi cần thiết.
4. Triệu chứng và dấu hiệu của đường huyết thấp
Mức bình thường của glucose trong máu là từ 70 đến 100 mg / dL khi bệnh nhân đang nhịn ăn (không phải là ngay sau bữa ăn). Phản ứng sinh hóa của cơ thể đối với việc hạ đường huyết thường bắt đầu khi đường ở dưới 70 mg/dL.
Tại thời điểm này, gan bắt đầu giải phóng lượng glycogen tích trữ của mình để chuyển thành glucose (đường huyết) và các hormone được đề cập ở trên bắt đầu hoạt động.
Ở nhiều người, quá trình này xảy ra mà không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào. Lượng insulin được sản xuất cũng giảm trong nỗ lực ngăn chặn sự sụt giảm thêm glucose.
Mặc dù mỗi người có một số mức độ thay đổi khác nhau, hầu hết thường sẽ xuất hiện các triệu chứng báo hiệu lượng đường trong máu thấp khi mức đường huyết thấp hơn 50 mg / dL. Nhóm triệu chứng đầu tiên được gọi là adrenergic (hoặc giao cảm) vì chúng liên quan đến phản ứng của hệ thần kinh đối với hạ đường huyết.
Những người bị hạ đường huyết có thể gặp bất kỳ các triệu chứng của hạ đường huyết do tiểu đường bao gồm run rẩy, chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi và cảm thấy đói; tim đập nhanh, thị lực giảm, cáu gắt và da tái nhợt. Do đường là năng lượng cung cấp cho cơ thể nên người bệnh khi bị hạ đường huyết thường cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Trong trường hợp đường huyết giảm đột ngột sẽ gây ngất xỉu, động kinh nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê.
5. Biến chứng của hạ đường huyết xuống thấp
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường trong thời gian dài có thể gây mất ý thức, động kinh vì não cần đường để duy trì hoạt động. Một vài trường hợp dẫn đến tử vong.
Mặt khác, phải cẩn thận khi điều trị hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Các biện pháp điều trị hạ đường huyết có thể làm lượng đường trong máu tăng cao. Điều này cũng gây nhiều nguy hiểm và có thể gây thiệt hại cho dây thần kinh, các mạch máu và các cơ quan khác nhau.
6. Cách xử trí hạ đường huyết thấp
Mục tiêu xử trí hạ đường huyết là phát hiện sớm và điều trị hạ đường huyết ngay lập tức, bằng cách làm tăng đường huyết nhanh nhất tới mức an toàn nhằm giảm các biến chứng và cải thiện triệu chứng. Cũng cần tránh điều trị quá mức vì có thể làm tăng đường huyết và tăng cân.
Xử trí hạ đường huyết nên tuân theo "quy tắc 15/15":
- Đo đường huyết, nếu đường huyết <70 mg/dl (3,9 mmol/L), ăn hay uống thực phẩm chứa 15g Carbohydrate và đợi 15 phút, sau đó đo lại đường huyết. Nếu đường huyết vẫn < 70mg/dl (3,9 mmol/L), lập lại quy trình trên cho đến khi đường huyết > 100 mg/dl.
- Vì đường huyết có thể sẽ tiếp tục hạ trở lại sau khi đã uống hay ăn thực phẩm chứa carbohydrate, do vậy nên kiểm tra lại đường huyết mỗi 60 phút sau khi điều trị.
- Thức ăn tương đương 15g Glucose: 2 hoặc 3 viên đường, 1/2 ly nước trái cây bất kỳ nào, 1/2 ly nước ngọt, 1 ly sữa, 5 hay 6 viên kẹo, 15ml hay 1 thìa canh đường hay mật ong
Nếu hạ đường huyết gây lú lẫn, co giật, hôn mê:
- Xử trí tại nhà: tuyệt đối không được mở miệng bệnh nhân để đổ nước đường vào miệng, vì khi bệnh nhân hôn mê, việc này có thể làm dung dịch đường vào đường hô hấp và gây nguy hiểm, thậm chí tử vong.
- Tại bệnh viện: cần tiêm tĩnh mạch dung dịch glucose ưu trương 20 hoặc 30% hoặc truyền tĩnh mạch dung dịch glucose 5% hoặc 10%. Nếu có thể tiêm dưới da 1mg Glucagon.
Bệnh nhân bị tiểu đường, khi được tiêm Insulin, phải tiêm vào trước bữa ăn từ 1-2 giờ. Trước khi tiêm bệnh nhân nên ăn nhẹ một chút để tránh tình trạng người khó chịu, bủn rủn.
Trường hợp nghi ngờ có khối u tụy cần làm siêu âm, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, siêu âm nội soi... để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
7. Phòng bệnh hạ đường huyết thấp
Ăn uống điều độ, cân bằng các bữa ăn với lượng carbohydrate mà bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng chấp nhận. Ăn đủ lượng carbohydrate trước khi tập thể dục và ăn nhẹ trong lúc tập thể dục nếu cần thiết.
Ăn các bữa ăn nhẹ ngay khi lượng đường quá thấp hoặc khi gặp các triệu chứng của bệnh.
Kiểm tra lượng đường huyết dựa trên lịch mà bác sĩ yêu cầu.
Không phớt lờ những triệu chứng của bệnh hạ đường huyết hoặc trì hoãn việc điều trị bệnh hạ đường huyết vì bệnh có thể dẫn đến hôn mê và tổn thương não.
Không nản lòng nếu mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và mất thời gian điều chỉnh lượng insulin để được phép tập thể dục.
Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của mình.
Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê.
Khi xuất hiện các triệu chứng của hạ đường huyết, bạn nên nhờ người thân đưa đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để được cấp cứu kịp thời, đặc biệt là những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường để tránh gây ra những biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong. Những bệnh nhân mắc đái tháo đường có đối tượng có nguy cơ cao thường xuyên gặp phải căn bệnh này. Để xác định mình có mắc bệnh tiểu đường hay không, bạn nên khám sàng lọc tiểu đường để có những can thiệp điều trị kịp thời.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.
Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự như các hiện tượng mà chúng ta thi thoảng vẫn hay gặp phải nên thường khó phát hiện.
Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây ngộ độc sắt là do dùng viên uống sắt hoặc vitamin tổng hợp chứa sắt liều quá lớn. Điều này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ.
Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!