1

Người bệnh chấn thương sọ não cần chế độ dinh dưỡng như thế nào? - Bệnh viện 103

Chấn thương sọ não 

  • Chấn thương sọ não là tình trạng người bệnh bị tổn thương hộp sọ và các cấu trúc bên trong hộp sọ do nguyên nhân chấn thương, dẫn đến những rối loạn về tri giác, nhận thức, vận động, cảm giác giác quan và ngôn ngữ.
  • Tổn thương nguyên phát là những tổn thương xảy ra trong lúc chấn thương như chấn động não, nứt sọ, giập não.
  • Tổn thương thứ phát là những tổn thương xảy ra sau chấn thương, thường là các loại máu tụ trong hộp sọ cấp, bán cấp và mãn tính. 

Dinh dưỡng hỗ trợ phục hồi 

  • Người bệnh chấn thương sọ não thường có ý thức lơ mơ, vận động hạn chế, các triệu chứng tiêu hóa như chán ăn, mất cảm giác ngon miệng hay nghiêm trọng hơn là sặc nghẹn, khó nuốt. 
  • Dinh dưỡng đúng và đủ giúp người bệnh nhanh chóng bình phục sau chấn thương, tăng hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm tình trạng suy dinh dưỡng bệnh viện và hạn chế các nguy cơ có thể làm nặng hơn tình trạng của bệnh.
  • Người bệnh chấn thương sọ não có tình trạng tăng chuyển hóa, tăng tiêu hủy protein (hao mòn cơ, giảm miễn dịch,…); tăng đường huyết, tăng tỷ lệ nhiễm trùng và rối loạn chức năng đường tiêu hóa. 

Giai đoạn cấp tính (2-5 ngày đầu sau phẫu thuật):

  • Người bị chấn thương sọ não thời gian đầu thường nằm liệt một chỗ hoặc chỉ có thể di chuyển, cử động nhẹ. 
  • Nhu cầu năng lượng ở giai đoạn này được khuyến nghị ở mức 20 - 25 kcal/kg cân nặng/ngày - ước tính chỉ bằng khoảng 2/3 so với nhu cầu bình thường và tăng dần trong giai đoạn hồi phục.
  • Người bệnh nên ăn thành nhiều bữa trong ngày (5 - 6 bữa) và sử dụng các thực phẩm dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và giàu năng lượng như các loại cháo, súp, các sản phẩm từ sữa hay các loại sinh tố…
  • Các trường hợp bị khó ăn uống do liệt cơ hầu họng hoặc ý thức lơ mơ, việc nuôi dưỡng đường miệng có thể dẫn đến nguy cơ bị hít sặc, vì vậy dinh dưỡng qua đường sonde sẽ được chỉ định.

Giai đoạn hồi phục:

  • Nhu cầu năng lượng ở giai đoạn này được khuyến nghị ở mức 25 - 30 kcal/kg cân nặng/ngày.
  • Các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp người bệnh nhanh bình phục

Chất đạm (Protein)

  • Protein tham gia vào quá trình hình thành, duy trì và thay thế các tế bào trong cơ thể; tham gia vào thành phần cơ bắp, máu, bạch huyết, hormone, men, kháng thể, các tuyến bài tiết và nội tiết.
  • Vì vậy, protein có liên quan đến mọi chức năng sống của cơ thể trong đó có việc duy trì ở mức bình thường những chất dẫn truyền thần kinh.
  • Do đó, nhu cầu đạm của người bệnh bị chấn thương sọ não tăng 1,5 - 2 lần so với người bình thường.
  • Một số sản phẩm giàu protein như các loại thịt, cá, trứng, sữa hay nguồn đạm thực vật từ đậu đỗ cần được tích cực bổ sung một cách đa dạng trong thời kì này.

Omega 3

  • Omega 3 là một acid béo không no thiết yếu của cơ thể, tham gia vào cấu trúc màng tế bào, là thành phần quan trọng của mô thần kinh, cấu trúc màng nơ-ron và tham gia vào cơ chế cầm máu, phản ứng viêm, có ảnh hưởng tới các phản ứng miễn dịch.
  • Do vậy, việc bổ sung Omega 3 rất hữu ích cho người bệnh ngay sau chấn thương và trong khoảng thời gian dài chờ hồi phục; đặc biệt là giúp bảo vệ dây thần kinh và tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ suy mòn cơ.
  • Omega 3 có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu, cá bơn, dầu cá; quả bơ; các loại hạt như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt chia, bơ đậu phộng; các loại rau họ cải, đậu hà lan,...

Các Vitamin

  • Vitamin A - kích thích tổng hợp quá trình viêm, tăng sức đề kháng (có nhiều trong các loại quả màu vàng đỏ như đu đủ, gấc, cà rốt, bí ngô,... hay các loại rau màu xanh đậm như rau ngót, rau giền, rau muống, rau diếp…).
  • Vitamin C - chức năng vận chuyển oxy đến tế bào, tái tạo tế bào và hạn chế hình thành sẹo (thường được bổ sung từ các loại quả như ổi, cam, bưởi, xoài, dứa,… hay các loại rau như rau mùi, cần tây…).
  • Ngoài ra, vitamin K cũng là yếu tố cần thiết tham gia vào quá trình đông máu, giúp người bệnh cầm máu nhanh, ngăn ngừa mất máu quá nhiều khi có tổn thương. 

Các chất khoáng 

  • Bên cạnh các loại vitamin, một số khoáng chất như sắt, kẽm cũng đóng vai trò không nhỏ trong quá trình phục hồi của người bệnh. 
  • Thực phẩm giàu sắt, kẽm rất dễ gặp trong cuộc sống hàng ngày như các loại thịt đỏ, thủy hải sản, các loại hạt như đậu, đỗ,…
  • Canxi cũng là yếu tố được khuyến khích bổ sung giúp hỗ trợ trong quá trình hồi phục và tái tạo xương, có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa (như phomai, sữa chua,…), trứng, cải xoăn, cá biển…

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

cdxd ngắn có bị hội chứng người lùn không ạ

dạ chào bác sĩ . em bé hiện tại sa được 37 tuần . cdxd chi có 55 , 2kg1 vây có bị hội chứng người lùn k ạ

  •  1 năm trước
  •  0 trả lời
  •  489 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Vitamin D và các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bị viêm khớp dạng thấp
Vitamin D và các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bị viêm khớp dạng thấp

Bổ sung đủ vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác có thể giúp làm giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp và giảm nguy cơ biến chứng.

Hướng dẫn bổ sung vitamin D cho người bị bệnh đa xơ cứng
Hướng dẫn bổ sung vitamin D cho người bị bệnh đa xơ cứng

Những người bị bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis) sẽ cần bổ sung nhiều vitamin D hơn so với những người không bị bệnh này.

Người mắc bệnh thận mạn có thể cần bổ sung sắt
Người mắc bệnh thận mạn có thể cần bổ sung sắt

Thiếu sắt là một nguyên nhân phổ biến và có thể điều trị được của bệnh thiếu máu ở những người mắc bệnh thận mạn.

Sắt, folate và các chất dinh dưỡng khác mà phụ nữ thường bị thiếu hụt
Sắt, folate và các chất dinh dưỡng khác mà phụ nữ thường bị thiếu hụt

Những hiện tượng mà đa số mọi người đều từng gặp phải và vẫn nghĩ là bình thường như mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu hay hụt hơi… rất có thể là triệu chứng của thiếu hụt dinh dưỡng. Điều này có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng vì một vài lý do mà phụ nữ có nguy cơ thiếu một số vitamin và khoáng nhất cao hơn so với nam giới.

Cà chua: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Cà chua: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Cà chua là một trong những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lycopene chính trong chế độ ăn uống. Chất này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm có giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây