Ngón tay (chân) dùi trống và những điều cần biết
1. Ngón tay hình dùi trống là gì?
Ngón tay dùi trống là những thay đổi vật lý ở móng tay (đôi khi ở móng chân) do một hoặc một vài vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Tùy vào nguyên nhân, sự thay đổi ở ngón tay và móng tay có thể phát triển trong vòng vài tuần hoặc vài năm.
Ngón tay dùi trống là hiện tượng móng tay hoặc móng chân phát triển lớn hơn bình thường và có hình dáng như một chiếc thìa úp ngược, đầu ngón tay có xu hướng sưng tấy và chuyển sang màu đỏ. Đây là một tình trạng bất thường của ngón tay và móng tay.
Dấu hiệu ngón tay (chân) dùi trống được xác định như sau:
- Móng tay hoặc cả móng chân phát triển lớn hơn và tròn một cách bất thường
- Móng tay hình dùi trống thường có xu hướng cong xuống đáng kể, móng tay mọc lồi
- Giường móng trở nên mềm, tạo cảm giác xốp khi ấn lên móng.
- Đầu ngón tay bị sưng phồng, thường chuyển đỏ và có thể hơi nóng tại vị trí này
- Xuất hiện nếp nhăn của móng và da.
2. Chẩn đoán ngón tay dùi trống
- Góc giữa giường móng và móng tay thường là 160 độ nhưng khi góc này lớn hơn 180 độ là dấu hiệu ngón tay dùi trống
- Ở móng tay khỏe mạnh, tỷ lệ giữa chiều cao đốt xa ngón tay (DPD) và gian đốt ngón giữa xa (IPD) thường có kết quả nhỏ hơn 1. Nhưng khi tỷ lệ DPD/IPD > 1 là ngón tay dùi trống
- Dấu hiệu Schamroth: khi áp 2 mặt móng của 2 đầu ngón tay trỏ lại với nhau, khoảng trống giữa 2 móng rất nhỏ hoặc không có là ngón tay bình thường. Xuất hiện khoảng cách lớn là ngón tay dùi trống hay góc tạo bởi 2 mặt lớn hơn bằng 30 độ.
3. Cơ chế hình thành ngón tay dùi trống
Có nhiều giả thiết giải thích cơ chế sinh ra ngón tay dùi trống, tuy nhiên vẫn còn chưa rõ ràng. Giả thuyết được chấp nhận nhiều nhất hiện nay là giả thuyết liên quan đến tiểu cầu và các yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc tiểu cầu (gọi tắt là PDGF). Tuy nhiên, lại không giải thích được hiện tượng ngón tay dùi trống một bên và không áp dụng cho tất cả các trường hợp có sự xuất hiện của ngón tay dùi trống.
Ở người khỏe mạnh, một số đại bào thoát ra khỏi tuỷ xương nhưng bị chặn lại trước mao mạch phổi vì kích thước quá lớn, sau đó nó vỡ ra thành nhiều mảnh tiểu cầu ở phổi và trở thành tiểu cầu. Tuy nhiên khi có một shunt không đi qua mao mạch phổi, đại bào này có thể đi vào vòng tuần hoàn hệ thống và bị mắc kẹt lại ở mao mạch nhỏ tại vùng đầu ngón tay.
Khi đó chúng sẽ giải phóng PDGFs - yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc tiểu cầu, làm kết tập nhiều tế bào và thúc đẩy sự tăng sinh tế bào cơ và nguyên bào sợi, gây ra biểu hiện đặc trưng của ngón tay dùi trống.
Một giả thuyết khác cho rằng ngón tay dùi trống là do sự giãn mạch. Trong các bệnh tim bẩm sinh, các mô ở xa trung tâm như mô ở đầu chi thường không được cung cấp đủ oxy, khiến các mạch máu phải giãn to để tăng lượng máu đến nuôi và tăng lượng oxy cung cấp cho mô, lâu dần sẽ hình thành hiện tượng ngón tay dùi trống.
Tương tự như trên, trong ung thư phổi hoặc các loại ung thư khác, ngoài cơ chế giãn mạch do thiếu oxy ở mô, móng tay dùi trống còn do tình trạng ung thư tác động lên, tuy nhiên cơ chế tác động vẫn không rõ lắm. Trên thực tế, cơ chế giãn mạch không thể giải thích được trong các bệnh lý xơ gan, bệnh crohn, bệnh viêm loét ruột...
Một số nguyên nhân gây ra ngón tay hình dùi trống
- Ung thư: ung thư phổi (29% người bị ung thư phổi có dấu hiệu ngón tay dùi trống), Carcinoma phế quản, ung thư hạch lympho, u của màng phổi
- Nguyên nhân do phổi: xơ hóa nang, bệnh phổi Amiang, xơ hóa phổi, bệnh xương khớp phì đại do phổi, sarcoidosis
- Các bệnh tim: viêm nội tâm mạc, bệnh tim có tím, dị tật tim bẩm sinh
- Tiêu hóa: bệnh tiêu chảy phân mỡ, bệnh celiac (không dung nạp gluten), xơ gan, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.
- Nhiễm trùng: lao phổi, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, HIV
- Bệnh nội tiết: bệnh của tuyến giáp
- Những yếu tố khác: hiện tượng ngón tay hình dùi trống có thể tự phát sinh mà không bởi bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
- Yếu tố di truyền: nếu cha mẹ gặp phải tình trạng ngón tay dùi trống thì con cái sinh ra sẽ có 50% nguy cơ mắc bệnh.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Đã từ lâu, xông hơi trị cảm được nhiều người, nhiều thế hệ sử dụng như một biện pháp giải cảm và phòng ngừa bệnh cảm cúm. Tuy nhiên, không phải lúc nào biện pháp xông hơi trị cảm cũng nên được sử dụng.
Xét nghiệm sắt huyết thanh giúp phát hiện nồng độ sắt trong máu thấp hoặc cao hơn bình thường.
Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự như các hiện tượng mà chúng ta thi thoảng vẫn hay gặp phải nên thường khó phát hiện.
Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.