1

Mục tiêu điều trị Bệnh tiểu đường - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tôi  muốn hỏi bác sĩ là bệnh tiểu đường có thể chữa ở nhà được không? đường huyết 0,66g/L Cholesterol: 2,13g/L và triglyceride: 1,66g/L; HDL: 1,08g/L; LDL :0,7g/L có ý nghĩa thế nào? Bác sĩ có thể cho tôi lời khuyên về bệnh này? Mong nhận được hồi âm của bác  sĩ sớm. Chân thành cảm ơn.(B.T)

Trả lời: Chào bạn, bệnh đái tháo đường là một bệnh mãn tính, dễ gây ra nhiều biến chứng mãn tính (chủ yếu mạch máu lớn: tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, bệnh mạch máu ngoại biên; cũng như mạch máu nhỏ), cấp tính. Việc điều trị bệnh đái tháo đường bao gồm chế độ ăn kiêng hợp lý, luyện tập hoặc dùng kèm thuốc. Mục tiêu điều trị bệnh là kiểm soát đường huyết tốt nhằm ngăn chặn hay làm chậm xuất hiện biến chứng. Mục tiêu điều trị cụ thể như sau :

  

Lý  tưởng

Chấp nhận

Glucose máu đói

80-120mg/dL

< 130mg/dL

HbA1C

≤ 6,5%

≤ 7%

Cholesterol

≤  170 mg/dL

 

LDL

< 70 mg/dL

< 100 mg/dL

HDL

> 55 mg/dL nữ

 

Triglyceride

< 150 mg/dL

 

-  HbA1C được dùng để đánh giá kiểm soát đường huyết trong ba tháng trước đó. Hạ đường huyết khi glucose máu< 45-50 mg%

- Theo nghiên cứu UKPDS thì các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành trên bệnh nhân đái tháo đường theo thứ tự ưu tiên : LDL , HDL, HbA1C, tăng huyết áp tâm thu, hút thuốc lá.

Từ những thông tin trên thì đường huyết của bạn 0,66g/L là bình thường thấp, mức này có thể xem xét điều chỉnh chế độ ăn, luyện tập hoặc dùng thuốc hoặc cả  hai.

Bạn cần được kiểm tra thêm HbA1C để  xem đường huyết ba tháng vừa qua có được kiểm soát tốt hay không. Cholesterol : 2,13g/L và triglyceride: 1,66g/L là cao nhẹ. HDL : 1,08g/L v à LDL :0,7g/L là rất tốt. Bạn cần được tiếp tục dùng thuốc điều trị rối loạn lipde máu bằng nhóm statin và cần tái khám đều đặn và uống thuốc theo toa cũng như lời khuyên về chế độ ăn để bệnh được ổn định.

Thân ái!

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN 03:34
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN
Có 3 giai đoạn mà bệnh nhân đái tháo đường cần hết sức lưu ý: khi chưa có biến chứng, biến chứng tùy giai đoạn võng mạc đái tháo đường và đục thủy...
 3 năm trước
 727 Lượt xem
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG 03:32
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG
Đái tháo đường đã trở thành căn bệnh thế kỷ ngày nay với khoảng 425 triệu người mắc, và Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh đó.Người bệnh...
 3 năm trước
 752 Lượt xem
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG 05:33
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh lý nguy hiểm, nhưng nhiều người vẫn còn chủ quan....
 3 năm trước
 629 Lượt xem
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN? MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN? 01:21
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN?
Việc xác định phân loại bệnh đái tháo đường sẽ phục vụ công tác khám chữa bệnh nhanh...
 3 năm trước
 579 Lượt xem
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 03:24
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến mắt, thần kinh,...
 3 năm trước
 641 Lượt xem
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI CÓ SAO KHÔNG?? MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI CÓ SAO KHÔNG?? 04:25
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI CÓ SAO KHÔNG??
Đái tháo đường trong thai kỳ gây biến chứng nguy hiểm, chính vì vậy mẹ bầu cần lưu tâm chú ý đến sức khỏe và theo dõi trong suốt quá trình mang...
 3 năm trước
 631 Lượt xem
Tin liên quan
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 1: Những điều cần biết
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 1: Những điều cần biết

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1, đo đường huyết là một phần trong thói quen hàng ngày. Đây là một bước quan trọng để điều chỉnh liều lượng insulin và từ đó giữ cho lượng đường trong máu trong phạm vi lý tưởng. Tuy nhiên, đôi khi bệnh nhân bổ sung nhiều insulin hơn mức cần thiết. Điều này sẽ dẫn đến hạ đường huyết – tình trạng lượng đường trong máu thấp.

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh tiểu đường
Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh tiểu đường

Khi không được điều trị, các triệu chứng bệnh tiểu đường sẽ ngày càng nặng do lượng đường trong máu tăng cao kéo dài gây tổn hại đến các mô và cơ quan trong cơ thể. Vì bệnh tiểu đường thường không có dấu hiệu rõ rệt vào giai đoạn đầu nên nhiều người không để ý.

6 điều cần biết về liều insulin để điều trị bệnh tiểu đường
6 điều cần biết về liều insulin để điều trị bệnh tiểu đường

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường type 2 cần liệu pháp insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Đối với những người cần điều trị bằng insulin, bắt đầu ngay từ sớm hơn sẽ giúp làm giảm nguy cơ biến chứng. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, hãy dành một chút thời gian tìm hiểu về liệu pháp insulin và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến liều insulin cần sử dụng.

Các phương pháp điều trị thay thế dành cho người mắc bệnh tiểu đường
Các phương pháp điều trị thay thế dành cho người mắc bệnh tiểu đường

Duy trì lượng đường trong máu ổn định là điều rất quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Bên cạnh các phương pháp điều trị truyền thống như tiêm insulin hay dùng thuốc đường uống, người mắc bệnh tiểu đường còn có thể lựa chọn các phương pháp điều trị bổ sung và thay thế. Các phương pháp điều trị này giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần cho người bệnh.

Các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường
Các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường

Có nhiều loại thuốc để điều trị bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Mỗi loại thuốc có cơ chế tác dụng khác nhau nhưng đa số có chung mục đích là giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây