1

Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân

Tổn thương dây chằng chéo trước là thương tổn thường gặp nhất trong nhóm chấn thương khớp gối. Hàng năm, tại Mỹ khoảng 200.000 bị tổn thương dây chằng chéo trước và hơn nửa số đó phải điều trị bằng phấu thuật.

1. Dây chằng chéo là gì?

Khớp gối được tạo bởi 3 loại xương đó là:

  • Xương đùi
  • Xương chày
  • Xương bánh chè.

Để khớp gối chắc chắn và hoạt động nhịp nhàng thì cấu trúc xương phải ôm khít vào nhau, được bao bọc bởi bao khớp, cơ bắp ở phía trước, phía sau và dây chằng hai bên. Đặc biệt, ở giữa khớp có hai dây chằng nối hai đầu xương khiến chúng giữ chặt với nhau ở trung tâm khớp, gọi là dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau.

Trong đó, dây chằng chéo trước có vai trò quan trọng nhất, giúp cho khớp gối luôn chắc chắn. Tuy nhiên, dây chằng chéo trước khớp gối lại là dây dễ bị tổn thương nhất.

2. Nguyên nhân tổn thương dây chằng chéo trước

 

Tổn thương dây chằng chéo trước là một trong những chấn thương dây chằng khớp gối hay gặp nhất. Nguyên nhân thường gặp là:

  • Do tai nạn thể thao
  • Tai nạn giao thông
  • Thay đổi tư thế đột ngột ở người lớn tuổi.

Chức năng cơ bản của dây chằng chéo trước là chống sự chuyển động ra trước của xương chày và xoay trượt của gối.

Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân
Tổn thương dây chằng chéo trước do người già thay đổi tư thế đột ngột

3. Điều trị tổn thương dây chằng chéo trước

 

3.1 Khi nào cần phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau chấn thương?

Khi dây chằng chéo trước gối bị tổn thương, khớp gối sẽ lỏng. Trước đây, đa phần bác sĩ thường chờ đến khi người bệnh có dấu hiệu lỏng gối mới phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước.

Kết quả là thời gian phục hồi vận động khớp gối của bệnh nhân sau mổ kéo dài khoảng trên 6 tháng. Hiện nay theo y học, bác sĩ thường chỉ định mổ sớm, trước khi cơ đùi bị teo, nhằm giúp phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật tốt hơn.

3.2 Kỹ thuật mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân

Nguyên liệu dùng để tái tạo dây chằng chéo trước thường có nhiều loại như: Gân bánh chè, gân cơ chân ngỗng, gân cơ tứ đầu đùi chúng có thể là những mảnh ghép tự thân hay đồng loại với các kỹ thuật ghép khác nhau. Trong đó kỹ thuật tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân là một phương pháp đem lại kết quả tốt cho người bệnh.

Tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân là quá trình lấy mảnh ghép tự do của gân bánh chè, được lấy từ phần giữa gân bánh chè của bệnh nhân. Hai đầu mảnh ghép được giữ nguyên một phần xương bám gân.

Phẫu thuật nội soi tái tạo chằng chéo trước đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của trang thiết bị, kỹ thuật, phương tiện cố định mảnh ghép và sự đa dạng về chất liệu mảnh ghép. Mục tiêu của phẫu thuật là tái tạo lại dây chằng chéo trước giống với đặc điểm giải phẫu và chức năng của chằng chéo trước nguyên bản, nhằm phục hồi tối đa chức năng khớp gối.

3.2.1 Chỉ định và chống chỉ định phẫu thuật

Chỉ định ở các bệnh nhân:

  • Chẩn đoán xác định tổn thương dây chằng chéo trước với độ tuổi 17-45 tuổi.
  • Tổn thương dây chằng chéo trước với có hoặc không có tổn thương sụn chêm kèm theo

Chống chỉ định:

  • Có tổn thương khác ở xương vùng quanh khớp gối.
  • Biên độ khớp gối hạn chế.
Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân
Tái tạo dây chằng chéo trước giúp phục hồi khả năng vận động tối đa

 

3.2.2 Các bước chuẩn bị phẫu thuật

Người thực hiện là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.

Phương tiện:

  • Bộ dụng cụ cho phẫu thuật nội soi khớp gối.
  • Các thiết bị để cố định gân: Dây treo Endo hoặc Retro, vis chẹn.

Người bệnh được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật, quá trình phục hồi chức năng sau mổ và các tai biến, biến chứng có thể gặp trong và sau cuộc phẫu thuật. Nhịn ăn trước 6 giờ.

Hồ sơ bệnh án ghi đầy đủ, chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình.

3.2.3 Các bước tiến hành phẫu thuật

Kiểm tra người bệnh: Đúng bệnh đúng người (tên, tuổi,...), đủ sức khỏe để tiến hành phẫu thuật.

Thực hiện kỹ thuật:

  • Tư thế người bệnh: nằm ngửa, chân mổ để trên bàn hoặc ngoài bàn mổ.
  • Garo hơi sát gốc đùi 400-450 mmHg.
  • Chuẩn bị mảnh gân bánh chè tự thân để ghép: Bộc lộ lồi củ chày và cực dưới bánh chè. Mảnh ghép gân gồm 1 phần xương bánh chè, gân bánh chè và 1 phần xương của lồi củ chày. Kích thước của phần xương khoảng dài 2cm, rộng khoảng 1cm và dày 6-8 mm. Chiều rộng của phần gân khoảng 10mm.
  • Đặt 2 lỗ trocar ở vị trí trước-trong và trước-ngoài khớp gối. Đánh giá tổn thương theo 7 bước thăm khám nội soi khớp gối, bộc lộ vị trí bám gân ở lồi cầu đùi và mâm chày. Giải quyết tổn thương sụn chêm nếu có
  • Khoan đường hầm đùi và mâm chày theo vị trí giải phẫu của dây chằng chéo trước.
  • Cố định mảnh ghép gân bằng bằng vis chẹn.
  • Đánh giá lại mảnh ghép gân: vị trí, sức căng, có bị vướng khi duỗi không.
  • Bơm hút, cầm máu kỹ.
  • Khâu vết mổ theo lớp giải phẫu.
  • Tiêm Marcain vào khớp giúp giảm đau tốt sau mổ.
  • Băng vô khuẩn.
  • Băng chun và nẹp gối Orbe giữ trong 4-6 tuần.

3.2.4 Hậu phẫu

Các biến chứng hay gặp như:

  • Nhiễm trùng
  • Bị hạn chế vận động gối sau phẫu thuật
  • Tê bì mặt trước mặt ngoài gối
  • Bị đứt lại dây chằng sau phẫu thuật

Bệnh nhân nên hạn chế vận động gối sau mổ, đẻ vết thương có thời gian lành lại. Thực hiện tập phục hồi chức năng sau mổ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Theo dõi như với các phẫu thuật nội soi khác.

Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân
Tập vật lý trị liệu sau khi phẫu thuật giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn

 

3.2.5. Ưu điểm, nhược điểm tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân

Ưu điểm:

Mảnh ghép có độ vững chắc cao, độ bền tốt. Thời gian lành gân sau ghép nhanh hơn do có mẩu xương hai đầu mảnh ghép.

Nhược điểm:

Đau trước khớp gối do tổn thương sau lấy mảnh ghép; thời gian hồi phục cơ tứ đầu sau mổ chậm; làm yếu hệ thống duỗi gối, có thế đứt gân hoặc vỡ xương bánh chè; có thể gây viêm gân bánh chè, co cứng trước gối và hạn chế biên độ duỗi của gối.

Mỗi loại vật liệu đều có những ưu và nhược điểm riêng. Các phẫu thuật viên cần phải cân nhắc kỹ càng dựa trên nhu cầu, đặc điểm tổn thương, cũng như khả năng chấp nhận chi phí của người bệnh để lựa chọn cho phù hợp.

XEM THÊM:

  • Lỏng khớp gối: Những điều cần biết
  • Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, tái tạo hiệu quả dây chằng chéo trước
  • Chấn thương thể thao: Các loại chấn thương thường gặp và phương pháp điều trị

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Gãy, lệch xương quai xanh: Những điều cần biết
Gãy, lệch xương quai xanh: Những điều cần biết

Xương quai xanh có tác dụng rất quan trọng, là nơi treo xương cánh tay vào thân. Gãy xương quai xanh là một chấn thương thường gặp ở vùng vai, trong trường hợp ngã hoặc chấn thương do tai nạn giao thông.

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Hội thấp khớp học Hoa Kỳ (American College of Rheumatology, ARC) đã đưa ra một số tiêu chuẩn để chẩn đoán chính xác thoái hóa khớp gối. Những biểu hiện của thoái hóa khớp gối bao gồm: xuất hiện gai xương dưới sụn, mất dần sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, cử động khớp đau, có tiếng lục khục, lệch trục khớp...

Vai trò của X quang trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối
Vai trò của X quang trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối

X-quang có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý khớp gối. Nó là một trong những xét nghiệm nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh và dùng phân biệt giữa các bệnh lý khớp gối khác nhau.

Các kiểu gãy thân xương đùi và biện pháp xử trí
Các kiểu gãy thân xương đùi và biện pháp xử trí

Xương đùi là phần xương chắc khỏe nhất trong cơ thể vì thế phải có lực tác động rất mạnh mới có thể làm gãy thân xương đùi. Xương đùi cũng là xương dài nhất, mỗi vị trí gãy sẽ có đặc điểm và biện pháp xử trí khác nhau.

Sống chung với viêm khớp dạng thấp
Sống chung với viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh khớp mạn tính, đồng thời là bệnh lý tự miễn điển hình với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau, diễn biến phức tạp, gây ra những hậu quả nặng nề cho sức khỏe của người bệnh. Vì là bệnh mạn tính nên người bệnh phải chung sống hòa bình với nó, việc điều trị là để không tổn thương thêm, không dẫn tới tàn phế.

Video có thể bạn quan tâm
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 829 Lượt xem
Tin liên quan
Gãy thân xương đùi điều trị bằng cách nào?
Gãy thân xương đùi điều trị bằng cách nào?

Xương đùi là xương lớn nhất và khỏe nhất trong cơ thể. Gãy thân xương đùi sẽ lâu liền hơn so với các xương khác. Gãy thân xương đùi sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động hàng ngày vì đây là một trong những xương chính giúp chúng ta đi lại.

Điều Trị Viêm Khớp Bằng Dầu Cá Và Omega-3 (EPA Và DHA)
Điều Trị Viêm Khớp Bằng Dầu Cá Và Omega-3 (EPA Và DHA)

Điều trị viêm khớp bằng dầu cá và omega-3 (EPA và DHA). Nhờ tác dụng giảm viêm nên dầu cá có lợi cho những người bị bệnh viêm khớp.

Điều trị loãng xương bằng vật lý trị liệu
Điều trị loãng xương bằng vật lý trị liệu

Loãng xương là một tình trạng mạn tính có đặc trưng là sự giảm khối lượng và mật độ xương, điều này làm tăng nguy cơ gãy xương. Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương và nguy cơ sẽ tăng theo độ tuổi. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), những người có tiền sử gia đình bị loãng xương có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Phương pháp điều trị loãng xương thường gồm có dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống cũng như vật lý trị liệu.

Điều trị bệnh loãng xương bằng tế bào gốc
Điều trị bệnh loãng xương bằng tế bào gốc

Bệnh loãng xương hiện được điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống. Ngoài ra còn các phương pháp điều trị khác hiện đang được nghiên cứu, một trong số đó là liệu pháp tế bào gốc. Mặc dù các nghiên cứu trên động vật cho kết quả đầy hứa hẹn về hiệu quả của tế bào gốc trong điều trị chứng loãng xương nhưng dữ liệu nghiên cứu trên người lại rất hạn chế.

Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA
Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA

DEXA là phương pháp đo mật độ khoáng xương có độ chính xác cao giúp phát hiện tình trạng giảm mật độ xương. Mật độ xương thấp hơn mức bình thường của những người cùng độ tuổi có nghĩa là bạn có nguy cơ bị loãng xương và gãy xương.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây