1

Metformin: Cân bằng nguy cơ và lợi ích trên thực hành lâm sàng - Bệnh viện 108

Metformin

  • Là thuốc điều trị Đái tháo đường (ĐTĐ) đường uống được lựa chọn đầu tiên trong tất cả các khuyến nghị của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) lẫn Hiệp hội nghiên cứu ĐTĐ Châu Âu.
  • Thuốc đã được chứng minh hiệu quả trên lâm sàng hơn 50 năm nay.
  • Metformin có tác dụng hạ đường huyết chủ yếu do làm giảm sản xuất glucose ở gan, giảm đề kháng Insulin.
  • Thuốc không kích thích tăng tiết Insulin nên không gây hạ đường huyết và không gây tăng cân. 

Nhiễm toan lactic

  • Tác dụng phụ đáng sợ nhất của thuốc là nhiễm toan lactic.
  • Nguy cơ này xảy ra trong 2 trường hợp: một là tăng lactic do chuyển hoá yếm khí, hai là do chuyển hoá không đầy đủ (quá trình tân tạo đường tại gan bị block , ví dụ do bệnh lý gan).
  • Metformin bị tăng tích luỹ trong các trường hợp: suy thận, bệnh lý gan, các trường hợp huyết động không ổn định ( có giảm tưới máu).

Các rối loạn đường tiêu hoá

  • Metformin có thể gây một số rối loạn đường tiêu hoá ( khó tiêu hoặc tiêu chảy).
  • Liều lượng nên được tăng dần để cải thiện sự dung nạp.
  • Nên ngừng điều trị trong các trường hợp như tiêu chảy, nôn ( các yếu tố có thể dẫn đến mất nước và gây suy thận chức năng).

Sử dụng thực tế

  • Liều Metformin được khuyến cáo dành cho người lớn: 500 mg uống 3-4 lần/ngày, 850 mg uống 2-3 lần/ngày hoặc 1000 mg x 2 lần/ngày.
  • Liều tối đa hàng ngày không vượt quá 2550 mg/ngày.
  • Để tránh nguy cơ buồn nôn và nôn, thuốc nên được dùng cùng thức ăn.
  • Thuốc có thể được dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc hạ đường huyết khác.

Cân bằng lợi ích và rủi ro

  • Theo các nghiên cứu gần đây, một số bệnh nhân có chống chỉ định sử dụng Metformin như: tuổi cao > 75 tuổi, suy thận giai đoạn vừa (Hệ số thanh thải từ 30ml/ph đến 60 ml/ph), suy tim hoặc sau tình trạng bệnh mạch vành cấp.
  • Vì vậy việc không kê đơn hoặc dừng thuốc do nguy cơ gây tăng nhiễm toan lactic có vẻ sẽ tước đi quyền lợi nhận được tính hiệu quả của loại thuốc này bởi: dù với liều thấp Metformin cũng mang lại nhiều lợi ích.
  • Trên lâm sàng, các trường hợp nhiễm acid lactic thực ra rất hiếm và cũng khó chứng minh được vai trò đó do hoàn toàn Metformin.
  • Do đó có một khoảng cách giữa các khuyến cáo chính thức và thực tế lâm sàng.

Ngừa nhiễm toan lactic

  • Tuân thủ chặt chẽ các chống chỉ định của Metformin: suy gan, suy thận, tình trạng thiếu oxy mô và bệnh nhân tuổi rất cao.
  • Ngừng Metformin trước và trong vòng 48h sau khi tiến hành chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang chứa iod.
  • Ngừng Metformin 48 h trước can thiệp phẫu thuật có gây mê toàn thân, gây mê tuỷ sống hoặc gây mê ngoài màng cứng.
  • Theo dõi chức năng thận.

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN? MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN? 01:21
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN?
Việc xác định phân loại bệnh đái tháo đường sẽ phục vụ công tác khám chữa bệnh nhanh...
 3 năm trước
 585 Lượt xem
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 03:24
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến mắt, thần kinh,...
 3 năm trước
 647 Lượt xem
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG 03:32
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG
Đái tháo đường đã trở thành căn bệnh thế kỷ ngày nay với khoảng 425 triệu người mắc, và Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh đó.Người bệnh...
 3 năm trước
 754 Lượt xem
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN 03:34
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN
Có 3 giai đoạn mà bệnh nhân đái tháo đường cần hết sức lưu ý: khi chưa có biến chứng, biến chứng tùy giai đoạn võng mạc đái tháo đường và đục thủy...
 3 năm trước
 732 Lượt xem
Tin liên quan
10 loại thực phẩm nên tránh khi mắc bệnh thận và bệnh tiểu đường
10 loại thực phẩm nên tránh khi mắc bệnh thận và bệnh tiểu đường

Người bị bệnh thận và tiểu đường tốt nhất nên hạn chế một số chất dinh dưỡng, gồm có carb, natri, kali và phốt pho.

Mẹ mắc bệnh tiểu đường type 1 có thể làm tăng nguy cơ con bị tự kỷ
Mẹ mắc bệnh tiểu đường type 1 có thể làm tăng nguy cơ con bị tự kỷ

Các nhà nghiên cứu cho biết phụ nữ mắc bệnh tiểu đường type 1 có nguy cơ sinh con bị bệnh tự kỷ cao hơn. Mặc dù chưa rõ chính xác nguyên nhân tại sao nhưng nồng độ glucose trong máu cao có thể là một yếu tố góp phần dẫn đến mối liên hệ này.

Nghiên cứu cho biết statin có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2
Nghiên cứu cho biết statin có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2

Bạn có biết rất có thể một loại thuốc mà bạn đang dùng để cải thiện sức khỏe và tuổi thọ thực ra lại đang gây nguy hiểm theo một cách khác?

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến phụ nữ trên 40 tuổi như thế nào?
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến phụ nữ trên 40 tuổi như thế nào?

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ theo những cách khác nhau. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch - biến chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường, mù và trầm cảm cao hơn nam giới.

Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng phác đồ insulin basal-bolus
Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng phác đồ insulin basal-bolus

Phác đồ basal-bolus sử dụng insulin tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài để kiểm soát bệnh tiểu đường, giúp người bệnh duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường một cách hiệu quả. Phác đồ này cho phép người bệnh có lối sống linh hoạt hơn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây