Lưu ý cho bệnh nhân đái tháo đường trong mùa dịch covid-19 - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Covid-19 là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Đến nay, đã có 215 quốc gia/ vùng lãnh thổ trên toàn cầu ghi nhận có ca mắc Covid-19. Hơn 20 triệu trường hợp mắc Covid-19 và gần 733.000 người tử vong là con số thống kê được tính tới thời điểm này.
Theo một số nghiên cứu, hầu hết những người bị nhiễm virus Covid-19 sẽ bị bệnh hô hấp nhẹ đến trung bình và phục hồi mà không cần điều trị đặc hiệu. Người già, những người có bệnh lý tiềm ẩn như tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp mãn tính và ung thư có nhiều khả năng mắc bệnh nghiêm trọng.
Người bệnh Đái tháo đường và tác động, nguy cơ từ Covid-19
Đối với người có bệnh Đái tháo đường, virus Sars-Cov-2 có thể gây nên 1 số tác động trực tiếp, nguy cơ cao đối với sức khỏe người bệnh, cụ thể:
- Người bệnh Đái tháo đường dễ mắc bệnh và bệnh trầm trọng hơn do sức đề kháng giảm
- Người mắc bệnh Đái tháo đường khi có bệnh lý cấp tính thường có tiên lượng nặng hơn so với người bình thường
- Cơ địa bệnh Đái tháo đường và các biến chứng làm hạn chế khả năng điều trị bệnh cấp tính
- Bệnh cấp tính khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn và dễ có các biến chứng cấp tính của Đái tháo đường.
- Tùy vào tình trạng, các tác động trên sẽ nghiêm trọng hơn ở bệnh nhân Đái tháo đường có kiểm soát đường huyết kém.
Người bệnh Đái tháo đường cần làm gì để bảo vệ bản thân trước Covid-19?
Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng sự lây lan của dịch Sars-CoV-2, người bệnh Đái tháo đường cần cố gắng duy trì các thói quen tích cực, đồng thời hạn chế một số thói quen xấu để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Trên đây là những lưu ý cần thiết khi chăm sóc người bệnh Đái tháo đường tại nhà trong mùa Covid-19. Tuân thủ đúng các hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ điều trị, theo dõi đường huyết thường xuyên, chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách để người bệnh Đái tháo đường phòng chống và bảo vệ bản thân trước dịch Covid-19.
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc Covid-19 nghiêm trọng hơn so với những người không bị tiểu đường. Những người gặp khó khăn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường càng có nguy cơ cao hơn nữa.
Khi đường huyết không được kiểm soát và ở mức cao trong thời gian dài, người mắc bệnh đái tháo đường sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng mà một trong số đó là mất thính giác.
Loét bàn chân là một biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường khi không được kiểm soát tốt bằng các phương pháp như điều chỉnh chế độ ăn, tập thể dục, thuốc đường uống và liệu pháp insulin. Các vết loét hình thành do mô da bị phân hủy và để lộ các lớp mô bên dưới.
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), bệnh võng mạc đái tháo đường là một trong nguyên nhân gây mù lòa có thể phòng ngừa được phổ biến nhất. Đây cũng là bệnh về mắt phổ biến nhất ở người mắc bệnh tiểu đường.
Bệnh thận đái tháo đường có mối liên hệ trực tiếp với tăng kali máu - tình trạng nồng độ kali trong máu tăng cao và cơ thể không thể tự đào thải hoặc cân bằng lượng kali dư thừa.