1

Lợi ích sức khỏe của cà phê và trà

Cà phê và trà là những thức uống vô cùng phổ biến trên thế giới. Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích không ngờ từ hai loại đồ uống quen thuộc này.
 

 

Cà phê và trà, bên cạnh hình thức pha với nước, còn có thể sử dụng để phối hợp với nhiều nguyên liệu khác nhằm tạo ra các loại đồ uống thơm ngon, khiến chúng trở nên phổ biến khắp thế giới. Cả cà phê và trà đều chứa các thành phần có lợi cho sức khỏe, và việc thưởng thức chúng cùng bạn bè cũng mang lại nhiều lợi ích.

1. Nguyên liệu chế biến cà phê

 

Cà phê được tạo ra từ hạt cà phê, và cây cà phê là loại cây có mặt ở hơn 50 quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Hoa Kỳ (Hawaii). Hạt cà phê được rang lên, sau đó nghiền thành bột, rồi sử dụng bột đó với nước sôi theo nhiều cách khác nhau để tạo ra thức uống cà phê, tùy thuộc vào cách thực hiện ở từng vùng địa lí hoặc theo sở thích cá nhân.

Lợi ích sức khỏe của cà phê và trà
Cà phê là thức uống được nhiều người yêu thích sử dụng mỗi ngày

2. Nguyên liệu để tạo ra trà

 

Hơn 2/3 dân số thế giới uống trà, là một thức uống được tạo ra từ lá của một loại thực vật có tên khoa học là Camellia sinensis. Cách tạo ra trà đơn giản nhất là ngâm lá trà vào nước nóng trong vài phút, sau đó có thể uống trà nóng hoặc uống trà đá.

3. Trà xanh, trà đen, trà ô long khác nhau ở điểm nào?

 

Những người sản xuất trà sẽ phơi khô và nghiền nhỏ lá trà để lấy đi tinh dầu, sau đó có thể lại tiếp tục đem phơi, phụ thuộc vào loại trà muốn sản xuất ra. Quá trình này gọi là lên men trà, tức là một quá trình phản ứng hóa học tác động tới hương vị của trà và khiến lá trà chuyển sang màu nâu.

Thời gian phơi càng lâu thì nồng độ caffeine sẽ càng nhiều. Trà xanh có nghĩa là lá trà hoàn toàn không trải qua quá trình lên men, do đó trà xanh gần như không chứa caffeine. Trà đen là loại trà trải qua quá trình lên men dài nhất, còn trà ô long thì thời gian lên men ngắn hơn trà đen.

Lợi ích sức khỏe của cà phê và trà
Trà xanh là lá trà hoàn toàn không trải qua quá trình lên men

4. Các lợi ích sức khỏe của cà phê và trà

 

4.1 Với gốc hóa học tự do

Gốc hóa học tự do có khả năng gây tổn thương cho các tế bào, từ đó dẫn tới nhiều căn bệnh khác nhau. Cơ thể sản sinh ra gốc hóa học từ trong quá trình chuyển hóa thức ăn và khi ánh sáng mặt trời tác động lên da. Gốc hóa học tự do cũng có thể bắt nguồn từ đồ ăn thức uống con người tiêu thụ. Trà và cà phê với thành phần chứa các chất chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ cơ thể trước tác động của các gốc hóa học tự do.

4.2 Với đái tháo đường tuýp 2

Cả trà và cà phê đều có mối liên hệ với việc làm giảm nguy cơ xuất hiện đái tháo đường tuýp 2. Trong cà phê chứa nhiều các chất chống oxy hóa giúp cơ thể duy trì và kiểm soát ổn định nồng độ đường huyết, là yếu tố tối quan trọng trong bệnh cảnh của đái tháo đường. Các chất chống oxy hóa có trong trà có thể giúp cơ thể xử lí lượng đường trong máu.

4.3 Với phòng ngừa bệnh Parkinson

Trà và cà phê có thể giúp ngăn ngừa bệnh Parkinson - là một căn bệnh nghiêm trọng tấn công vào các tế bào thần kinh ở não bộ và khiến cơ thể khó vận động. Một số nghiên cứu gợi ý caffeine có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng sớm của bệnh Parkinson, trong khi các nghiên cứu khác cho thấy uống cà phê và trà có thể là biện pháp phòng ngừa bệnh Parkinson hàng đầu.

Lợi ích sức khỏe của cà phê và trà
Cả trà và cà phê đều có tác dụng phòng ngừa bệnh Parkinson hàng đầu

 

4.4 Với ngăn ngừa bệnh lý tim mạch

Đã từng có thời gian bác sĩ nghĩ rằng bệnh nhân nên giảm bớt việc tiêu thụ trà và cà phê do lo ngại thành phần caffeine, nhưng giờ mọi suy nghĩ đã thay đổi, bởi caffeine có khả năng bảo vệ cơ thể trước bệnh lý tim mạch. Trong một nghiên cứu, những người uống từ 3 tới 5 cốc cà phê mỗi ngày sẽ ít bị lắng đọng canxi ở mạch vành hơn, từ đó làm giảm nguy cơ xuất hiện bệnh lý tim mạch.

4.5 Với bệnh lý về gan

Uống từ 3 cốc cà phê trở lên mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gan mạn tính, xơ ganung thư gan. Trong thành phần cà phê chứa hơn 100 hợp chất hóa học khác nhau, và các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu tác dụng của chúng cũng như cách phối hợp chúng với nhau để điều trị các bệnh về gan.

4.6 Với đột quỵ

Uống một cốc trà hoặc cà phê mỗi ngày có thể giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện đột quỵ. Lí do có thể là vì cà phê có khả năng làm giảm viêm và giúp kiểm soát nồng độ đường máu. Uống trà đen có mối liên quan tới việc hạ thấp huyết áp, từ đó cũng giúp giảm nguy cơ mắc đột quỵ.

Lợi ích sức khỏe của cà phê và trà
Uống một cốc trà mỗi ngày giúp ổn định huyết áp và làm giảm nguy cơ bị đột quỵ

 

4.7 Với ung thư

Trà xanh và cà phê có thể giúp ngăn ngừa ung thư vúung thư tiền liệt tuyến, trong khi tất cả các loại trà đều có thể giúp bảo vệ trước các loại ung thư của buồng trứng và dạ dày. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng các chất chống oxy hóa trong trà, gồm một chất có tên là polyphenol, đã mang lại tác dụng như vậy.

4.8 Với bệnh Alzheimer

Đây là một rối loạn tấn công vào các tế bào thần kinh của não bộ, gây ra mất trí nhớ, thay đổi cách suy nghĩ và hành vi. Cà phê có chứa các chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ các tế bào thần kinh, còn trà xanh được cho rằng chứa các chất chống lại những protein có khả năng là nguyên nhân gây ra bệnh.

4.9 Với sỏi túi mật

Cà phê có khả năng làm giảm nguy cơ xuất hiện sỏi túi mật do nó kích thích mật di chuyển khỏi túi mật nhiều hơn, và làm giảm khả năng xuất hiện cholesterol tinh thể hóa thành sỏi trong túi mật.

Lợi ích sức khỏe của cà phê và trà
Cà phê có khả năng làm giảm nguy cơ xuất hiện sỏi túi mật

 

4.10 Giúp giảm cân

Nếu sử dụng trà hoặc cà phê nguyên bản chứa ít năng lượng thay thế cho những thức uống có đường bổ sung thì cơ thể có thể dễ giảm cân hơn. Trà và cà phê nguyên bản gần như không chứa năng lượng, và hiển nhiên chúng sẽ không mang lại tác dụng gì nếu thêm đường, sữa hoặc kem trước khi uống.

5. Đừng uống quá nhiều

Bên cạnh các lợi ích vừa nêu ở trên, nếu tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể khiến cơ thể xuất hiện lo âu hoặc kích thích và gây ra hiện tượng khó ngủ. Nó cũng có thể khiến cơ thể khó hấp thụ canxi, ảnh hưởng trực tiếp tới xương.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 686 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây