1

Lịch trình ăn, ngủ tham khảo cho trẻ 11-12 tháng tuổi

Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một trong những công việc vất vả, cần nhiều thời gian và công sức. Những bé từ 11 đến 12 tháng tuổi có nhu cầu năng lượng nhiều hơn so với độ tuổi khác và thường hiếu động, tò mò hơn về thế giới xung quanh. Thiết lập lịch ăn của trẻ 11 tháng tuổi và 12 tháng tuổi là việc nên làm nhằm đáp ứng tốt nhu cầu cơ bản của trẻ.

1. Trẻ 11 – 12 tháng tuổi cần gì ?

Tập thói quen sinh hoạt với bé là một việc mang tính cá nhân. Học cách đọc các tín hiệu của trẻ nhỏ để xây dựng và phát triển mô hình ăn, chơi và ngủ phù hợp với hoàn cảnh của từng gia đình. Khi tạo thời gian biểu cho con mình, hãy nhớ rằng khi 11 và 12 tháng hầu hết các bé cần:

Thức ăn đặc ba lần một ngày. Lúc này, em bé nên ăn nhiều bữa ăn dặm với các loại thức ăn khác nhau và đóng vai trò tích cực trong suốt thời gian ăn bằng cách tự xúc thức ăn và tự uống nước từ cốc có ống hút.

11 đến 12 tháng: trẻ cần 600 – 1000 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức trong khoảng thời gian 24 giờ. Bố mẹ nên tham khảo thêm các mẹo để biết con bạn bú đủ sữa mẹ hay sữa công thức hay chưa. Khi trẻ được 1 tuổi, trẻ có thể uống sữa bò với lượng ít hơn 1000 ml mỗi ngày. Nếu tiêu thụ quá nhiều sữa bò, trẻ sẽ không còn thấy ngon miệng khi ăn các loại thức ăn lành mạnh khác và có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.

Ngủ ít hơn 14 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ, bao gồm cả giấc ngủ ban đêm và các giấc ngủ ngắn ban ngày. Hai giấc ngủ ngắn trong ngày vào buổi sáng và buổi chiều thường được lựa chọn, mặc dù một số trẻ sẽ chỉ ngủ một giấc dài mỗi ngày. Ngoài ra, trẻ còn cần thời gian để chơi, luyện tập các kỹ năng mới và tương tác với mọi người.

Việc tham khảo kinh nghiệm của những ông bố bà mẹ khác làm có thể giúp ích rất nhiều cho những người làm cha mẹ lần đầu. Dưới đây là một số lịch trình dành cho trẻ từ 11 – 12 tháng tuổi được xây dựng từ những trường hợp từ thực tế.

Lịch trình ăn, ngủ tham khảo cho trẻ 11-12 tháng tuổi
Ba mẹ có thể bổ sung sữa bò cho trẻ 11 tháng tuổi

2. Lịch ăn của trẻ 11 tháng tuổi còn bú sữa mẹ

 

Đây là lịch trình được xây dựng kết hợp giữa thói quen sinh hoạt của bố mẹ và nhu cầu của bé.

  • 7 đến 7:30 sáng: Thức dậy và cho con bú trong 10 đến 15 phút.
  • 7:30 đến 8 giờ sáng: Bố mẹ chơi trên giường cùng trẻ hoặc tranh thủ đọc sách cho trẻ nghe.
  • 8 giờ sáng: Đặt bé ngồi chơi trên ghế trong khi mẹ làm bữa sáng
  • 8:15 sáng: Bữa sáng cho bé 11 tháng tuổi. Có thể cho bé ăn những miếng bánh kếp nhỏ tự làm, bánh mì nướng, trái cây, trứng, bánh mì phô mai hoặc ngũ cốc tự làm, cùng với một cốc nước nhỏ.
  • 8:45 đến 9:30 sáng: Giờ chơi của trẻ - Trẻ được nghe đọc sách hoặc chơi với đồ chơi như các hình khối xếp hình hoặc đồ chơi âm nhạc.
  • 9 giờ 30 đến 11 giờ sáng: Ngủ giấc ngắn vào buổi sáng.
  • 11 giờ sáng: Mẹ thay tã cho trẻ, mặc quần áo và cho trẻ ngồi vào ghế riêng trong khi tranh thủ làm bữa trưa.
  • Từ 11 giờ 15 đến 11 giờ 30 sáng: Bữa trưa cho trẻ, có thể cho trẻ ăn thức ăn bao gồm những miếng nhỏ trái cây hoặc rau, bánh mì nguyên cám, quả bơ, đậu, thịt gà và pho mát. Trẻ nên có riêng một cốc nước nhỏ.
  • Trưa đến 1:30 chiều: Cho trẻ đi dạo hoặc đến hồ bơi, tham gia các lớp học dành cho bà mẹ và em bé, lớp tập thể dục bằng xe đẩy, hoặc làm một số việc vặt.
  • 1:30 chiều: Cho bé bú mẹ rồi ngủ trưa.
  • 2:30 đến 3 giờ chiều: Bé thức dậy.
Lịch trình ăn, ngủ tham khảo cho trẻ 11-12 tháng tuổi
Trẻ 11 tháng tuổi có thể ngủ ngắn vào buổi sáng

 

  • 3 đến 4:30 chiều: Mẹ và bé đi chơi cùng nhau. Một số hoạt động có thể tham khảo là làm việc vặt, đi bộ, bơi lội, gặp gỡ bạn bè, đánh bong bóng hoặc chơi trong nhà, đọc sách và hát hò.
  • 4:30 chiều: Ăn tối với khẩu phần tương tự như bữa trưa. Bé có thể bắt đầu ăn những thứ giống người lớn và uống nước bằng một cốc nước nhỏ. Sau bữa tối, bé thường được tắm.
  • 5:30 chiều: Cho bé tự chơi khi đang ngồi trên ghế của mình và chơi trong khi bố mẹ ăn.
  • 6 đến 6:30 chiều: Giờ chơi với bố - chủ yếu là đi dạo!
  • 6:30 chiều: Bố và bé đi dạo xung quanh và nói chuyện như lời chúc ngủ ngon với đồ chơi của bé và những chú chim bên ngoài. Bố đưa bé cho mẹ để thay tã và cho bú lần cuối.
  • 7 giờ tối: Đi ngủ. Bé có thể ngủ suốt đêm, nhưng vài lần một tuần sẽ thức giấc. Khi đó, người bố thường cố gắng dỗ cho bé ngủ lại, nhưng thường thì người mẹ phải cho bé bú.

3. Lịch ăn của trẻ 11 tháng tuổi với sữa công thức

 

Lịch trình ăn của trẻ 11 tháng tuổi với sữa công thức như sau:

  • 7:30 đến 8 giờ sáng: Bé tỉnh giấc và bú khoảng 200ml sữa công thức.
  • 9 giờ 30 đến 10 giờ sáng: Thời gian dành cho bữa sáng. Mẹ có thể tham khảo khẩu phần ăn với bột yến mạch trộn sữa chua hoặc trái cây xay nhuyễn, đi kèm với thức ăn nhẹ như bánh mì tròn nhỏ và pho mát hoặc ngũ cốc khô.
  • 10:30 sáng: Cho bé ngủ một giấc ngắn, kéo dài khoảng hai giờ.
  • 12:30 tối: Ăn trưa - những món ăn mà mẹ có thể tham khảo như pho mát, thịt gà, rau, bánh mì nướng phô mai hoặc bơ và bánh mì phết táo. Ngoài ra, bé cũng được bú thêm 120ml sữa công thức. Giữa các giấc ngủ ngắn và bữa ăn, mẹ có thể dành thời gian đọc sách, để bé tự chơi trên sàn nhà trong khi mẹ nấu ăn, đi dạo, hoặc cho bé sang thăm ông bà.
  • 3 đến 4 giờ chiều: Bé tiếp tục bú một bình sữa công thức 100 ml.
  • 6 giờ chiều: Nếu bé không bú vào khoảng thời gian từ 3 đến 4 giờ chiều, nên cho bé bú thêm khoảng 150 đến 180 ml sữa và một bữa ăn nhẹ gồm bánh quy giòn nhỏ hoặc miếng trái cây.
  • 7 giờ tối: Ăn tối - Thực đơn dành cho buổi tối thường tương tự như bữa trưa. Sau đó, mẹ cho bé tắm. Thời gian tắm vào buổi tối nên được thực hiện cách ngày.
  • 8:30 tối: Bú tiếp khoảng 180 ml sữa.
  • 8-9 giờ tối: Đi ngủ. Trẻ được 1 tuổi đã có thể tự ngủ một mình trong nôi. Bé thường ngủ một giấc liên tục cho đến sáng.
Lịch trình ăn, ngủ tham khảo cho trẻ 11-12 tháng tuổi
Giữa chiều, mẹ có thể cho trẻ bú bình sữa công thức

4. Lịch ăn của trẻ 12 tháng tuổi còn bú sữa mẹ

 

Lịch ăn của trẻ 12 tháng tuổi còn bú sữa mẹ như sau:

  • Khoảng từ 7 đến 8 giờ sáng: Bé thức dậy và mẹ cho cháu bú, sau đó bé sẽ tự chơi trong khi mẹ ăn sáng.
  • Khoảng 8 giờ 30 đến 9 giờ sáng: Bé ăn sáng - thường là bánh quế cắt thành miếng nhỏ, sữa chua, một ít thức ăn trẻ em hoặc ngũ cốc và một ít trái cây. Bé uống một cốc sữa nguyên chất hoặc nước, nhưng chỉ vài chục mililit. Nếu thời tiết đẹp, nên đưa bé đi dạo sau khi ăn.
  • 10:30 sáng: Cho bé chợp mắt trong khoảng một đến hai giờ.
  • Buổi trưa: Bữa trưa - Cho bé một tuổi ăn trưa với khẩu phần bao gồm một lọ thức ăn cho trẻ em, gà hoặc gà tây với rau, cộng với một ít ngũ cốc khô và một ít pho mát, trái cây hoặc ngô. Các loại rau nên được trộn lẫn trong thức ăn để khiến bé dễ ăn hơn. Bé uống sữa và nước suốt cả ngày nhưng có lẽ chỉ được tổng cộng khoảng 250 ml.
  • 1 đến 2:30 chiều: Mẹ và bé chơi đùa cùng nhau, cho bé tập đi loanh quanh trong nhà. Đôi khi có thể thay thế bằng cách làm một số việc vặt.
  • 2:30 đến 3 giờ chiều: Thời gian ăn nhẹ sau đó ngủ trưa trong khoảng một giờ 10 phút nữa.
  • 4 giờ chiều: Thêm thời gian chơi hoặc chạy việc vặt. Khoảng 5 giờ chiều, chồng tôi tiếp quản và tôi được nghỉ ngơi một chút.
  • 5:30 chiều: Giờ ăn tối - thức ăn dành cho bé về cơ bản giống như bữa trưa.
  • 7:30 tối: Tắm, đọc sách, cho con bú, đánh răng và bé thường ngủ lúc 8 giờ tối.

Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là với những người lần đầu làm cha mẹ. Trẻ không chỉ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn phải đảm bảo được lịch trình chơi, ngủ khoa học.

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé 3 tháng tuổi 4,6kg biếng ăn, trước khi ngủ hay quấy khóc

Chào bác sĩ! Bé nhà em hiện nay được 3 tháng 6 ngày ạ. Em sinh bé được 2,2kg. Tháng thứ nhất bé tăng 1kg, tháng thứ hai tăng 0,7kg, tháng thứ ba tăng 0,6kg. Và hiện tại bé được 4,6kg, tức là tăng 2,4kg so với lúc mới đẻ. Bác sĩ cho em hỏi cân nặng của bé như vậy có ổn không ạ? Gần 1 tháng trở lại đây, bé nhà em có dấu hiệu biếng ăn, trước khi ngủ bé cũng hay quấy khóc. Em cho bé ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ ạ. Bé biếng ăn và ngủ hay quấy khóc như vậy có bình thường không ạ và em có cần cho bé đi khám không, thưa bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  747 lượt xem

Tại sao trẻ 6 tháng tuổi không bắt ti mẹ và chỉ bú trong lúc ngủ?

Bé nhà em 6 tháng tuổi. Em sinh bé được 3,1kg nhưng hiện tại bé chỉ được 5,6kg. Không hiểu vì sao bé nhà em như kiểu sợ vú mẹ, không chịu ngậm ti dù đã đói từ 4 đến 5 tiếng. Em toàn phải cho bé bú khi đã ngủ say. Khoảng 3 tiếng em cho bé bú một lần, nhưng bé không chịu, phải sau 4 đến 5 tiếng bé mới chịu bú và chỉ bú một bên vú. Mỗi bên vú cả em khi căng đầy chỉ khoảng 60ml hoặc ít hơn. Càng lớn, cho bé bú lại càng khó khăn. Hiện tại bé đã biết lật nên mỗi lần bú là bé lắc và trở người liên tục. Bé không bú bình và em có cho bé uống sữa công thức bằng muỗng nhưng bé cũng không hợp tác. Bác sĩ cho em hỏi không biết bé có bị bệnh gì trong người không mà lại không bắt ti mẹ như vậy? Và với tình trạng suy dinh dưỡng của bé thì em cần làm gì ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1425 lượt xem

Trẻ 1 tháng 5 ngày tuổi hay vặn mình, è è, đỏ mặt có phải là do thiếu canxi không?

Em bé nhà em vừa được 1 tháng 5 ngày ạ. Em cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Dạo này em thấy bé có biểu hiện vặn mình rồi cứ è è, đỏ mặt. Bé chỉ bú được tầm 5 phút là vặn vẹo, khó chịu và nhả ti mẹ ra luôn. Lúc ngủ bé cũng hay giật mình, vặn mình, có khi còn khóc ré lên. Trước giờ bé không có biểu hiện như thế. Bác sĩ cho em hỏi biểu hiện của bé như vậy có phải là do thiếu canxi không ạ? Mỗi sáng, em có bổ sung 1 giọt vitamin D3, pha chung với sữa mẹ rồi đút cho bé uống ạ. Bé cũng ít được phơi nắng vì nhà không có nắng thường. Nếu bé thiếu canxi, em có thể bổ sung cho bé loại Canxi Blossom, cùng với Special Kid vitamin D3 được không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1812 lượt xem

Cách gì giúp trẻ 3 tháng tuổi khỏi bị giật tay chân, khi khóc không bị run tay không?

Bé nhà em hiện đã hơn 3 tháng tuổi. Bé rất hay bị giật tay chân. Buổi tối, ngủ một lúc bé lại giật tay chân và cựa quậy. Lúc bú xong, ngủ lại tay cũng bị giật. Ban ngày bế bé ngủ, đặt xuống là chân tay lại giật. Khi khóc, tay bé cũng hay bị run. Có điều bé vẫn chơi, ăn ngủ bình thường ạ. Cho em hỏi bé như vậy có bị làm sao không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2856 lượt xem

Trẻ gần 4 tháng tháng tuổi viêm phổi thùy phải dùng kháng sinh, tiêm thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  790 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ 04:04
HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ
"Con rất vui vì con có một đôi mắt mới và con có Mẹ rất yêu thương con
 3 năm trước
 804 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 781 Lượt xem
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. 00:53
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI.
Không có nỗi khổ nào bằng chứng kiến con chiến đấu với bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota mà không thể làm gì giúp con được. Tiêu chảy cấp rất nguy...
 3 năm trước
 709 Lượt xem
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN 05:38
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN
Trẻ khó ti, chậm nói, lưỡi không cong chạm tới khẩu cái.... Đây là những biểu hiện điển hình của tật dính thắng lưỡi của trẻ.
 3 năm trước
 1115 Lượt xem
Tin liên quan
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 2 tháng tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 2 tháng tuổi

Để giúp bạn chuẩn bị cho chuyến thăm khám bác sĩ khi bé được 2 tháng tuổi, chúng tôi cung cấp dưới đây những câu hỏi bác sĩ có thể hỏi và bạn sẽ muốn viết ra câu trả lời trước.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 6 tháng tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 6 tháng tuổi

Trước khi cho bé 6 tháng tuổi đi khám bác sĩ, cha mẹ cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là những câu hỏi có thể bác sĩ sẽ hỏi và bạn có thể chuẩn bị sẵn câu trả lời từ ở nhà.

Thăm khám bác sĩ: Giai đoạn bé 12 tháng
Thăm khám bác sĩ: Giai đoạn bé 12 tháng

Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 12 tháng, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 18 tháng
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 18 tháng

Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 18 tháng, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 3 tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 3 tuổi

Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 3 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây