1

Làm sao để giảm nguy cơ sinh con bị bệnh lý di truyền và dị tật bẩm sinh? - Bệnh viện Từ Dũ

Sàng lọc trước sinh (SLTS) là gì?

SLTS là chương trình thực hiện xét nghiệm bao gồm sinh hoá máu và siêu âm cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng giữa để phát hiện sớm các thai kỳ có nguy cơ về bệnh Down, Trisomy 18, dị tật ống thần  kinh và các dị tật bẩm sinh khác.

Mục đích của chương trình sàng lọc trước sinh

Sàng lọc để phát hiện, chẩn đoán sớm các thai kỳ có nguy cơ cao về bệnh Down (Trisomy 21), Trisomy 18, Dị tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác…
Từ đó tham vấn cho gia đình chọn hướng xử trí thích hợp chấm dứt thai kỳ với mục đích không cho ra đời các trẻ bị bệnh, bị dị tật bẩm sinh, về sau sẽ là gánh nặng cho gia đình và xã  hội.

Bệnh Down là gì?

Bệnh Down là bệnh bẩm sinh nặng, xuất hiện từ 1/700 – 1/1000 lần sinh. Bệnh này do các tế bào của thai nhi có 3 nhiểm sắc thể (NST) 21 (thừa 1 NST so với bình thường).  Trẻ bị bệnh Down sau khi sinh ra chậm phát triển về tâm thần, trí tuệ kém phát triển, chi số thông minh thấp và gần như không có khả năng học tập. Bệnh Down không thể chữa khỏi. Người bị bệnh Down có tuổi thọ trung bình rất thấp 49 tuổi.
Hơn 50% trẻ bị bệnh Down thường mắc các dị tật bẩm sinh khác kèm theo như: tim mạch, tiêu hoá và các cơ quan khác trong cơ thể.  Các dị tật bẩm sinh này có thể chữa bằng phẫu thuật nhưng tình trạng chậm phát triển tâm thần, trí tuệ không bao giờ chữa khỏi được.

Thai phụ lớn tuổi(>35 tuổi) có nguy cơ sinh con mắc bệnh Down cao.

Dị tật ống thần kinh (DTOTK) là  gì?

DTOTK là sự phát triển khiếm khuyết hoặc bất thường về cấu trúc của ống thần kinh trong thời kỳ phôi thai. Hậu quả thai nhi bị các dị tật rất nặng như: thai vô sọ, thoát vị não-màng não, nứt đốt sống…

DTOTK gây sẩy thai hoặc làm cho bé tử vong ngay sau khi sinh ra. Các bé nứt đốt sống có khả năng bị yếu hoặc liệt hoàn toàn 2 chi dưới, rối loạn tiểu tiện. Ngoài ra, khi sinh ra bé có thể bị hở thành bụng kèm theo, một phần ruột nằm ở ngoài bụng.

Hội chứng Edward (Trisomy 18)?

Là một dị tật bẩm sinh nặng do các tế bào trong cơ thể thai nhi có 3 NST 18 (thừa 1 so với  bình thường) gây sẩy thai và tử vong sau sinh.

Trẻ bị bệnh sinh ra không sống được quá 1 tuổi và mắc các dị tật bẩm sinh khác như: tim, hệ tiêu hoá. Trẻ bị bệnh chậm phát triển trí tuệ và thể chất.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh?

Nếu bạn có một trong các tiền căn sau: 

  • Sẩy thai trong những lần mang thai trước.   
  • Thai lưu trong những lần mang thai trước.
  • Trước đây sinh con dị tật bầm sinh và các rối loạn di truyền: bệnh Down…
  • Gia đình có người thân bị dị tật bầm sinh và bệnh lý di truyền.   
  • Tiếp xúc với hoá chất độc hại, tia xạ…
  • Thai phụ lớn tuổi (>35 tuổi).

Ngoài ra, nếu không thuộc nhóm tiền căn trên, bạn cũng có thể yêu cầu được thực hiện sàng lọc trước sinh khi đi khám thai.

Như vậy để cho ra đời các em bé khoẻ mạnh khi mang thai:   

  • Bạn nên đi khám thai định kỳ trước sinh.   
  • Bác sĩ khám thai sẽ tư vấn cho bạn biết các bước cần thiết để sàng lọc và chẩn đoán bệnh lý thai nhi trước sinh.   
  • Bạn sẽ được siêu âm nếu đang mang thai 3 tháng đầu để sàng lọc bệnh Down. Ngoài ra ,bạn có thể được làm thêm xét nghiệm máu.   
  • Bạn sẽ được làm xét nghiệm máu Triple Test để sàng lọc bệnh  Down, Trisomy 18 và dị tật ống thần kinh và được siêu âm đề phát hiện các dị tật bẩm sinh khác.   
  • Kết quả xét nghiệm máu sẽ cho bạn biết thai nhi có nhiều nguy cơ hay ít nguy cơ mắc bệnh Down, Trisomy 18 và DTOTK.   
  • Nếu kết quả thai nhi có nhiều nguy cơ(nguy cơ cao) mắc các bệnh lý nêu trên, bạn sẽ được làm xét nghiệm nước ối đề xác định thai nhi bị bệnh.   
  • Bạn sẽ được tư vấn di truyền sau khi có kết quả xét nghiệm nước ối. Bs sẽ tư vấn cho bạn  nên phải làm gì tiếp theo.

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Muốn sinh ở Bệnh viện Phụ sản TW, có được không?

Mang bầu được 28 tuần, em đã tiêm ngừa uốn ván mũi đầu. Do nhà ở xa nên từ khi mang thai đến nay em chưa có điều kiện lên Bệnh viện lớn để kiểm tra. Hàng tháng, đi siêu âm ở phòng mạch tư nhân, bs bảo các chỉ số đều bình thường. Nay, em muốn đăng kí sinh ở Bệnh viện Phụ sản TW, thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  484 lượt xem

Để giảm nguy cơ sinh non, có thể dùng Cyclogest được không?

Nghe nói, thuốc Cyclogest 400mg có tác dụng phục hồi vết mổ trên tử cung, giảm nguy cơ sanh non. Nếu dùng liên tục trong 3 tháng cuối, mỗi ngày đặt hậu môn 1 viên có ảnh hưởng gì ko ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1604 lượt xem

Bà bầu mắc bệnh Tan máu bẩm sinh, có cần bổ sung sắt?

Vợ tôi đang mang thai ở tuần 12. Tuần thứ 6 của thai kỳ, sang khám ở Viện Huyết học, bs chẩn đoán vợ tôi bị B-Thalessemia ở mức độ nhẹ (chỉ hơi thiếu máu so với bà bầu khác mà không thiếu sắt). Tôi thì không bị bệnh này. Vậy, liệu bà xã tôi có cần phải bổ sung sắt và can xi nhiều hơn các bà bầu khác (không mắc bệnh này) không? Một số sản phẩm bổ sung canxi có vitamin K thì vợ tôi có sử dụng trong thai kỳ, được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3651 lượt xem

Điều trị khỏi bệnh lao, có thể sinh tiếp được không?

Bảy năm trước, sau khi sinh bé gái đầu lòng khỏe mạnh, em bị lao kháng thuốc. Điều trị đủ 2 lần, nay sức khỏe em đã trở lại bình thường nên vợ chồng em muốn sinh thêm bé nữa. Nhưng nghe nhiều người nói kháng sinh diệt vi trùng lao có thể ảnh hưởng không tốt đến em bé. Như vậy, có đúng không, thưa bs?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  447 lượt xem

Sinh mổ lần 2 gần với lần 1 có nguy hiểm không?

Em đã sinh mổ 2 lần. Bé thứ 2 mới được 9 tháng thì e vỡ kế hoạch và giờ bầu bé thứ 3 được 6 tuần ạ. Em cũng biết mổ sinh gần rất nguy hiểm bên em vô cùng lo lắng! E rất mong nhận được sự tư vấn của các bác sĩ ạ

  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  589 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
LẬP HỒ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI LẬP HỒ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI 02:47
LẬP HỒ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
 Link youtube: https://www.youtube.com/watch?v=b476QDNebvITừ tuần thai thứ 36, khách hàng có thể đến 1 trong 3 cơ sở của Bệnh viện...
 3 năm trước
 479 Lượt xem
Lưu giữ khoảnh khắc chào đời, trải nghiệm cắt dây rốn cho con khi sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Lưu giữ khoảnh khắc chào đời, trải nghiệm cắt dây rốn cho con khi sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 02:34
Lưu giữ khoảnh khắc chào đời, trải nghiệm cắt dây rốn cho con khi sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, mẹ đã trải qua mọi cung bậc cảm xúc. Giây phút đầu tiên con cất tiếng khóc chào đời, bố mẹ muốn lưu giữ lại tất...
 3 năm trước
 944 Lượt xem
GẶP LẠI GIA ĐÌNH DIỄN VIÊN TRUNG RUỒI SAU KHI ĐI SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐKQT THU CÚC GẶP LẠI GIA ĐÌNH DIỄN VIÊN TRUNG RUỒI SAU KHI ĐI SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐKQT THU CÚC 11:40
GẶP LẠI GIA ĐÌNH DIỄN VIÊN TRUNG RUỒI SAU KHI ĐI SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐKQT THU CÚC
 Với sự hỗ trợ tích cực của các bác sĩ Thu Cúc thì chị Hà - vợ diễn viên Trung Ruồi đã vượt cạn thành công bằng phương pháp sinh thường và hạ...
 3 năm trước
 548 Lượt xem
GẶP LẠI GIA ĐÌNH CA SĨ ĐÔNG HÙNG SAU KHI ĐI SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐKQT THU CÚC GẶP LẠI GIA ĐÌNH CA SĨ ĐÔNG HÙNG SAU KHI ĐI SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐKQT THU CÚC 11:34
GẶP LẠI GIA ĐÌNH CA SĨ ĐÔNG HÙNG SAU KHI ĐI SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐKQT THU CÚC
 Với sự hỗ trợ tích cực của các bác sĩ Thu Cúc thì chị Anh Minh - vợ ca sĩ Đông Hùng đã vượt cạn thành công bằng phương pháp sinh mổ và hạ...
 3 năm trước
 546 Lượt xem
Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 02:40
Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
 ??̂? ??̂ ????̀? ??̀?? ??̛́?? - ???̉? đ?? ??? ??̂̉ ???̛̣? ???̣̂? ???̛ ???̂́ ??̀??
 3 năm trước
 786 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)

Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?
Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?

Thực tế là hơn một nửa số phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm vẫn sinh thường.

Tâm sự bà bầu: Bệnh suy thận ảnh hưởng thế nào đến mang thai và sinh con?
Tâm sự bà bầu: Bệnh suy thận ảnh hưởng thế nào đến mang thai và sinh con?

Cho dù bạn đã điều trị bệnh suy thận trong một thời gian hoặc mới được chẩn đoán gần đây thì việc mang thai có thể là một thời điểm căng thẳng khi bạn gặp phải một tình trạng có nguy cơ cao.

Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ
Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ

May mắn thay, bạn có thể đã được miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây