1

Làm gì khi bé 9 tháng nôn trớ, chậm tăng cân?

Trẻ 9 tháng bị nôn trớ, lười ăn có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí não, khả năng phản xạ và tiếp thu của bé. Ngoài ra, sức đề kháng yếu là cơ hội để các loại vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh làm bé càng thêm biếng ăn, chậm tăng cân.

1. Hiện tượng nôn trớ ở trẻ

Nôn là hiện tượng các chất bên trong dạ dày bị đẩy ngược qua miệng do tác động gắng sức của cơ thể. Nôn trớ xảy ra sau khi trẻ ăn no, thức ăn hoặc sữa sẽ trào ra khỏi miệng sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế một cách đột ngột.

Thông thường tình trạng nôn trớ ở trẻ độ tuổi ăn dặm là biểu hiện cho một số bệnh lý tiêu hóa như như trào ngược dạ dày thực quản, có thể là triệu chứng của bệnh lý đường hô hấp hay là bệnh lý toàn thân,....

Nôn trớ ở trẻ được chia thành 2 dạng đó là nôn trớ sinh lý và nôn trớ bệnh lý.

  • Nôn trớ sinh lý: Sau khi sinh do dạ dày trẻ còn nhỏ, nằm ngang nên trẻ rất dễ nôn trớ. Sau 8-9 tháng tuổi, nôn trớ sinh lý sẽ không còn nữa.
  • Nôn trớ bệnh lý: Ở trường hợp nôn trớ bệnh lý, trẻ thường có các biểu hiện sốt, co giật, kèm theo sốt, ho, phát ban, đau bụng quằn quại, bụng trướng... Trong trường hợp này, mẹ hãy để ý và đưa con đến khám bác sĩ vì rất có thể trẻ đang bị bệnh như nhiễm trùng dạ dày, ngộ độc thức ăn, hoặc các bệnh viêm màng não, viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn, nhiễm virus, hẹp môn vị, lồng ruột, rối loạn vận động dạ dày, thực quản.
Làm gì khi bé 9 tháng nôn trớ, chậm tăng cân?
Nôn trớ ở trẻ

2. Làm gì khi trẻ 9 tháng hay nôn trớ?

Hiện nay có nhiều trường hợp trẻ 9 tháng tuổi hay bị nôn trớ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó việc chăm sóc trẻ 9-10 tháng tuổi là điều vô cùng quan trọng.

  • Khi trẻ đang có dấu hiệu bị nôn trớ thức ăn hoặc sữa ra ngoài, hãy lấy khăn sạch lau miệng cho trẻ và quàng khăn vào cổ đề phòng trẻ nôn trớ tiếp. Không nên bế xốc trẻ lên khi đang nôn trớ vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi.
  • Không quát mắng hay tỏ thái độ bực tức dễ làm trẻ mất bình tĩnh, quấy khóc và trớ nhiều hơn. Cần nhẹ nhàng nói chuyện để trẻ có thể quên đi việc nôn trớ, đồng thời vuốt ngực và lưng cho trẻ từ trên xuống.
  • Đặt trẻ nằm yên, cần kê cao đầu, đồng thời luôn để thân mình phía trên cao hơn phía dưới để tránh hiện tượng trào ngược.
  • Khi trẻ nôn ra nhiều sữa, nên cho nằm nghiêng sang một bên để không bị hít chất nôn vào phổi. Mẹ cùng cần nhớ không nên cho trẻ uống sữa ngay sau khi nôn ói.
  • Ngoài ra cần nhanh chóng lau sạch mặt và miệng cho trẻ, thay áo, súc miệng để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây ra.

Khi nôn trẻ sẽ mất một lượng nước cũng như là các chất điện giải. Do đó biện pháp cần thiết lúc này là bổ sung để bù lượng nước và các chất điện giải cho trẻ. Mẹ có thể dùng dung dịch Oresol, nước cháo muối hay nước trái cây loãng.

Lưu ý khi sử dụng Oresol để bù nước và chất điện giải cho trẻ, mẹ cần chú ý pha theo đúng tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất, cho trẻ uống từng ít một và không pha từ sáng mà để đến chiều mới cho trẻ uống.

3. Các biện pháp giảm nôn trớ cho trẻ 9 tháng tuổi

Khi đã có những kiến thức về nôn trớ và cách xử trí, mẹ nên có một chế độ dinh dưỡng cho trẻ 8-9 tháng tuổi để hạn chế tình trạng nôn trớ cho trẻ.

3.1 Đối với trẻ bú sữa mẹ

Mẹ nên cho trẻ bú từ từ, không để bú quá no và chỉ cho trẻ nằm sau khi bú mẹ ít nhất 15 phút. Khi cho trẻ bú, mẹ cần bế đầu và người trẻ nằm trên một đường thẳng, mặt quay vào vú, mũi của trẻ đối diện với núm vú.

Làm gì khi bé 9 tháng nôn trớ, chậm tăng cân?
Các biện pháp giảm nôn trớ cho trẻ 9 tháng tuổi

 

Mẹ phải ôm sát con vào người và dùng tay đỡ mông. Sau đó, chạm vú vào môi trên của trẻ, đợi đến khi miệng trẻ mở rộng, mẹ đưa miệng trẻ vào vú sao cho môi dưới của trẻ ở dưới núm vú.

Nên cho trẻ bú bên trái trước (trẻ mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng bên phải). Lúc này hãy chuyển trẻ sang bên phải (vì dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái) để sữa sẽ dễ dàng tuần hoàn mà không gây trào ngược dạ dày.

Sau khi cho trẻ bú xong, cần bế đứng lên và vỗ nhẹ phần lưng để trẻ có thể ợ hơi được. Việc này giúp làm giảm lượng hơi mà trẻ nuốt vào dạ dày, cũng là nguyên nhân gây nôn trớ.

3.2 Đối với trẻ bú bình

Các bà mẹ cần nghiêng bình sữa cho trẻ bú, sao cho sữa ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày gây nôn trớ.

3.3 Với trẻ ăn dặm

Khi trẻ mới tập ăn dặm, mẹ không nên ép con ăn nhiều dễ khiến con sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn.

Thay vào đó, mẹ có thể chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để bảo đảm đủ số lượng thức ăn cần thiết. Các bữa ăn của trẻ nên tập trung và thời gian ăn không kéo dài hơn 30 phút/bữa. Ăn quá lâu dễ làm cho trẻ mệt mỏi, lâu dần sẽ gây cảm giác chán ăn, khiến trẻ khóc và quấy phá.

Đối với những trẻ không thể dung nạp được sữa bò tươi, có thể thay thế bằng sữa đậu nành hoặc sữa bò dưới dạng sữa chua.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Làm gì để khắc phục tình trạng biếng bú, sôi bụng, phân lỏng của bé gần 3 tháng tăng cân chậm?

Bé trai nhà em sinh non ở tuần thứ 36, bé nặng 2,6kg. Đến nay bé đã được gần 3 tháng nhưng chỉ nặng 5,2kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Tháng đầu tiên bé tăng 1kg, tháng thứ 2 là 1,2kg nhưng tháng thứ 3 chỉ tăng 400g. 15 ngày nay bé nhà em ị 4-5 lần/ngày, sôi bụng, phân lỏng có nhầy và bọt. Mẹ không ăn gì lạ. Và bé bú cũng chỉ được 10p là nhả ti, ép bú thêm là khóc. Bé nhà em phân bị như vậy có nhỏ rota được không ạ? Em bổ sung men vi sinh cho bé có được không và làm gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  770 lượt xem

Bé 2 tháng 2 tuần nặng 4,3kg tăng cân chậm có phải do bú không đủ?

Em sinh bé nặng 2,8kg. Tháng thứ 1 bé nặng 3,6kg. Giờ bé được 2 tháng 2 tuần nhưng chỉ nặng 4,3kg. Bé rất ngoan và bú mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, khi bé đòi em mới cho bú, mỗi cữ bú cách nhau khoảng 3h. Ngày bé cũng đi tiểu nhiều lần. Bé nhà em lên cân chậm có phải do bé bú không đủ không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1061 lượt xem

Bé 2,5 tháng nặng 5,2kg tăng cân chậm hơn, ít bú hơn và giấc ngủ lộn xộn thì có bình thường không?

Em sinh bé nặng 3,1kg. Tháng đầu và tháng thứ 2 bé đều tăng 1kg. Hiện giờ bé đã được 2,5 tháng nhưng chỉ được 5,2kg. Vậy là trong vòng nửa tháng nay bé chỉ tăng được 200gr ạ. 1 tuần gần đây em thấy bé biếng bú hẳn đi. Nhiều lúc bé như không cảm thấy đói, ngủ 1 mạch 4 tiếng mà không chịu dậy bú. Giấc ngủ của bé trong giai đoạn này cũng đảo lộn hết. Ban ngày có lúc bé chỉ ngủ 10 phút rồi lại dậy chơi liền 4 tiếng. Trộm vía bé vẫn chơi ngoan và cười nhiều ạ. Bé nhà em thay đổi như vậy có phải do có vấn đề về dinh dưỡng và bé ngủ như thế có bình thường không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  721 lượt xem

Trẻ 5 tháng tăng cân chậm, bú ít, bỏ ăn thì phải làm sao?

Em sinh bé nặng 2,6kg. Hiện giờ bé được 5 tháng, nặng 5kg. Vào giai đoạn 6 tuần tuổi thì bé bị rối loạn tiêu hóa khiến 7-10 ngày vẫn không thấy đi ị. Bé nhà em bú rất ít, hay quấy khóc, tăng cân rất chậm. Từ 4-6 tiếng bé mới bú được 60ml sữa.Bé sinh ra được 2kg6. Từ 6 tuần tuổi bé bị rối loạn tiêu hóa 7 đén 10 không đi ị. Bé lên cân rất chậm. Em có cho bé đi bệnh viện Nhi đồng 1 khám dinh dưỡng và tiêu hóa. Bác sĩ có kê đơn thuốc thì bé đã ngủ được nhiều hơn. Tuy nhiên bé lại ăn rất ít, thậm chí không có cảm giác đói và bỏ ăn luôn. Em phải làm gì với bé đây ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1059 lượt xem

Khi sinh nặng 2,5kg, sau 3 tháng 23 ngày nặng 6kg thì trẻ có tăng cân chậm không?

Em sinh bé trai khi thai mới được 35 tuần, bé nặng 2,5kg ạ. Em cho bé bú sữa công thức hoàn toàn vì em bị mất sữa. Hiện giờ bé đã được 3 tháng 23 ngày và nặng 6kg. Bé nhà em như vậy thì có tăng cân chậm không bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1715 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN 05:38
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN
Trẻ khó ti, chậm nói, lưỡi không cong chạm tới khẩu cái.... Đây là những biểu hiện điển hình của tật dính thắng lưỡi của trẻ.
 3 năm trước
 1094 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 860 Lượt xem
Tin liên quan
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung có nguy cơ tử vong cao do lượng oxy và chất dinh dưỡng trong tử cung thấp. Điều quan trọng là cần thực hiện thăm khám đầy đủ và theo dõi thai kỳ cẩn thận, phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Bí quyết làm dịu chàm cho trẻ nhỏ
Bí quyết làm dịu chàm cho trẻ nhỏ

Nếu bé phải chịu đựng những mảng chàm đỏ, ngứa thì tất cả những gì bạn muốn là giúp bé có thể giảm bớt khó chịu. Chăm sóc đúng cách cho làn da của bé và tránh các nguyên nhân thông thường, có thể giúp làm dịu làn da bị kích thích và ngăn ngừa bùng phát.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 2 tháng tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 2 tháng tuổi

Để giúp bạn chuẩn bị cho chuyến thăm khám bác sĩ khi bé được 2 tháng tuổi, chúng tôi cung cấp dưới đây những câu hỏi bác sĩ có thể hỏi và bạn sẽ muốn viết ra câu trả lời trước.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 6 tháng tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 6 tháng tuổi

Trước khi cho bé 6 tháng tuổi đi khám bác sĩ, cha mẹ cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là những câu hỏi có thể bác sĩ sẽ hỏi và bạn có thể chuẩn bị sẵn câu trả lời từ ở nhà.

5 điều quan trọng bạn nên làm cho con trong những năm tháng đầu đời
5 điều quan trọng bạn nên làm cho con trong những năm tháng đầu đời

Trong những năm tháng đầu đời, cha mẹ cần lưu ý rất nhiều điều, để giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất. Dưới đây là 5 điều quan trọng, cha mẹ cần phải ghi nhớ khi chăm sóc bé.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây