1

Hướng dẫn cho người bệnh sau mổ vẹo cột sống - Bệnh viện Việt Đức

Tính đến thời điểm được ra viện, bạn đã có thể đi bộ từng quãng ngắn, lên xuống một vài bậc cầu thang, tự đi vệ sinh. Dần dần sức cơ và sức chịu đựng của bạn sẽ được cải thiện. Điều này đòi hỏi một cách từ từ và cần thời gian.

Đau:

Bạn sẽ được kê thuốc giảm đau đường uống. Các cơn đau tăng hơn về đêm nên nhu cầu dùng thuốc ban đêm sẽ nhiều hơn.

Bạn có thể cảm thấy thỉnh thoảng đau nhói ở cơ, lưng hoặc vai. Đừng quá lo lắng về nó, nhưng hãy liên lạc với bác sĩ nếu các cơn đau kéo dài và đau rất nhiều.

Tê bì:

Bạn có thể sẽ cảm nhận tê bì ở vị trí rạch da trong khoảng vài tháng sau mổ. Lí do là vì sự căng da ở mép vết mổ, quá trình liền sẹo.

Vết mổ:

Da sẽ liền trong khoảng 1 tuần sau mổ. Ban đầu vết mổ nhỏ và mảnh. Quá trình liền sẹo vết thương sau đó sẽ làm sẹo đỏ, sẫm màu, có thể gồ cao lên, to ra tùy từng người.

Sau khoảng một năm, vết sẹo sẽ nhạt màu dần, mềm hơn.

Bạn có thể sử dụng các sản phẩm như: Vitamin E, bơ coca, dầu trẻ em trong quá trình vết sẹo liền. Tuy nhiên tác dụng của các sản phẩm này vẫn chưa được chứng minh.

Chế độ ăn:

Ăn chế độ ăn cân bằng và giàu dinh dưỡng. Bạn nên bổ sung sắt để tăng cường tạo máu.

Bạn cũng có thể sử dụng các viên uống vitamin tổng hợp, tốt nhất trong 6 tuần đầu tiên sau mổ. Không nên sử dụng kéo dài hoặc quá liều.

Về hệ thống vít, nẹp:

Nhiều bệnh nhân thắc mắc về hệ thống nẹp vít, liệu có bị ảnh hưởng như khi đi qua cửa từ an ninh sân bay hay không. Câu trả lời là không.

Hệ thống nẹp vít sử dụng kim loại không nhiễm từ. Người bệnh cũng thắc mắc liệu hệ thống nẹp vít có cần phải tháo ra không. Câu trả lời cũng là không.

Người bệnh hầu như không nhận biết được và không có cảm giác khó chịu gây ra bởi nẹp vít sau khoảng 6-12 tháng đầu.

Hệ thống nẹp vít hoạt động với mục đích cố định cột sống bên trong cơ thể. Khi các cầu xương đã hình thành, cột sống sẽ được định hình chắc chắn và không thay đổi về hình dáng. Các cầu xương này tạo lực lớn hơn nhiều bản thân hệ thống nẹp vít. Tuy nhiên hệ thống nẹp vít chỉ nên tháo trong những trường hợp đặc biệt.

Hoạt động:

Trong khoảng hai hoặc ba tuần đầu tiên:

Bạn nên ở trong nhà. Sức mạnh cơ bắp, thể chất sẽ tăng dần từ từ trong vòng 6 tuần đầu tiên.

Trong khoảng thời gian này, bạn sẽ tự cảm nhận hoạt động nào bạn có thể làm và chưa làm được tùy theo từng người.

Thời gian này bạn có thể tập thể dục bằng đi bộ hoặc bơi, tuy nhiên không nên để cơ thể bạn bị thúc ép quá sớm. Chúng tôi khuyên bạn không nên tự lái xe.

Sau 6 tuần:

Chúng tôi khuyên bạn nên tăng cường các hoạt động thể chất, ví dụ đi bộ, đạp xe, bơi.

Bạn có thể quay lại tập các môn thể thao khác sau khoảng 6 tháng, kể cả các môn thể thao có tiếp xúc.

Vật lí trị liệu:

Nhìn chung, vật lí trị liệu sau mổ không phải là bắt buộc.

Sinh hoạt hàng ngày, các hoạt động thể chất sẽ từ từ quay trở lại bình thường.

Tuy nhiên sự mềm dẻo cột sống có thể bị giới hạn trong khoảng 6 tuần đầu. Bạn có thể thấy khó khăn trong việc cúi người về phía trước.

Trong khoảng 6 tuần tới 3 tháng, sự mềm dẻo sẽ tăng dần và bạn có thể cúi, ưỡn cột sống tăng dần.

Nguồn: Bệnh viện Việt Đức.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 703 Lượt xem
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! 06:09
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm!
Có rất nhiều trẻ em gặp các vấn đề cơ xương khớp. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, trẻ sẽ gặp cản trở về phát triển chức năng...
 3 năm trước
 656 Lượt xem
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA 00:07
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA
Dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn "già hóa" từ năm 2011. Hiện nay, số người trên 65 tuổi là 7,4 triệu người, chiếm 7,7%. Tuổi thọ con...
 3 năm trước
 606 Lượt xem
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG 02:17
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG
"Thoát vị đĩa đệm”, “Thoái hoá đốt sống cổ”, “Thoái hoá đốt sống thắt lưng”, "Gai cột sống", "Vẹo cột sống"… những bệnh lý cơ xương khớp và bệnh lý...
 3 năm trước
 841 Lượt xem
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp 02:14
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp
Chắc hẳn trước đây, bạn chỉ nghe đến phương pháp: “Thực nghiệm điều tra”! Đó là một thuật ngữ chuyên ngành, phục vụ công tác điều tra các vụ án của...
 3 năm trước
 857 Lượt xem
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 847 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến cột sống như thế nào?
Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến cột sống như thế nào?

Các vấn đề về cột sống là một trong những biến chứng của bệnh loãng xương, gồm có gãy xương sống và hẹp đốt sống. Sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và tập thể dục có thể giúp kiểm soát bệnh loãng xương và phòng ngừa các vấn đề về cột sống.

Bệnh loãng xương có di truyền không?
Bệnh loãng xương có di truyền không?

Loãng xương là một bệnh lý mạn tính phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe xương. Loãng xương là khi khối lượng và mật độ xương giảm, điều này khiến xương trở nên suy yếu và dễ gãy. Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương nhưng có những yếu tố làm tăng nguy cơ, gồm có tuổi tác, giới tính và di truyền. Chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể góp phần làm cho xương kém chắc khỏe và có nguy cơ loãng xương cao. Bài viết dưới đây sẽ giải thích ảnh hưởng của gen di truyền đến nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tầm quan trọng của việc sàng lọc và các biện pháp phòng ngừa loãng xương.

Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và tuyến cận giáp
Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và tuyến cận giáp

Tuyến cận giáp hoạt động quá mức có thể làm giảm lượng canxi trong xương, làm tăng nguy cơ loãng xương và các vấn đề sức khỏe liên quan.

Điều trị bệnh loãng xương bằng tế bào gốc
Điều trị bệnh loãng xương bằng tế bào gốc

Bệnh loãng xương hiện được điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống. Ngoài ra còn các phương pháp điều trị khác hiện đang được nghiên cứu, một trong số đó là liệu pháp tế bào gốc. Mặc dù các nghiên cứu trên động vật cho kết quả đầy hứa hẹn về hiệu quả của tế bào gốc trong điều trị chứng loãng xương nhưng dữ liệu nghiên cứu trên người lại rất hạn chế.

Mối liên hệ giữa hormone estrogen và bệnh loãng xương
Mối liên hệ giữa hormone estrogen và bệnh loãng xương

Estrogen là hormone có vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương. Khi nồng độ estrogen giảm, chẳng hạn như sau khi mãn kinh, nguy cơ loãng xương và gãy xương sẽ tăng lên. Mặc sự sụt giảm estrogen này là không thể tránh khỏi nhưng có những cách để giảm thiểu nguy cơ loãng xương.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây