1

Hướng dẫn chi tiết bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh

Vitamin D dành cho trẻ sơ sinh có thể bổ sung thông qua sữa mẹ và các loại sữa khác. Ngoài ra, phơi nắng cũng giúp cơ thể trẻ tự sản sinh ra một lượng vitamin D để bù đắp cho sự thiếu hụt.

1. Tại sao cần bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh?

Vitamin D đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của xương và răng. Thiếu vitamin D dễ dẫn đến chứng còi xương, suy dinh dưỡng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấptiểu đường type 1 ở trẻ em. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), chỉ có 1 trong 5 trẻ sơ sinh uống sữa công thức và 1 trong 20 trẻ bú sữa mẹ được bổ sung đầy đủ vitamin D trong chế độ ăn uống hàng ngày theo khuyến cáo.

Năm 2008, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã đề xuất tăng gấp đôi lượng khuyến nghị vitamin D dành cho trẻ sơ sinh và trẻ em từ 200 lên đến 400 đơn vị quốc tế (IU) mỗi ngày. Tuy nhiên, theo ước tính của CDC, chỉ có từ 5 - 13% trẻ sơ sinh bú sữa mẹ và 20 - 37% các trẻ uống sữa công thức đáp ứng mức nhu cầu theo khuyến cáo mới.

Trên thực tế, việc bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh thường không được các bậc phụ huynh quan tâm chú trọng, ngay cả với các bé bú mẹ hoàn toàn. Nếu chỉ dùng sữa mẹ, nguy cơ trẻ sơ sinh bị thiếu hụt vitamin D là rất cao. Do đó, cần bổ sung vitamin D cho trẻ em từ nhiều nguồn khác nhau.

Hướng dẫn chi tiết bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh
Vitamin D dành cho trẻ sơ sinh và trẻ em từ 200 lên đến 400 đơn vị quốc tế (IU) mỗi ngày

2. Những nguồn bổ sung vitamin D dành cho trẻ sơ sinh

Nguồn vitamin D cho trẻ sơ sinh là từ sữa mẹ và sữa công thức. Tuy nhiên, trong sữa mẹ và một số sữa công thức không có đủ nhu cầu vitamin D cho trẻ. Vì vậy, trẻ sơ sinh, đặc biệt là các bé bú sữa mẹ hoàn toàn cần bổ sung vitamin D liên tục cho đến tuổi ăn dặm. Trong thời gian bé ăn dặm, vitamin D sẽ được cung cấp thêm thông qua các loại thực phẩm như nước trái cây, sữa chua, phô mai, ngũ cốc, đậu phụ... Nếu vẫn không thể đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin cần thiết cho trẻ, bác sĩ có thể cân nhắc do trẻ dùng các loại tổng hợp hoặc dạng thuốc nhỏ giọt chứa vitamin D.

Mặt khác, cơ thể con người cũng có khả năng tự sản sinh ra vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, cụ thể là tia cực tím B (UBV). Mặc dù vậy, trẻ em dưới 6 tháng tuổi nên mặc thêm quần áo bảo vệ, tránh phơi nắng quá lâu và nên dùng kem chống nắng khi ra ngoài để phòng tránh nguy cơ bị bỏng, vì giai đoạn này da của bé còn non và rất nhạy cảm với tác động nhiệt.

3. Hướng dẫn cách bổ sung vitamin D cho trẻ

Hướng dẫn chi tiết bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh
Việc bổ sung bao nhiêu vitamin D cho trẻ sơ sinh phụ thuộc vào chế độ cho bé bú sữa mẹ, uống sữa pha

Việc bổ sung bao nhiêu vitamin D cho trẻ sơ sinh phụ thuộc vào chế độ cho bé bú sữa mẹ, uống sữa pha theo công thức hay uống các loại sữa khác như sữa bò, sữa dê, cụ thể như sau:

  • Nếu người mẹ đang cho con bú hoặc chỉ cho con bú một phần, hãy bổ sung cho con 400 đơn vị vitamin D quốc tế (400 IU) mỗi ngày, bắt đầu ngay sau khi sinh. Sau đó, tiếp tục cho bé uống vitamin D cho đến giai đoạn cai sữa. Từ lúc này, nên bổ sung cho bé khoảng 1 lít sữa công thức mỗi ngày hoặc sữa bò nguyên chất (với các bé sau 12 tháng tuổi).
  • Nếu trẻ đang uống loại sữa có tăng cường vitamin D nhưng không thể dùng đủ 1 lít mỗi ngày, phụ huynh nên bổ sung cho bé 400 IU vitamin D dạng lỏng đều đặn ngày, bắt đầu trong vài ngày đầu sau khi sinh. Sau đó tiếp tục bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh đến khi trẻ có thể uống được khoảng 1 lít sữa mỗi ngày.

Trong trường hợp phải sử dụng vitamin D dạng lỏng (thuốc nhỏ giọt), hãy dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tránh vượt quá liều lượng khuyến nghị. Nếu thắc mắc về nhu cầu bổ sung vitamin D cho trẻ và nguồn cung cấp vitamin phù hợp, cha mẹ nên tham khảo thêm ý kiến ​​chuyên môn từ bác sĩ.

4. Bổ sung vitamin D quá liều có sao không?

Mặc dù vitamin D là dưỡng chất quan trọng trong suốt quá trình phát triển của trẻ sơ sinh, nhưng trẻ chỉ nên được bổ sung một lượng vừa phải với nhu cầu hàng ngày. Nếu lạm dụng quá nhiều, có nguy cơ trẻ sẽ bị ngộ độc vitamin D, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

  • Tăng canxi máu, bé bỏ bú mẹ, hay nôn trớ không rõ nguyên nhân. Nghiêm trọng hơn, bé có thể bị vôi hóa mạch máu, sỏi thận, tổn thương hệ tim mạch.
  • Dấu hiệu mệt mỏi, suy kiệt cơ thể, không chịu vận động, chơi đùa.

Khi nhận thấy những triệu chứng này, phụ huynh cần nghĩ đến nguyên nhân do quá liều bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh và đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

5. Khuyến cáo về việc sử dụng sản phẩm bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh

Hướng dẫn chi tiết bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh
Mẹ có thể trình bày với bác sĩ trước khi quyết định sử dụng sản phẩm bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh

Đối với việc cung cấp loại vitamin này cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã ban hành những khuyến nghị sau đây:

  • Không được bổ sung hơn 400 IU vitamin D mỗi ngày cho trẻ sơ sinh.
  • Lưu giữ lại tờ thông tin hướng dẫn sử dụng các sản phẩm bổ sung cho trẻ để phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ có thể thực hiện phân cấp liều đúng theo hướng dẫn.
  • Chỉ sử dụng loại ống nhỏ giọt phân liều đi kèm với sản phẩm và được sản xuất riêng cho sản phẩm. Không sử dụng ống nhỏ giọt từ một sản phẩm khác hoặc dùng cho mục đích khác.
  • Hãy chắc chắn rằng ống nhỏ giọt được đánh dấu phân liều sao cho các đơn vị đo lường to rõ và dễ hiểu. Đảm bảo rằng các đơn vị đo này tương ứng với các đơn vị đo được đề cập trong hướng dẫn và trong đơn thuốc của bác sĩ.
  • Nếu không thể xác định rõ liều lượng cần lấy, hãy nhờ bác sĩ hoặc dược sĩ hướng dẫn kỹ càng.
  • Nếu trẻ đã có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng hoặc đã dùng sữa công thức trong một thời gian, hãy trình bày với bác sĩ trước khi quyết định sử dụng sản phẩm bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh.
  • Trong mọi trường hợp, phụ huynh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ và hướng dẫn dùng thuốc từ nhà sản xuất.

Bên cạnh đó, trong thời kỳ mang thai, tốt nhất sản phụ cũng nên bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết để ngăn ngừa tình trạng em bé sinh ra có lượng vitamin D trong cơ thể quá thấp. Nếu bạn vẫn đang mơ hồ chưa hiểu rõ nên bổ sung vitamin D cho bé như thế nào là hợp lý thì có thể đến xin lời khuyên, tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng tại các cơ sở y tế uy tín.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  752 lượt xem

Trẻ gần 4 tháng tháng tuổi viêm phổi thùy phải dùng kháng sinh, tiêm thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  774 lượt xem

Bé 6 tháng tuổi dùng appeton có thành phần vitamin D thì bổ sung thêm ostelin vitamin D3 có bị thừa không?

Bé nhà em 6 tháng nhưng rất biếng ăn. Em có cho bé dùng appeton cho trẻ biếng ăn. Trước nay em chưa bổ sung vitamin D3 bao giờ. Vì em đang dùng appeton có thành phần vitamin D thì bổ sung thêm ostelin vitamin D3 có bị thừa không ạ? Và chỉ dùng mỗi appeton có được không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  874 lượt xem

Có cách nào chữa dứt điểm tình trạng tiết dịch màu trắng đục và có mùi hôi tại bộ phận sinh dục của bé gái 9 tuổi không?

Em có bé gái được 9 tuổi. Dạo gần đây âm đạo của bé tiết ra dịch có mùi khó chịu như trứng ung và màu trắng đục như nước vo gạo. Có khi còn bị đau rát và đỏ tấy bên dưới bộ phận sinh dục. Bé đi khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2 mấy lần, nhưng bác sĩ không cho siêu âm hay xét nghiệm chỉ chẩn đoán viêm phụ khoa rồi cho thuốc về uống. Bé uống thuốc hết 1 thời gian lại bị lại. Hàng ngày em vẫn vệ sinh nước muối cho bé. Em có tới bệnh viện Từ Dũ để khám cho bé nhưng ở đây không khám bệnh trẻ em. Bé nhà em bị dị tật không hậu môn và đã phẫu thuật. Hiện tại bé đang bị ứ nước thận ở 2 bên. Có cách nào để chữa dứt điểm bệnh ở bộ phận sinh dục cho bé không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  713 lượt xem

Có cần bổ sung canxi và vitamin D3 cho bé 14 ngày tuổi không?

Em bé nhà em hiện giờ được 14 ngày. Em có cần phải bổ sung canxi và vitamin D3 cho bé không ạ? Và cần bổ sung như thế nào ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  548 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 863 Lượt xem
HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH 06:10
HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH
Thông qua phương pháp xoa bóp này, bé được nhận những lợi ích:
 3 năm trước
 898 Lượt xem
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 624 Lượt xem
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm 02:07
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm
“Bé yêu à, hai mẹ con mình cùng tham gia liệu trình massage này nhé.”
 3 năm trước
 885 Lượt xem
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh 08:12
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng không hiếm gặp
 3 năm trước
 580 Lượt xem
Gen di truyền có ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ? Gen di truyền có ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ? 10:56
Gen di truyền có ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ?
Gen di truyền ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ, điều này ĐÚNG nhưng CHƯA ĐỦ. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra rằng gen di truyền chỉ tác...
 3 năm trước
 634 Lượt xem
Tin liên quan
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Viêm da tiết bã gặp nhiều ở trẻ sơ sinh, khi da đầu khô và có nhiều mảng vảy da vàng, nâu hoặc chứa dầu. Tình trạng này là vô hại và thường tự biến mất trong khoảng 6-12 tháng, hoặc lâu hơn.

Trẻ nhỏ có cần uống bổ sung vitamin không?
Trẻ nhỏ có cần uống bổ sung vitamin không?

Nếu chế độ ăn của trẻ không đầy đủ dinh dưỡng, trẻ kén ăn hoặc hấp thụ dinh dưỡng kém thì nên cho trẻ uống bổ sung vitamin.

Sử dụng dầu dừa để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Sử dụng dầu dừa để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Nhiều trẻ sơ sinh có những mảng dày cứng, màu vàng hoặc trắng giống như vảy trên da đầu. Những mảng này có thể xuất hiện ở bên dưới tóc, sau tai, trên trán, quanh nếp gấp da hoặc trên lông mày. Đó có thể là những dấu hiệu của viêm da tiết bã. Vấn đề này tuy vô hại nhưng nhìn rất khó chịu. Có nhiều cách để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh và một trong số đó là sử dụng dầu dừa.

5 cách đơn giản để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
5 cách đơn giản để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Viêm da tiết bã có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Ở người lớn, viêm da tiết bã là nguyên nhân gây ra gàu còn ở trẻ sơ sinh, tình trạng này được dân gian gọi là “cứt trâu” và có biểu hiện là những mảng vảy dày có màu nâu vàng trên đầu của trẻ.

Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh
Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh

Bệnh đầu nhỏ Microcephaly là dị tật bẩm sinh, trong đó đầu em bé nhỏ hơn nhiều so với bình thường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây