1

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mà không cần uống thuốc

Thuốc không phải là lựa chọn hàng đầu để ngăn ngừa bệnh lý tim mạch. Có rất nhiều phương pháp không dùng thuốc khác nhau có khả năng hạ thấp nguy cơ xuất hiện các bệnh về tim ở con người.

1. Đi dạo

Mỗi tuần chỉ cần đi dạo 3 tới 4 lần, mỗi lần 40 phút (hoặc chỉ cần 25 phút nếu hoạt động mạnh hơn, chẳng hạn như đi bộ nhanh) có thể giúp hạ huyết áp, giảm nồng độ cholesterol và loại bỏ cân nặng dư thừa. Không cần phải cố sức đạt đủ mức ngay từ đầu, bởi thậm chí chỉ cần 10 phút mỗi lần là đã giúp ích rất nhiều cho sức khỏe tim mạch. Hãy tham vấn bác sĩ về tình trạng bản thân có thích hợp cho bất kỳ hình thức tập thể thao nào hay không.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mà không cần uống thuốc
Đi dạo mỗi ngày giúp hạ huyết áp và loại bỏ cân nặng dư thừa

2. Gặp gỡ bạn bè vào bữa trưa

 

Bạn bè có thể giúp cho trái tim khỏe mạnh. Nghiên cứu đã cho thấy, cô đơn, hoặc cảm giác cô đơn gây hại cho tim mạch ngang với hút thuốc lá, tăng huyết áp, béo phì hoặc không luyện tập thể dục thể thao. Vấn đề không nằm ở chỗ gặp gỡ bạn bè bao nhiêu lần, mà ở sự kết nối cảm xúc lẫn nhau. Do đó hãy vừa lên kế hoạch với những người bạn cũ, và cũng đừng quên gặp gỡ kết thân với những người bạn mới.

3. Ăn nhiều rau xanh, trái cây hơn

 

Dưỡng chất và chất xơ, cùng lượng năng lượng và chất béo thấp, khiến rau xanh, trái cây tốt cho sức khỏe tim mạch. Trong thành phần của chúng còn chứa các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào khỏi thương tổn, phòng ngừa các bệnh lý như đái tháo đường hay bệnh lý tim mạch.

4. Ăn vặt bằng các loại hạt

 

Chất xơ, chất béo không bão hòa, acid béo omega - 3 trong các loại hạt có thể giúp cơ thể chống lại quá trình viêm, LDL cholesterol và sự hình thành các mảng vữa xơ tại lòng mạch, là các tác nhân của bệnh lý về tim. Chúng cũng có thể giúp ngăn ngừa hình thành các cục máu đông, là nguyên nhân gây đột quỵ. Chọn ăn loại hạt nào không quá quan trọng, nhưng đừng ăn quá nhiều, bởi chúng khá giàu năng lượng.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mà không cần uống thuốc
Ăn vặt bằng các loại hạt giúp chống viêm và ngăn ngừa hình thành cục máu đông

5. Bổ sung cá hồi vào chế độ ăn

 

Hai khẩu phần ăn mỗi tuần đối với các loại cá giàu chất béo, chẳng hạn như cá hồi, cá trích, cá mòi, hoặc cá ngừ sẽ giúp ích cho sức khỏe tim mạch. Một phần là nhờ acid béo omega - 3 có trong cá, một phần là nhờ các thành phần dưỡng chất khác. Dường như các acid béo từ viên bổ sung không mang lại lợi ích như acid béo cơ thể hấp thu từ thực phẩm.

6. Sống năng động

Những lần tập thể thao đơn thuần không thể giúp ích được nhiều trong việc hạ thấp nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bởi nếu chỉ dựa vào mỗi tập luyện, còn toàn bộ thời gian còn lại sống tĩnh tại thì sức khỏe vẫn bị tổn hại nghiêm trọng. Cơ thể cần hoạt động năng động trong suốt ngày dài, chẳng hạn như làm vườn, dọn dẹp nhà cửa, chơi đùa với vật nuôi,... bên cạnh khoảng thời gian luyện tập thể dục thể thao.

7. Tập Yoga

 

Yoga không chỉ là tập luyện thể chất đơn thuần, nó còn là một phương pháp rèn luyện tinh thần và giải tỏa căng thẳng. Yoga có khả năng hạ thấp nhịp tim, giảm huyết áp và khiến cơ thể bớt lo âu, là những yếu tố tích cực đối với sức khỏe tim mạch. Nếu không phù hợp với Yoga, hãy thử các phương pháp lành mạnh khác, chẳng hạn như thiền, nghe nhạc, hoặc thực hiện các hoạt động yêu thích của cá nhân.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mà không cần uống thuốc
Tập yoga giúp rèn luyện cả thể chất và tinh thần

8. Ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm

 

Cơ thể cần có đủ thời gian nghỉ ngơi, và trong khoảng thời gian đó, nhịp tim và huyết áp tạm thời duy trì ở mức thấp, là một yếu tố có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nếu thường xuyên ngủ không đủ 7 giờ mỗi đêm, các rối loạn sẽ xuất hiện, và ngủ ban đêm không đủ có mối liên quan với các quá trình viêm cũng như hiện tượng tăng đường máu, là những vấn đề có hại cho tim mạch.

9. Cẩn thận với chứng ngưng thở khi ngủ

 

Ngủ ngáy rất to, đang ngủ bật dậy thở dốc, hoặc cảm thấy mệt mỏi cả ngày dù đã ngủ đủ ban đêm? Hãy đi thăm khám bác sĩ, bởi đó là các triệu chứng của chứng ngừng thở khi ngủ. Ngừng thở khi ngủ khiến nguy cơ đột quỵ, tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch tăng cao. Bác sĩ sẽ can thiệp điều trị để giúp giấc ngủ đạt chất lượng hơn và giúp bảo vệ tim khỏe mạnh.

10. Không hút thuốc lá

 

Thuốc lá làm tăng huyết áp, là một yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện đột quỵ. Tuy nhiên chỉ cần ngừng hút thuốc lá, sau 24 giờ nguy cơ nhồi máu cơ tim đã bắt đầu hạ xuống. Do đó không nên hút thuốc lá, và hãy cố gắng bỏ thuốc bằng mọi cách nếu đang hút thuốc.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mà không cần uống thuốc
Lạm dụng thuốc lá là một trong những nguy cơ gây đột quỵ

11. Quan hệ tình dục

 

Nếu quan hệ tình dục vài lần một tuần sẽ khiến nguy cơ xuất hiện bệnh tim mạch giảm xuống, so với chỉ quan hệ tình dục một lần mỗi tháng. Các nhà khoa học chưa rõ lí do tại sao, nhưng có thể bản thân việc quan hệ tình dục giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, hoặc có thể những người có lối sống lành mạnh sẽ quan hệ tình dục nhiều hơn.

12. Duy trì cân nặng hợp lí

 

Thừa cân làm tăng nguy cơ tăng nồng độ cholesterol, tăng huyết áp, và đái tháo đường, là những yếu tố có quan hệ với bệnh tim mạch. Tập luyện thể dục thể thao và có chế độ ăn cân bằng, lành mạnh là cách tốt nhất để có cân nặng hợp lí.

13. Tiêm phòng cúm

 

Các nghiên cứu đã phát hiện ra tiêm phòng cúm dường như bảo vệ cơ thể trước các bệnh về tim mạch, đặc biệt là ở những người hút thuốc lá hoặc tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc nồng độ cholesterol cao. Cho đến nay nguyên nhân tại sao vẫn chưa được rõ.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mà không cần uống thuốc
Tiêm phòng cúm được cho là bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tim mạch

14. Không ngồi nhiều

Bệnh tim mạch sẽ dễ xuất hiện nếu một người ngồi quá nhiều. Ngồi nhiều không chỉ khiến năng lượng ít được tiêu hao, mà nó còn thay đổi cách cơ thể xử lí đường và chất béo, dẫn tới các bệnh lý tim mạch.

15. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ không chỉ giúp ngăn ngừa và phát hiện sớm các bệnh về tim mạch, mà còn cả nhiều bệnh lý khác. Càng phát hiện vấn đề sớm, việc điều trị càng đơn giản, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 694 Lượt xem
Tin liên quan
Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Giảm cholesterol cao: Tác dụng của chương trình thay đổi lối sống TLC
Giảm cholesterol cao: Tác dụng của chương trình thay đổi lối sống TLC

Có lẽ bạn đã được bác sĩ thông báo cần kiểm soát mức cholesterol. Nhưng liệu bạn có nhầm lẫn về những thức ăn tốt nên ăn và những món không nên ăn? Bạn có tự hỏi xem liệu mình đã vận động đủ chưa và liệu đã ở mức cân nặng phù hợp hay chưa.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây