1

Dùng mật ong vệ sinh miệng cho trẻ nhỏ: Nên hay không nên?

Tưa lưỡi hay còn gọi là nấm lưỡi là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhiều phụ huynh thường sử dụng mật ong để vệ sinh răng miệng cho trẻ khi trẻ bị tưa lưỡi. Đây là một quan niệm sai lầm vì mật ong chứa nhiều độc tố gây hại cho trẻ.

1. Có nên sử dụng mật ong để vệ sinh miệng cho trẻ nhỏ không ?

Tưa lưỡi hay còn gọi là nấm lưỡi là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh do loại nấm có tên khoa học là candida albicans gây ra. Ở niêm mạc miệng, đặc biệt là mặt trên của lưỡi xuất hiện các màng giả màu trắng. Những màng giả này phát triển nhanh và ăn sâu vào niêm mạc lưỡi, vòm họng, rất khó tróc và khi tróc đi sẽ dễ gây chảy máu, đau rát cho trẻ. Trẻ nhỏ dễ bị tưa do bài tiết ít nước bọt và niêm mạc miệng ở môi trường toan, pH thấp, do bị nhiễm nấm từ đường sinh dục mẹ trong quá trình sinh nở, hoặc do hệ miễn dịch còn yếu

Khi con bị tưa lưỡi, nhiều cha mẹ thường sử dụng mật ong để vệ sinh răng miệng cho trẻ vì nghĩ rằng mật ong an toàn và có thể kháng khuẩn. Nhưng đây là một quan niệm sai lầm. Không nên sử dụng mật ong để vệ sinh miệng cho trẻ vì trong mật ong có nhiều độc tố botulinum và chứa những bào tử. Các độc tố này có thể làm bé bị ngộ độc, gây ảnh hưởng tới thần kinh cơ và liệt. Nếu ngộ độc nặng còn có thể khiến trẻ tử vong. Trẻ dưới một tuổi (đặc biệt dưới 6 tháng) có nguy cơ ngộ độc cao với độc tố này, do vậy không được cho trẻ dùng mật ong cũng như đánh tưa lưỡi bằng mật ong.

2. Cách phòng ngừa tưa lưỡi ở trẻ

Để phòng bệnh tưa lưỡi ở trẻ, các mẹ nên cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, phải vệ sinh dụng cụ ăn của trẻ, vệ sinh núm vú bình sữa và cả vú mẹ thường xuyên. Bình sữa của trẻ cần được rửa sạch, tráng lại bằng nước sôi rồi mới pha sữa cho trẻ bú. Ngoài ra, cần vệ sinh khoang miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Khi trẻ bị tưa lưỡi, các mẹ không nên dùng tay cậy những chấm trắng trên lưỡi trẻ vì sẽ gây chảy máu và có thể dẫn đến nhiễm trùng. Nên dùng gạc thấm nước muối sinh lý xoa lên lưỡi và khoang miệng của bé. Các bác sĩ thường chỉ định nystatin, một thuốc kháng nấm để điều trị tưa lưỡi cho trẻ. Dưới đây là cách rơ lưỡi cho trẻ bằng nystatin:

  • Rửa tay bằng xà phòng, để trẻ nằm cố định trên giường hoặc bế trẻ.
  • Dùng miếng gạc mềm quấn quanh đầu ngón tay trỏ hoặc đeo miếng gạc rơ lưỡi dạng ống vô trùng bán sẵn. Nhúng miếng gạc vào dung dịch nystatin (nếu dùng nystatin dạng gói thì phải pha 1 gói với 1 muỗng cà phê nhỏ nước chín) để rơ lưỡi và trong khoang miệng của trẻ.
  • Chạm nhẹ vào môi dưới của trẻ để trẻ mở miệng, đưa nhẹ ngón tay trỏ vào mặt trên của lưỡi và lau từ trong lưỡi kéo ra ngoài, bỏ miếng gạc đó đi và lặp lại lần 2 nếu trẻ có nhiều mảng tưa bám. Lưu ý không để mảng tưa rơi vào miệng trẻ, không đưa ngón tay quá sâu vào họng của trẻ vì có thể gây nôn trớ.
  • Dùng miếng gạc khác lau mặt trong 2 bên má, trên vòm miệng và cuối cùng là phần nướu của trẻ.
  • Nên rơ miện cho trẻ trước bữa ăn 30 phút, dùng liên tục cho đến khi các nốt tưa lưỡi hết hẳn, sau đó tiếp tục rơ thêm 2 ngày nữa.
  • Bệnh tưa lưỡi rất dễ tái phát nên sau khi hết triệu chứng vẫn phải tiếp tục rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý ít nhất là hai ngày/lần. Sau khi rơ xong không nên cho trẻ ăn ăn hay bú ngay, mà nên đợi ít nhất 20 phút mới cho bú hoặc ăn.
Dùng mật ong vệ sinh miệng cho trẻ nhỏ: Nên hay không nên?
Tưa lưỡi ở trẻ

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Cho trẻ uống chung men vi sinh với vitamin D thì có làm mất tác dụng của thuốc không?

Bé nhà em hiện giờ đang được 3 tháng tuổi. Hôm rồi em có cho bé đi khám và tiêm vắc xin mũi 6in1 thứ 2. Sau khi tiêm xong bác sĩ có khám và kê cho bé men vi sinh BioGaia. Hiện em đang bổ sung cả vitamin D cho bé nữa thì em cho bé uống chung cả 2 loại thuốc này có làm mất tác dụng của thuốc không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4852 lượt xem

Trẻ sơ sinh cần kéo tai, nắn chân và dùng lá trầu không vẽ chân mày có đúng không?

Em nghe nói quan niệm dân gian xưa khuyên là trẻ mới sinh ra phải kéo tai cho bé có đôi tai dài, dùng là trầu không vẽ chân mày để lông mày của bé mọc dày và đẹp. Ngoài ra còn phải nắn chân cho chân của bé thẳng nữa thì có đúng không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1197 lượt xem

Tại sao bác sĩ không kê thuốc kháng sinh khi trẻ bị cảm lạnh?

Bé nhà tôi bị cảm lạnh, tôi có nên cho bé uống kháng sinh không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  766 lượt xem

Dùng thay đổi ibuprofen và acetaminophen có an toàn không?

Bác sĩ cho hỏi, Dùng thay đổi ibuprofen và acetaminophen có an toàn cho bé không? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  565 lượt xem

Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  752 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 626 Lượt xem
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm 02:07
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm
“Bé yêu à, hai mẹ con mình cùng tham gia liệu trình massage này nhé.”
 3 năm trước
 886 Lượt xem
Tay chân miệng vào mùa Tay chân miệng vào mùa 01:18
Tay chân miệng vào mùa
Tay chân miệng ĐANG TĂNG RẤT NHANH từ độ nhẹ tới nặng, dự đoán tháng tư này sẽ tăng cao. Con có thể đang ngủ GIẬT MÌNH, đừng lơ là nghĩ con KHÓ...
 3 năm trước
 756 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 864 Lượt xem
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh 08:12
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng không hiếm gặp
 3 năm trước
 580 Lượt xem
Tin liên quan
Dùng dầu ô liu để mát-xa cho trẻ sơ sinh có an toàn không?
Dùng dầu ô liu để mát-xa cho trẻ sơ sinh có an toàn không?

Mát-xa không chỉ giúp nuôi dưỡng và bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh mà còn giúp trẻ cảm thấy thư giãn và tăng cường sự gắn kết tình cảm giữa bé và bố mẹ. Mát-xa còn mang lại những lợi ích khác như hỗ trợ hô hấp, thúc đẩy sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ và tăng cường miễn dịch.

Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.

6 cách hạ sốt cho trẻ mà không cần dùng thuốc
6 cách hạ sốt cho trẻ mà không cần dùng thuốc

Để tránh sử dụng các loại thuốc hạ số như acetaminophen hoặc ibuprofen – hay khi không có sẵn thuốc – bạn hoàn toàn có thể thử các biện pháp can thiệp khác để hạ sốt cho bé.

Những loại thuốc không nên cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi uống
Những loại thuốc không nên cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi uống

Luôn phải tham vấn ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho con hoặc trẻ mới biết đi uống bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt nếu đó là lần đầu tiên. Trẻ nhỏ có nhiều khả năng xảy ra phản ứng phụ với thuốc hơn so với người lớn, vì vậy cho trẻ dùng thuốc theo toa hoặc không kê toa (OTC) - ngay cả thuốc "tự nhiên" hoặc "thảo dược" - là việc làm cần hết sức thận trọng.

Chuyện lạ có thật: Trẻ sinh ra không có rốn
Chuyện lạ có thật: Trẻ sinh ra không có rốn

Rốn có thể rất dễ thương nhưng nó không hữu dụng lắm. Có rất nhiều người vẫn đang sống hạnh phúc mà không có rốn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây