1

Đối tượng dễ bị phình mạch máu não

Phình mạch máu não là tình trạng mạch máu não phình lên bất thường, có thể có nguy cơ gây ra vỡ mạch. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, cần phải được phát hiện và điều trị kịp thời.

1. Phình mạch máu não là gì?

Phình mạch máu não là tình trạng các mạch máu não phình lên một cách bất thường. Bệnh khiến cho các mạch não bị rò rỉ hoặc vỡ gây xuất huyết não.

Phình mạch máu não thường vỡ ở vị trí động mạch não giữa hoặc màng não.

Bệnh nhân bị phình mạch máu não có thể bị đe dọa tính mạng. Vỡ động mạch não là tình trạng nguy hiểm có thể khiến cho người bệnh bị đột quỵ, tổn thương não, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân gây phình mạch máu não

Phình mạch máu não có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào của động mạch não rộng hoặc giãn ra.

Trước đây, một số ý kiến cho rằng phình mạch máu não là do yếu tố bẩm sinh, tuy nhiên hiện nay một số nghiên cứu đã chứng minh được rằng phình mạch máu não là do:

  • Tổn thương vi mô của thành động mạch
  • Dòng chảy bất thường ở vị trí phân chia của các động mạch
  • Tăng huyết áp
  • Uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá
  • Nhiễm nấm ký sinh
  • Nhiễm khuẩn
  • Chấn thương
  • Ma túy, cocain gây viêm dẫn tới phình mạch.
Đối tượng dễ bị phình mạch máu não
Tăng huyết áp có thể là nguyên nhân gây phình mạch máu não

3. Dấu hiệu phình mạch máu não

 

Phình mạch máu não thường có hai loại triệu chứng:

  • Các triệu chứng xuất hiện từ khi có túi phình đến trước khi bị vỡ
  • Triệu chứng xuất hiện sau khi vỡ túi phình

Một số người bệnh dù bị phình mạch máu não nhưng vẫn không có bất cứ triệu chứng nào trước khi nó bị vỡ.

Dấu hiệu quan trọng nhất đó chính là dấu hiệu báo hiệu trước khi túi phình bị vỡ. Khoảng 30-60 % người bệnh cảm thấy đau đầu cảnh báo từ nhiều ngày đến nhiều tuần trước khi vỡ túi phình.

Tùy vào từng loại phình mạch máu não mà sẽ có những triệu chứng khác nhau.

  • Phình mạch máu não biến chứng vỡ mạch: dấu hiệu đặc trưng nhất chính là các cơn đau đầu xuất hiện đột ngột. Bên cạnh đó còn một số triệu chứng đi kèm như buồn nôn, nôn, cứng cổ, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng, co giật, mất ý thức, mất tỉnh táo, sụp mí mắt
  • Phình mạch máu não biến chứng rò mạch: mạch máu bị phình rò ra một lượng máu không đáng kể, tình trạng này chỉ gây ra hiện tượng đau đầu đột ngột và cấp tính. Nhưng khi phình mạch máu não và có tình trạng rò mạch máu thì sẽ gây nên biến chứng nặng nề hơn.
  • Phình mạch máu não không có biến chứng: trường hợp này nếu mạch máu bị phình quá lớn sẽ gây chèn ép các tế bào não và thần kinh, khiến người bệnh cảm thấy: đau vùng dưới mắt, đồng tử giãn ra, thay đổi thị lực, 1 bên mặt có thể bị tê, yếu hoặc dị cảm, mí mắt sụp.

Khi thấy bất cứ dấu hiệu nào trên đây, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được cứu chữa kịp thời.

4. Đối tượng nào dễ bị phình mạch máu não

Đối tượng dễ bị phình mạch máu não
Khoảng 5% dân số bị phình mạch máu não

 

Khoảng 5% dân số bị phình mạch máu não. Phình mạch máu não có thể xảy ra ở bất cứ đối tuổi nào, đối tượng nào, tuy nhiên lứa tuổi hay gặp nhất là từ 50-60 tuổi. Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh phình mạch máu não nhiều hơn nam giới. Tỷ lệ xuất hiện tăng theo độ tuổi.

Các nguy cơ khác như tăng huyết áp, hút thuốc lá, tiểu đường ....có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phình mạch máu não.

Những trường hợp thừa cân, béo phì có nguy cơ hẹp mạch máu do xơ vữa còn những đối tượng nhẹ cân có nguy cơ mắc bệnh túi phình động mạch não.

Những đối tượng nghiện ma túy, bệnh nhân bị chấn thương hoặc tổn thương mạch máu hay biến chứng từ một số loại bệnh nhiễm khuẩn máu có nguy cơ cao mắc bệnh phình mạch não.

5. Chẩn đoán phình mạch máu não

 

Để chẩn đoán phình mạch máu não, bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp cắt lớp vi tính (CT) sọ não. Nếu bệnh nhân đột nhiên đau đầu dữ dội là tình trạng túi phình bị vỡ, ở trong khoang dưới màng nhện xuất hiện tình trạng chảy máu.

Dựa vào vị trí máu dưới màng nhện trên phim CT có thể xác định được vị trí túi phình.

Hiện nay, chụp mạch não số hóa xóa nền (DSA) là kỹ thuật tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán phình mạch não.

Để xác định được kích thước, hình ảnh, vị trí chính xác của túi phình bằng việc chụp động mạch não. Hơn 97% túi phình mạch não được phát hiện thông qua chụp CT mạch máu não (CTA).

Chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp MRI mạch máu giúp dựng hình ảnh não trong không gian 3 chiều. Với độ nhạy là 87% và độ đặc hiệu là 92%, chụp MRA có thể phát hiện túi phình mạch não.

Xét nghiệm dịch não tủy: khi bệnh nhân có tình trạng xuất huyết dưới màng nhện, dịch não tủy sẽ có sự xuất hiện của hồng cầu, xét nghiệm này sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện nếu người bệnh có dấu hiệu bị vỡ mạch máu não nhưng không nhìn thấy được thông qua chụp CT.

Bệnh phình mạch máu não nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì người bệnh hoàn toàn có thể được điều trị một cách triệt để với phương pháp phù hợp với tình trạng người bệnh và đặc điểm của thương tổn như can thiệp nội mạch hoặc mổ hở.

Phình mạch máu não là một bệnh lý nguy hiểm, nguy cơ để lại di chứng cao thậm chí là tử vong. Bệnh cần được phát hiện và xử lý kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Nguồn protein nào tốt nhất cho tim mạch?
Nguồn protein nào tốt nhất cho tim mạch?

Khoa học đã chứng minh protein tốt cho sức khỏe tim mạch nhưng việc chọn được nguồn protein tốt nhất lại không phải điều dễ dàng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây