1

Dinh dưỡng và ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi

Khi bé được 7 tháng tuổi, bé sẽ đạt được một số dấu mốc quan trọng về thể chất như tự ngồi được, mọc chiếc răng đầu tiên,... Chính vì thế, việc cung cấp đủ loại dinh dưỡng trong giai đoạn bé đang tăng trưởng rất nhanh này là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số lời khuyên trong việc xây dựng những bữa ăn lành mạnh cho em bé 7 tháng tuổi của bạn.

1. Trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?

So với những năm tháng đầu đời khi thức ăn chỉ là sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức), trẻ đến giai đoạn 7 tháng tuổi sẽ bắt đầu cuộc khám phá ẩm thực với những trải nghiệm vô cùng thú vị cho riêng mình. Theo đó, các bữa ăn luôn đa dạng các thành phần (chất đường bột, chất đạm, chất béo và hoa quả) là một điều cần thiết. Hơn thế nữa, việc trải nghiệm các loại thực phẩm sẽ tạo điều kiện cho bé được tiếp xúc dần với thực phẩm, hệ đường ruột của bé phát triển hơn, tránh nguy cơ dị ứng thức ăn về sau.

Bên cạnh đó, không giống như lúc mới 6 tháng tuổi, khi bước qua giai đoạn này, trẻ đã có những chiếc răng sữa đầu tiên. Vì vậy, thay vì những bữa ăn chỉ hoàn toàn là bột, cháo xay nhuyễn, mẹ cũng cần tập cho con biết phản xạ nhai với độ cứng của thức ăn tăng dần theo thời gian, để việc ăn uống trở thành một trò chơi được trông đợi mỗi ngày.

2. Trẻ 7 tháng ăn dặm cần chú ý điều gì?

Dinh dưỡng và ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi
Hoa quả chứa rất nhiều vitamin để bổ sung cho trẻ

Khi nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ không còn được đảm bảo, thực phẩm ăn dặm sẽ từng bước thay thế trong việc nuôi dưỡng trẻ. Lúc này, mẹ không chỉ cần lựa chọn đa dạng các nguồn thức ăn mà còn phải chú ý cung cấp thêm các loại vitamin và dưỡng chất cần thiết trong các bữa ăn dặm của trẻ.

2.1. Sắt

Sắt là nguyên liệu chủ yếu để tạo ra các tế bào máu. Nguồn sắt dễ dàng hấp thụ nhất từ ​​thịt đỏ và các loại rau có lá màu xanh đậm, họ đậu, ngũ cốc. Ngoài ra, khi cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất sắt cùng với thực phẩm chứa vitamin C, sự hấp thu sắt sẽ được cải thiện đáng kể.

2.2. Kẽm

Trẻ nhỏ sẽ dễ bị nhiễm khuẩn hơn khi thiếu chất kẽm. Kẽm được tìm thấy trong thịt bò, thịt cừu, gà tây, tôm, bí ngô, hạt vừng, đậu lăng, măng tây và sữa chua...

2.3. Vitamin C

Vitamin C là loại sinh tố rất quen thuộc nhưng khi thiếu trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng, thường bị lở loét trong niêm mạc miệng... Nguồn vitamin C rất dồi dào trong nhiều loại trái cây và rau quả và đặc biệt là nhiều dâu tây, dưa đỏ, cam quýt, đu đủ, kiwi, xoài, bông cải xanh...

2.4. Vitamin A

Mối quan hệ giữa vitamin A và sức khỏe của đôi mắt đã được chứng minh rất rõ, giúp tránh mờ mắt, khô mắt, quáng gà... Các nguồn chứa nhiều vitamin A bao gồm khoai lang, cà rốt và các loại trái cây, rau quả màu cam, đỏ, các loại rau lá xanh đậm, sữa nguyên chất, cá, thịt bò và thịt cừu...

2.5. Vitamin D

Hệ xương của trẻ phát triển vượt bậc trong giai đoạn bắt đầu biết ngồi, đi đứng. Theo đó, nhu cầu vitamin D là rất lớn. Bên cạnh việc thường xuyên cho trẻ tắm nắng, hoạt động thể lực ngoài trời, mẹ cũng cần chú ý bổ sung thêm vitamin D trong bữa ăn thông qua cá hồi, cá mòi, cá ngừ, ngũ cốc nguyên hạt, sữa bò, sữa chua và một số sản phẩm từ sữa khác.

2.6. Omega-3

Khi trẻ biết ngồi, bò, khả năng quan sát mở rộng ra, hoạt động trí não của trẻ liên tục phát triển. Khi đó, vai trò của omega-3 trở nên vô cùng quan trọng. Vì thế, mẹ cần cho bé ăn tập trung vào các loại thực phẩm như cá da trơn, cá biển và các loại tảo biển hay các loại hạt khô như quả óc chó, hạt chia và hạt lanh bằng cách xay nhuyễn cho vào bột, cháo.

3. Thực đơn gợi ý cho trẻ 7 tháng ăn dặm

Dinh dưỡng và ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi
Cháo làm từ ngũ cốc, đậu và các loại hạt là một nguồn bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ nhẻ

Sau khi bắt đầu làm quen với chế độ ăn đặc hơn từ tháng thứ sáu, mẹ có thể từ từ đa dạng hóa các loại thức ăn cho bé trong tháng tiếp theo. Vậy trẻ tháng thứ 7 ăn được gì trong bữa ăn dặm của mình? Sau đây là một số lựa chọn cho thức ăn của em bé 7 tháng cha mẹ có thể tham khảo.

3.1. Trái cây xay nhuyễn

Trái cây là một nguồn vitamin, khoáng chất và chất xơ tuyệt vời. Các loại hoa quả như táo, đu đủ, chuối, dưa hấu, bơ,... đều là những lựa chọn lý tưởng cho một bữa ăn nhẹ cũng như một bữa ăn hoàn chỉnh.

3.2. Rau xanh

Rau xanh cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Các loại rau đều phù hợp cho mẹ nấu chín, làm nhuyễn và nấu kèm trong súp, cháo cho bé.

3.3. Cháo

Cháo làm từ ngũ cốc, đậu và các loại hạt là một nguồn bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ nhẻ. Cụ thể là các loại ngũ cốc như gạo, lúa mì, yến mạch, lúa mạch, kê,... có thể được hấp chín mềm thành bột, pha thêm trong hỗn hợp cháo, làm tăng hương vị cho bữa ăn của bé.

3.4. Thịt xay nhuyễn

Thịt, chẳng hạn như thịt gà, cá, tôm, cua, là nguồn thực phẩm giàu protein cung cấp cho bé. Cách chế biến cũng là nấu chín, xay hay tán nhuyễn.

3.5. Trứng

Trứng là một loại thực phẩm rất tiện dụng, là nguồn chất béo và protein thiết yếu. Trứng cũng có thể “biến hóa” thành muôn hình vạn trạng trong từng bữa ăn cho bé. Điều cần lưu ý là hệ đường ruột của bé còn non nớt, dù cho chế biến cách nào thì mẹ cũng nên nhớ luôn làm chín trứng. Tuyệt đối không cho bé ăn trứng sống hay chín chưa hoàn toàn.

3.6. Phô mai

Phô mai làm từ sữa tiệt trùng, được bày bán rộng rãi trên thị trường. Đây không chỉ là thực phẩm rất giàu chất béo, protein và vitamin mà còn có hương vị hấp dẫn, khiến mọi trẻ em đều yêu thích.

4. Một số lưu ý khi cho trẻ 7 tháng ăn dặm

Dinh dưỡng và ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi
Các bé khác nhau có khẩu vị và sở thích khác nhau
  • Đừng ép bé ăn:

Các bé khác nhau có khẩu vị và sở thích khác nhau. Đây là “giao ước” đầu tiên mẹ cần ghi nhớ. Nếu bé không hợp tác, hãy ngưng lại và tiếp tục cho trẻ bú sữa theo nhu cầu. Có thể cha mẹ sẽ cảm thấy rất khó đứng yên nhìn con không chịu ăn, nhưng ép bé ăn không chắc đã có ích. Thay vào đó, hãy cố gắng chấp nhận rằng bé không đói ngay bây giờ và kiên nhẫn đợi đến giờ ăn tiếp theo. Đến cữ ăn sau hãy thử lại, trẻ em vốn dĩ không bao giờ để mình nhịn đói lâu cả.

  • Ăn chủ động:

Khuyến khích các bé chủ động khám phá các loại thực phẩm khác nhau bằng cách cho phép bé ăn thức ăn cầm bằng tay. Ở độ tuổi này, trẻ có xu hướng bị cắn mọi thứ cầm được trên tay giúp làm dễ chịu nướu răng. Còn gì thích thú hơn khi thức ăn sẽ đóng vai trò như một món đồ chơi của trẻ, vừa chơi vừa hấp thu.

  • Tập trải nghiệm:

Đừng làm rào cản cho con khám phá thế giới ẩm thực chỉ vì bạn không thích ăn một món gì đó. Trong trường hợp em bé bị dị ứng với một loại thực phẩm cụ thể, hãy ghi nhớ và dừng lại trong vài tháng; tuy nhiên, sau đó hãy thử lại với số lượng ít hơn thay vì kiêng cữ tuyệt đối.

  • Ăn đúng chỗ:

Xây dựng một nơi dành riêng cho việc ăn để thiết lập thói quen ăn uống thích hợp. Thói quen này sẽ tạo ra mối liên hệ giữa địa điểm và thức ăn trong tâm trí bé, khiến việc cho con ăn không còn là một nỗi vất vả.

  • Đảm bảo vệ sinh:

Thức ăn cho bé luôn cần nấu chín. Các loại hoa quả ăn sống thì phải được ngâm rửa qua nước nhiều lần. Các dụng cụ được sử dụng để làm thức ăn cho trẻ em cũng cần làm sạch và khử trùng trong nước sôi. Lý do là giai đoạn này, đường ruột của trẻ vừa phải tiếp xúc với thực phẩm mới, vừa đối diện nguy cơ rất cao bị nhiễm trùng.

Tóm lại, trẻ 7 tháng tuổi cần được xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể và cả não bộ đang phát triển. Đây cũng là giai đoạn thú vị nhất khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc và làm quen với các khẩu vị khác nhau. Sự tận tâm, kiên nhẫn trong chăm sóc và trái tim nồng hậu của cha mẹ trong mỗi bữa ăn dặm sẽ tạo nền tảng tốt đẹp cho thói quen ăn uống của trẻ về sau.

Đặc biệt, trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi, trẻ rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trẻ 4 tháng tuổi nặng 5200g có bị suy dinh dưỡng không?

Em sinh bé tại bệnh viện Từ Dũ ở tuần thứ 38. Bé sinh nặng 2550g. Sang tháng thứ 4 bé chỉ nặng 5200g. Cân nặng của bé như này có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ? Do mấy tháng trước bé bị sốt nên đến tháng thứ 4 bé mới tiêm ngừa mũi vacxin đầu tiên là mũi 5 trong 1 và uống 2 giọt rota. Khi tiêm về bé bị sốt 38.5°C nên em đặt thuốc hạ sốt hậu môn cho bé. Cho em hỏi em có thể đến bệnh viện Từ Dũ để tiêm vacxin những đợt tiếp theo cho bé không và địa chỉ và thời gian cụ thể thế nào ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1474 lượt xem

Bé 7 tháng biếng bú, có cần uống siro gì để cải thiện hoặc cần khám dinh dưỡng không?

Em sinh bé trai được 7 tháng, bé nặng 8,4 kg. Lúc sinh bé nặng 2,6 kg. Bé bắt đầu lười bú từ tháng thứ 6, mỗi cữ chỉ một ít khoảng 100ml và phải ép mới bú chứ bé không tự bú. Đêm bé lại đòi ti mẹ, cứ tu được 5 phút lại ngủ, cả đêm ti đến 4-5 lần, trằn trọc khó ngủ. Bé ăn dặm ít, uống ít nước và nước tiểu vàng nhẹ hoặc không vàng. Bé uống vitamin D và phơi nắng hàng ngày đầy đủ. Bé chỉ biết lẫy, khi ngồi phải chống tay và chưa vững, bé cũng chưa mọc răng nữa. Bé có cần uống thêm siro gì để cải thiện không ạ, hay cần khám dinh dưỡng không?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1086 lượt xem

Trẻ sinh ở tuần 38, sau 2 tháng 14 ngày nặng 4,7 kg có bị suy dinh dưỡng không?

Bé nhà em sinh ở tuần thứ 38, nặng 2,4kg. Đến nay bé đã được 2 tháng 14 ngày mà cân nặng mới chỉ 4,7 kg. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé như vậy có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1601 lượt xem

Trẻ 10 tháng cao 71cm nặng 8kg biếng ăn, khó ngủ, suy dinh dưỡng và thiếu canxi

Bé trai nhà em được 10 tháng tuổi. Bé nặng 8kg, cao 71cm. Bé vẫn đang bú mẹ và 2 tháng gần đây rất biếng ăn. Ban đêm bé trằn trọc, khó ngủ và ra nhiều mồ hôi. Bác sĩ cho em hỏi, bé có nên uống bổ sung canxi không? Và nên uống loại nào ạ? Em thấy có loại canxi sữa thì có uống được không, thưa bác sĩ? Em có cho bé đi khám và được bác sĩ kê canxi corbiere và d3 aquarium nhưng không thấy cải thiện, bé vẫn khó ngủ. Bé đã mọc được 6 cái răng rồi nhưng lại bị đen lại. Em nên làm gì bây giờ ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2017 lượt xem

Trẻ 7 tháng nặng 7,1kg dài 68cm biếng bú, biếng ăn và bị ói thì cần bổ sung nước và dinh dưỡng như thế nào?

Bé gái nhà em sinh mổ nặng 3,6kg. Bé bú sữa ngoài hoàn toàn. Tháng đầu tiên bé tăng 1kg. Tháng thứ 2 bé tăng 500g do em bị bệnh, không chăm được, bà ngoài chăm bé. Tháng thứ 3 em chăm bé thì bé tăng được 700g. Tháng thứ 4 bé tăng 300g do biếng bú hơn. Tháng thứ 5 tăng 400g, tháng thứ 6 bé bú tốt, có khi 1 ngày bú 1 lít sữa. Đến giữa tháng thứ 6 bé có đờm nhớt ở cổ nên biếng bú, bị ói, không chịu ăn. Sau 1 tuần bé hết ói nhưng vẫn biếng ăn, biếng bú. Tháng thứ 6 bé tăng 600g. 3 tuần gần đây, bé bú lại được 1 ngày 600-70ml sữa, em không cho bé ăn vì ăn vào bé có biểu hiện ho, rùng mình, ói. Bé ói liền 2 ngày, sau cách ngày mới ói. 2 ngày gần đây không thấy ói nữa. Bé vẫn ngủ và chơi bình thường. Tháng thứ 7 bé không tăng lạng nào. Hiện tại bé 7 tháng, nặng 7,1kg, dài 68cm. Bé nhà em như vậy có phải bị suy dinh dưỡng không? Và từ tháng thứ 7 bé cần uống nước như thế nào ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  721 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng "Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng 00:46
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng
Bệnh nhi 1 tháng tuổi nhập viện với tình trạng khó thở và sốt cao. Bé khóc lâu quá không nín, thế mà chú điều dưỡng Phương Đông vào nói chuyện là...
 3 năm trước
 607 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 776 Lượt xem
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. 00:53
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI.
Không có nỗi khổ nào bằng chứng kiến con chiến đấu với bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota mà không thể làm gì giúp con được. Tiêu chảy cấp rất nguy...
 3 năm trước
 696 Lượt xem
Tin liên quan
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 2 tháng tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 2 tháng tuổi

Để giúp bạn chuẩn bị cho chuyến thăm khám bác sĩ khi bé được 2 tháng tuổi, chúng tôi cung cấp dưới đây những câu hỏi bác sĩ có thể hỏi và bạn sẽ muốn viết ra câu trả lời trước.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 6 tháng tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 6 tháng tuổi

Trước khi cho bé 6 tháng tuổi đi khám bác sĩ, cha mẹ cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là những câu hỏi có thể bác sĩ sẽ hỏi và bạn có thể chuẩn bị sẵn câu trả lời từ ở nhà.

Viêm xoang ở trẻ 3-4 tuổi
Viêm xoang ở trẻ 3-4 tuổi

Tình trạng cảm lạnh của con dường như trở nên tồi tệ hơn chứ chẳng khá lên gì. Điều gì đang xảy ra? Nếu tình trạng ngạt mũi không biến mất, trẻ có thể bị nhiễm trùng xoang hoặc viêm xoang.

5 điều quan trọng bạn nên làm cho con trong những năm tháng đầu đời
5 điều quan trọng bạn nên làm cho con trong những năm tháng đầu đời

Trong những năm tháng đầu đời, cha mẹ cần lưu ý rất nhiều điều, để giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất. Dưới đây là 5 điều quan trọng, cha mẹ cần phải ghi nhớ khi chăm sóc bé.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây