1

Điều trị Sụp mi mắt - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Sụp mi bẩm sinh:

Biến chứng:

  • Nhược thị nếu mi sụp che diện đồng tử (khoảng 19% có thị lực kém)
  • Tật khúc xạ do áp lực của mi mắt lên nhãn cầu (63,1% số mắt nhược thị do sụp mi có kèm theo tật khúc xạ)
  • Hạn chế thị trường, cong lệch cột sống do cố ngửa cổ để nhìn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ gây tâm lý mặc cảm, hạn chế giao tiếp của trẻ.

Cơ chế:

  • Chức năng cơ nâng mi yếu, hạn chế cả co và dã:  Biên độ vận động mi giảm, có thể mất nếp mi, có nếp nhăn trán, nhiều mỡ mi trên,...
  • Do cân cơ: Thường do chấn thương sản khoa. Biểu hiện: Biên độ vận động mi không giảm đáng kể, nếp mi trên bị nâng cao hoặc không rõ.
  • Do cơ học: Do bị chèn ép bởi khối u ở phần trên hốc mắt hoặc vùng lân cận (như u dạng bì, u mạch máu, u xơ thần kinh), do dị dạng sọ mặt,..
  • Do thần kinh: Do quá trình phát triển, phân bố thần kinh bất thường trong giai đoạn phôi thai. 

Sụp mi mắc phải (Acquired ptosis)

Các loại sụp mi mắc phải:

  • Sụp mi mắc phải do cân cơ
  • Sụp mi do tổn thương thần kinh

Cơ chế:

  • Do cơ: Cơ nâng mi bị giảm chức năng co cơ vĩnh viễn hoặc tạm thời trong các bệnh cơ khu trú hoặc tỏa lan (bệnh loạn dưỡng cơ, liệt vận nhãn tiến triển mạn tính, loạn dưỡng cơ mắt  
  • Do thần kinh – cơ trong bệnh nhược cơ nặng (Myasthenia gravis): Tổn thương synapse thần kinh – cơ (tấm vận động) do rối loạn miễn dịch, có thể do u hoặc phì đại tuyến ức. 
  • Do chấn thương, phẫu thuật, can thiệp mạch máu: Chấn thương đụng giập hoặc đâm xuyên vào cân cơ có thể gây sụp mi tạm thời hoặc vĩnh viễn. Phẫu thuật hốc mắt, sọ não, can thiệp mạch máu cũng có thể làm tổn thương trực tiếp cân cơ, thần kinh gây sụp mi.
  • Do chấn thương
  • Do tuổi già (senile ptosis): Phối hợp nhiều cơ chế mà chủ yếu do cân cơ nâng mi bị dãn đứt, tuột điểm bám, mi trên chùng dãn, thừa da, thừa mỡ, sa tuyến lệ,...

Chẩn đoán sụp mi:

Khám xét toàn thân:

  • Khám tổng quát và gửi khám các chuyên khoa có liên quan như: Thần kinh, tai mũi họng, hàm mặt, nội tiết, lồng ngực,...

Đánh giá tình trạng mi sụp:

Mức độ sụp mi: Hiện nay thường chia theo Mustardé như sau:

  • Nhẹ (Độ I): Bờ mi nằm phía trên bờ đồng tử.
  • Vừa (Độ II): Bờ mi nằm trên (che một phần) diện đồng tử.
  • Nặng (Độ III): Bờ mi che toàn bộ diện đồng tử.

Biên độ vận động mi trên (đánh giá chức năng cơ nâng mi):

  • Nhóm 1 (Chức năng cơ nâng mi kém): BĐVĐ ≤ 4 mm.
  • Nhóm 2 (Chức năng cơ nâng mi trung bình): BĐVĐ = 5 – 7 mm.
  • Nhóm 3 (Chức năng cơ nâng mi khá) BĐVĐ = 8 – 12 mm.
  • Nhóm 4 (Chức năng cơ nâng mi tốt) BĐVĐ trên 12 mm.

Đánh giá tình trạng các cấu trúc, bệnh lý liên quan: hốc mắt, độ lồi nhãn cầu, tình trạng vận nhãn, nhãn cầu,…
Các xét nghiệm:

  • Các thử nghiệm phát hiện nhược cơ (Điện cơ, test nước đá, test Prostigmin, Tensilon,...)
  • Chẩn đoán hình ảnh như siêu âm mắt
  • Siêu âm mạch hốc mắt, chụp X quang hốc mắt, chụp cắt lớp điện toán (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp mạch máu (DSA),...

Chẩn đoán phân biệt:

  • Giả sụp mi: Do nhãn cầu teo nhỏ, mắt giả nhỏ, thụt nhãn cầu sau chấn thương gãy thành xương, lác đứng, sa cung mày, chùng dãn mi nặng, lác lên hoặc xuống đối bên, do khuôn mặt không cân đối (mặt lệch, 2 mắt không đối xứng),...
  • Sụp mi cơ năng: co rút mi trên ở một mắt có thể làm cho mi mắt bên đối diện sụp nhẹ.
  • Giả sụp mi do chùng dãn mi Sụp mi cơ năng

Điều trị sụp mi:

Mục đích điều trị:

  • Cải thiện chức năng: Giải phóng diện đồng tử, hạn chế các biến chứng.
  • Cải thiện thẩm mỹ.

Nội dung điều trị:

  • Điều trị nguyên nhân: Một số sụp mi mắc phải khi nguyên nhân được giải quyết sẽ hết sụp mi như đái đường, nhược cơ, u chèn ép,…
  • Nâng mi sụp bằng phẫu thuật.
  • Điều trị biến chứng của sụp mi: Nhược thị, cong vẹo cột sống,…
  • Điều trị các tổn thương kèm theo: tổn thương nhãn cầu, rối loạn vận nhãn,…

Phẫu thuật điều trị sụp mi:

  • Lựa chọn phương pháp phẫu thuật: căn cứ vào cơ chế gây sụp mi, mức độ sụp mi, chức năng của cơ nâng mi và các yếu tố ảnh hưởng khác.
  • Thời điểm phẫu thuật: Với sụp mi bẩm sinh: thường khi trẻ 5 - 6 tuổi, nếu sụp mi nặng có nguy cơ nhược thị hoặc lệch vẹo đầu thì cần phải mổ sớm hơn, có thể từ lúc 1 tuổi. 
  • Mức độ điều chỉnh: nâng mi đến mức tốt nhất (cả chức năng và thẩm mỹ, ưu tiên tư thế nhìn thẳng) nhưng vẫn bảo đảm chức năng che phủ nhãn cầu của mi mắt (không hở giác mạc khi nhắm).

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN 03:34
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN
Có 3 giai đoạn mà bệnh nhân đái tháo đường cần hết sức lưu ý: khi chưa có biến chứng, biến chứng tùy giai đoạn võng mạc đái tháo đường và đục thủy...
 3 năm trước
 722 Lượt xem
HÀNH TRÌNH LẤY LẠI THỊ LỰC VÀ THẨM MỸ: BỆNH NHÂN MỔ CẬN, MỔ LÁC TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI 2 HÀNH TRÌNH LẤY LẠI THỊ LỰC VÀ THẨM MỸ: BỆNH NHÂN MỔ CẬN, MỔ LÁC TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI 2 02:58
HÀNH TRÌNH LẤY LẠI THỊ LỰC VÀ THẨM MỸ: BỆNH NHÂN MỔ CẬN, MỔ LÁC TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI 2
Thực hiện mổ cận và mổ lác cách nhau chỉ 1,5 tháng
 3 năm trước
 739 Lượt xem
NHỮNG LẦM TƯỞNG TRONG ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ NHỮNG LẦM TƯỞNG TRONG ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ 44:33
NHỮNG LẦM TƯỞNG TRONG ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ
Tật khúc xạ là một dạng rối loạn mắt phổ biến, xảy ra khi mắt không thể tập trung rõ ràng các hình ảnh từ thế giới bên ngoài. Hệ quả của các tật...
 3 năm trước
 635 Lượt xem
BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH VỀ MẮT CHO NGƯỜI LỚN TUỔI BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH VỀ MẮT CHO NGƯỜI LỚN TUỔI 03:04
BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH VỀ MẮT CHO NGƯỜI LỚN TUỔI
Vào độ tuổi 50 trở đi, cũng như tất cả các bộ phận khác trên cơ thể, mắt của chúng ta bắt đầu lão hoá và dần xuất hiện các triệu chứng bệnh khác...
 3 năm trước
 603 Lượt xem
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG 03:32
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG
Đái tháo đường đã trở thành căn bệnh thế kỷ ngày nay với khoảng 425 triệu người mắc, và Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh đó.Người bệnh...
 3 năm trước
 746 Lượt xem
ĐỪNG BỎ QUA CÁC TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO SỚM BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ ĐỪNG BỎ QUA CÁC TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO SỚM BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ 02:21
ĐỪNG BỎ QUA CÁC TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO SỚM BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ
Theo WHO, trên thế giới hiện nay có khoảng 18 triệu người bị mù hai mắt do đục thủy tinh thể. Tại Việt Nam, Mù do đục thể thuỷ tinh chiếm 66,1% các...
 3 năm trước
 670 Lượt xem
Tin liên quan
Bong võng mạc: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị
Bong võng mạc: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị

Bong võng mạc xảy ra khi võng mạc tách khỏi phía sau của mắt. Điều này dẫn đến mất thị lực một phần hoặc hoàn toàn, tùy thuộc vào mức độ bong ra của võng mạc.

Các nguyên nhân gây khô mắt mãn tính và cách điều trị
Các nguyên nhân gây khô mắt mãn tính và cách điều trị

Bước đầu tiên để giảm khô mắt mãn tính là hiểu rõ nguyên nhân gây ra vấn đề. Có thể khắc phục tình trạng khô mắt bằng cách dùng thuốc nhỏ mắt và thực hiện một số điều chỉnh đơn giản trong thói quen hàng ngày.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây