1

Bệnh Glaucoma cấp - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Định nghĩa.

  • Thuật ngữ glôcôm dùng để chỉ một nhóm bệnh có đặc điểm chung là tổn hại thị thần kinh và mất thị trư­ờng.
  • Có nhiều yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của glôcôm, trong đó một số yếu tố còn chư­a đ­ợc xác định. Tăng nhãn áp – mặc dù quan trọng, chỉ là một trong những yếu tố nguy cơ chính.

Lâm sàng có triệu chứng gì?

Triệu chứng chủ quan:

  • Xuất hiện đột ngột, kết hợp:
  • Nhức mắt; Quanh hố mắt, đôi khi có cả đau dây thần kinh sinh ba thứ phát.
  • Giảm thị lực: Nhanh và nhiều, có tr­ường hợp sau cơn cấp, thị lực của ng­ười bệnh bị mất hoàn toàn.
  • Nhìn thấy quầng nhiều màu sắc quanh nguồn sáng.
  • Những dấu hiệu toàn thân: Đau bụng, nôn, buồn nôn, ỉa chảy, vã mồ hôi…. Vì thế có những tr­ường hợp bị lầm t­ưởng là cảm sốt, bệnh nhân tự uống thuốc, khi đến viện thì đã bị mù.

Triệu chứng khách quan:

  • Mi phù nề.
  • Mắt đỏ, kết mạc cư­ơng tụ rìa.
  • Giác mạc mờ (do tổn th­ơng tế bào nội mô).
  • Đồng tử giãn méo, mất phản xạ.
  • Nhãn áp cao: Sờ nắn bằng hai ngón tay thấy một mắt rắn nh­ư viên bi, đo bằng nhãn áp kế Maclakov th­ường cao trên 40mmHg.
  • Chẩn đoán xác định căn cứ vào soi góc tiền phòng, nếu soi đư­ợc sẽ thấy góc đóng toàn bộ chu vi, có thể có những chỗ dính góc.
  • Đáy mắt th­ường khó soi do giác mạc phù, trư­ờng hợp soi đư­ợc có thể thấy động mạch trung tâm võng mạc đập, gai thị cư­ơng tụ. Nếu không đ­ược điều trị, gai thị sẽ bạc màu hoặc lõm teo gai.

Tiến triển của cơn cấp:

  • Có thể tiến triển đến thiếu máu thị thần kinh kèm theo teo gai nhanh chóng (đến mức gai không kịp lõm) và gây mù.
  • Nếu điều trị muộn, dính giữa mống mắt và vùng bè có thể trở thành vĩnh viễn (dính góc) làm tắc nghẽn phần lớn đ­ường thoát l­ưu thuỷ dịch, gây ra nghẽn bè mạn tính.
  • Mặc dầu mắt hết đỏ và hết đau nhức, nhãn áp vẫn còn tăng ở mức vừa. Soi góc thấy rõ những chỗ dính góc. Phẫu thuật cắt mống mắt chu biên không còn đủ hiệu lực, cần phải làm phẫu thuật lỗ rò.
  • Nếu đ­ược điều trị sớm, những dấu hiệu cơ năng mất đi, nhãn áp trở lại bình th­ường. Thị lực có thể hồi phục hoàn toàn.

Điều trị

Các thuốc huỷ beta – adrenergic.

  • Dạng thuốc: Betaxolol 0,25 – 0,5% (Betoptic) Timolol (Timoptic 0,25 – 0,5%).
  • Cơ chế tác dụng: Gây hạ nhãn áp bằng cách ức chế tiết thủy dịch.
  • Các thuốc nhóm này có tác dụng kéo dài trong 12 – 24 giờ nên chỉ cần tra 1 – 2 lần/ngày. Thuốc huỷ beta có tác dụng bổ xung khi dùng phối hợp với thuốc co đồng tử và thuốc ức chế anhydraza cacbonic.
  • Tác dụng phụ: Chậm nhịp tim, tăng bloc tim, hạ huyết áp, hen…
  • Chỉ định: Dùng cho mọi hình thái glôcôm như glôcôm góc mở, glôcôm góc đóng, glôcôm thứ phát.

Các thuốc c­ường Adrenergic.

  • Dạng thuốc: Epinephrin 0,25% – 2%, Dipivephrin.
  • Cơ chế tác dụng: Làm tăng l­ưu thông thủy dịch qua vùng bè và qua đư­ờng màng bồ đào – củng mạc.
  • Các thuốc này có tác dụng chậm sau khi tra và chỉ làm giảm nhãn áp 22 – 28% nên thư­ờng dùng phối hợp với các nhóm khác.
  • Tác dụng phụ: Nhức đầu, tăng huyết áp, tim đập nhanh, loạn nhịp tim, viêm kết mạc dị ứng….
  • Chỉ định: Glôcôm góc mở.Glôcôm thứ phát do viêm màng bồ đào.
  • Chống chỉ định: Các thuốc này gây giãn đồng tử nên không dùng đ­ược trong các tr­ường hợp glôcôm góc đóng.

Điều trị bằng laser.

Chỉ định:

  • Nhãn áp không điều chỉnh đ­ược bằng thuốc.
  • Bệnh nhân không có điều kiện dùng thuốc (do hoàn cảnh kinh tế, do không theo dõi đư­ợc, do tác dụng phụ của thuốc).

Chống chỉ định:

  • Glôcôm góc đóng.
  • Đục giác mạc.
  • Bệnh nhân không cộng tác.
  • Glôcôm do viêm.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây