1

Điều trị bệnh da bằng ánh sáng - bệnh viện 103

1. Định nghĩa

  • Điều trị bệnh da bằng ánh sáng là phương pháp sử dụng ánh sáng (chủ yếu là tia cực tím) để điều trị bệnh da
  • Quang trị liệu là phương pháp điều trị sử dụng ánh sáng tương tác với chất/phân tử nội sinh nhạy cảm ánh sáng
  • Quang hóa trị liệu là phương pháp điều trị sử dụng ánh sáng tương tác với chất/phân tử ngoại sinh nhạy cảm ánh sáng
  • Quang động lực là phương pháp sử dụng chất nhạy cảm ánh sáng, oxy và ánh sáng để gây nên phản ứng quang hóa phá hủy tế bào ung thư.

2 Quang trị liệu và quang hóa trị liệu

2.1 Chỉ định

  • Vảy nến
  • Bạch biến
  • Ung thư lympho T ở da
  • Viêm da cơ địa
  • Bệnh tế bào mastocyte (Mày đay sắc tố…)
  • Rụng tóc thể mảng
  • Bệnh da ánh sáng (PMLE, mày đay ánh nắng, …)
  • Lichen phẳng
  • Á vảy nến thể giọt (Pityriasis Lichenoides Chronica)
  • Sẩn cục
  • Xơ cứng bì khu trú

2.2 Chống chỉ định

Tuyệt đối

  • Phụ nữ có thai và cho con bú (phương pháp PUVA), không có chống chỉ định ở phương pháp UVB.
  • Tiền sử u da
  • Bệnh có rối loạn sửa chữa DNA (xeroderma pigmentosum, hội chứng Cockayne).
  • Tiền sử điều trị trước đó bằng tia xạ, arsenic
  • Lupus ban đỏ hệ thống.

Tương đối

  • Một số bệnh có thể bị nặng lên khi chiếu UV, như: Pemphigus và pemphigoid…
  • Đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch.
  • Bệnh Porphyrie, dày sừng ánh sáng
  • Bệnh lý gan thận nặng
  • Đục nhân mắt
  • Điều trị quá 2000J hoặc 250 lần chiếu.

2.3 UVB dải rộng (BBUVB)

  • Phương pháp sử dụng tia tử ngoại bước sóng trung bình 290 – 320 nm
  • Khả năng đâm xuyên của UVB ít, do vậy chủ yếu tác động vào lớp thượng bì.
  • Tác dụng đỏ da nhiều, dễ có tác dụng phụ

2.4 UVB dải hẹp (NBUVB)

– Parrish và cộng sự chứng minh rằng ánh sáng có bước sóng ngắn hơn 295nm không có tác dụng trong điều trị vảy nến. Trong khi đó, bước sóng ở khoảng 300nm đến 313nm có tác dụng nhất.

– Phương pháp sử dụng tia tử ngoại ở bước sóng 311 ± 1nm

– So sánh UVB dải hẹp với phương pháp UVB dải rộng trong điều trị vảy nến

  • Hiệu quả điều trị cao hơn, với tỷ lệ sạch tổn thương là 70-80%
  • Liều điều trị khởi đầu thấp hơn
  • Thời gian chiếu hàng tuần ít hơn
  • Hạn chế tác dụng phụ

2.5 UVA1

  • Sử dụng bức xạ cực tím có bước sóng là 340 – 400nm
  • Khả năng xâm nhập sâu xuống trung bì và tác động đến tế bào sợi, lympho T
  • Không gây phản ứng đỏ da

2.6 Quang hóa trị liệu PUVA

– Phương pháp điều trị sử dụng chất nhạy cảm ánh sáng (Psoralen) và tia bức xạ không ion hóa có bước sóng dài (UVA)

– Các dạng Psoralen:

  • 8-MOP (8-Methoxypsoralen)
  • 5-MOP (5-Methoxypsoralen)
  • TMP (4,5’,8-trimethylpsoralen)

– Các dạng điều trị PUVA

  • PUVA sử dụng uống Psoralen. Uống Methoxsalen (8-MOP; Oxsoralen-Ultra; Puvasoralen) với liều 0,4 mg/kg trong bữa ăn, trước khi chiếu 1,5 – 2 giờ
  • Tác dụng phụ là buồn nôn và nôn, đau đầu, chóng mặt, viêm gan nhiễm độc, sốt, ban đỏ dị ứng.

PUVA sử dụng bôi Psoralen

  • Chỉ định cho trẻ < 10 tuổi
  • Trong trường hợp bệnh nhân có chống chỉ định với Psoralen đường uống
  • Thuốc bôi: Ultrameladinin 0,3%, Khellin 2%, dầu Bergamote 25%.

PUVA sử dụng tắm Psoralen

  • Sử dụng 8-MOP hoặc TMP
  • Tắm trước khi chiếu 15 – 20 phút
  • Ưu điểm là thời gian chiếu ngắn và không tác dụng phụ dạ dày ruột, gan…

– Số lần chiếu trong tuần 2, 3 hoặc 4 lần/tuần.

3. Điều trị quang động lực (Photodynamic therapy)

– Chất nhạy cảm ánh sáng là thuốc được sử dụng ở dạng bôi tại chỗ, uống hoặc tiêm tĩnh mạch như Aminolevulinic acid (ALA)…

– Trong cơ thể, các chất này tập trung với nồng độ cao ở tế bào ung thư và chỉ gây nên phản ứng khi có ánh sáng với bước sóng phù hợp chiếu trực tiếp lên vùng da mà ở đó có tổn thương ung thư.

– Phản ứng quang động lực giữa chất nhạy cảm ánh sáng, ánh sáng, và oxy có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư.

– Chỉ định

  • Dày sừng ánh nắng ở mặt và da đầu
  • Ung thư tế bào đáy
  • Bệnh Bowen
  • Mycosis fungoides
  • Sarcome Kaposi
  • Vảy nến

4. Quang lọc máu ngoài cơ thể (Extracorporeal photopheresis)

– Phương pháp sử dụng bức xạ cực tím chiếu trực tiếp vào máu của bệnh nhân nhằm phá hủy tế bào lympho T bất thường, kích thích sản xuất tế bào T ức chế đặc hiệu, và sản xuất các cytokine INF, IL-1, IL-6

– Chỉ định

  • Hội chứng Sezary
  • Bệnh tự miễn như: xơ cứng bì toàn thể, Pemphigus vulgaris, viêm khớp dạng thấp.

– Quá trình điều trị:

  • Máu được lấy ra khỏi cơ thể
  • Chiếu bức xạ UV
  • Truyền lại cơ thể sau khi chiếu.

Nguồn: bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 855 Lượt xem
Tin liên quan
Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu
Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu

Các loại dầu và tinh dầu được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả các bệnh về da như vảy nến.

Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng da bị phát ban ngứa khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây ra phản ứng dị ứng.

Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?
Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?

Dầu dừa giàu axit lauric – một loại axit béo có thể làm dịu da bị kích ứng. Vì dầu dừa đã được nghiên cứu về công dụng giảm sưng tấy nên có thể loại dầu này cũng có hiệu quả đối với các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ trên mũi, má và bên dưới mắt.

Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ
Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ

Có rất nhiều biện pháp đơn giản và tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ. Một số biện pháp còn sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà như dầu dừa, trà xanh, nghệ và mật ong. Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng thì có thể chỉ cần những biện pháp này là đủ để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh bùng phát mà không cần phải dùng thuốc.

Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà
Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà

Hắc lào hay nấm da là một bệnh về da do một nhóm nấm ăn keratin có tên là dermatophyte gây ra. Các loại nấm này phát triển trên da, tóc và móng vì đó là những khu vực có nhiều keratin của cơ thể.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây