1

Điều trị mụn rộp (herpes môi) bằng dầu dừa

Bôi trực tiếp dầu dừa lên da và ăn dầu dừa đều có tác dụng điều trị mụn rộp ở môi. Để có kết quả tốt nhất thì nên sử dụng dầu dừa nguyên chất (loại dầu không qua xử lý) thay vì dầu dừa tinh luyện.
Điều trị mụn rộp (herpes môi) bằng dầu dừa Điều trị mụn rộp (herpes môi) bằng dầu dừa

Các lợi ích của dầu dừa

Dầu dừa từ lâu đã được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe. Một trong những công dụng ít được biết đến của dầu dừa là điều trị mụn rộp ở môi.

Dầu dừa có chứa chất béo trung tính chuỗi trung bình – một loại chất béo có đặc tính kháng virus, kháng nấm và kháng sinh mạnh. Những đặc tính này giúp thúc đẩy quá trình chữa lành và ngăn ngừa nhiễm trùng ở vết thương do nhiễm virus.

Dầu dừa còn có đặc tính khử trùng và điều này giúp làm giảm cảm giác khó chịu do mụn rộp. Tác dụng dưỡng ẩm của dầu dừa giúp làm dịu da và giảm các triệu chứng của mụn rộp như đỏ, sưng tấy và đau rát.

Mụn rộp ở môi, hay còn được gọi là herpes môi, là một bệnh do HSV (herpes simplex virus) gây ra, có triệu chứng là nổi các cụm mụn nước nhỏ ở trên hoặc xung quanh môi. Các mụn nước này sẽ vỡ ra, tạo thành vết loét và đóng vảy. Mụn rộp có thể lây từ người này sang người khác.

Cách trị mụn rộp môi bằng dầu dừa

Bôi trực tiếp dầu dừa lên da và ăn dầu dừa đều có tác dụng điều trị mụn rộp ở môi. Để có kết quả tốt nhất thì nên sử dụng dầu dừa nguyên chất (loại dầu không qua xử lý) thay vì dầu dừa tinh luyện.

Dầu dừa có dạng rắn ở nhiệt độ mát và cần làm ấm để dầu chảy về dạng lỏng trước khi bôi lên da. Lấy một lượng dầu dừa nhỏ vào bát, ngâm trong nước ấm vài phút để làm chảy dầu và sau đó dùng bông gòn nhẹ nhàng chấm dầu trực tiếp lên vùng da có mụn rộp. Rửa tay thật kỹ sau khi chạm vào mụn rộp để tránh làm lây lan virus sang những vùng khác của cơ thể.

Ngoài ra cũng có thể điều trị mụn rộp môi từ bên trong bằng cách ăn dầu dừa. Dầu dừa cũng có thể được dùng trong nhiều phương pháp nấu ăn và làm bánh giống như các loại dầu khác.

Điều trị mụn rộp môi bằng dầu dừa có hiệu quả không?

Mới có rất ít nghiên cứu về tác dụng của dầu dừa trong điều trị bệnh mụn rộp ở môi nhưng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng dầu dừa có nhiều đặc tính có lợi cho sức khỏe và công dụng của loại dầu này trong một số phương pháp điều trị bệnh.

Dầu dừa chứa cả monolaurin và axit lauric - hai thành phần có đặc tính kháng virus, kháng khuẩn và kháng vi sinh vật mạnh mẽ. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng monolaurin và axit lauric có khả năng chống lại một số loại virus, bao gồm cả HSV - virus gây mụn rộp. (1)

Đặc tính chống viêm và giảm đau của dầu dừa nguyên chất còn giúp làm giảm sưng tấy và đẩy nhanh tốc độ lành da.

Thông thường phải sau vài ngày thì các triệu chứng mụn rộp mới biến mất, cho dù sử dụng dầu dừa hay bất kỳ phương pháp điều trị nào khác. Bệnh mụn rộp bùng phát theo đợt. Đợt bùng phát bệnh đầu tiên sau khi nhiễm virus thường kéo dài lâu nhất, khoảng 2 tuần. Các đợt bùng phát sau đó thường chỉ kéo dài khoảng một tuần. Điều trị bằng dầu dừa hoặc các phương pháp khác có thể giúp các triệu chứng bệnh khỏi nhanh hơn từ 1 – 3 ngày.

Tác hại khi điều trị mụn rộp môi bằng dầu dừa

Khi sử dụng ngoài da, dầu dừa an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, những người có làn da nhạy cảm có thể bị kích ứng da hoặc nổi mụn khi bôi dầu dừa. Do đó, cần thoa dầu dừa lên một vùng da nhỏ để thử phản ứng da trước khi bôi rộng và bôi lên vùng bị mụn rộp.

Ăn dầu dừa tiềm ẩn rủi ro lớn hơn. Dầu dừa chứa một lượng chất béo lớn và có thể gây rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là trong thời gian đầu mới ăn hoặc ăn quá nhiều. Nếu chọn đưa dầu dừa vào chế độ ăn uống thì ban đầu chỉ nên ăn một lượng nhỏ, sau đó tăng dần và không nên ăn quá nhiều. Mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 2 thìa canh dầu dừa.

Một số bằng chứng cho thấy ăn dầu dừa không tốt cho sức khỏe tim mạch do loại dầu này chứa nhiều chất béo bão hòa. (2) Do đó, không nên ăn dầu dừa thường xuyên. Nếu đang phải kiểm soát nồng độ cholesterol thì hãy chọn các loại dầu ăn tốt cho tim mạch, ví dụ như dầu ô liu. Những loại dầu này có tỷ lệ chất béo bão hòa thấp và thường vẫn có dạng lỏng ở nhiệt độ mát chứ không dễ đông như dầu dừa.

Các phương pháp điều trị mụn rộp môi khác

Bệnh mụn rộp ở môi thường được điều trị bằng thuốc kháng virus nhưng ngoài ra còn có các phương pháp tự nhiên giúp chữa lành và giảm các triệu chứng mụn rộp, ví dụ như lô hội.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bôi gel lô hội tươi có thể làm dịu cảm giác đau rát khó chịu do mụn rộp nhờ đặc tính chống viêm và chữa lành vết thương của loài cây này.

Tía tô đất (lemon balm) cũng là một phương thuốc tự nhiên có thể giúp điều trị mụn rộp ở môi nhờ tác dụng kháng virus và chống viêm. Tía tô đất là một loài cây thuộc họ Bạc hà, có chứa các chất giúp làm giảm sưng tấy và đỏ ở mụn rộp. Có thể sử dụng son dưỡng môi có chứa thành phần này để giữ ẩm cho môi và giúp cho mụn rộp trên môi nhanh lành hơn. Nên chọn những sản phẩm có chứa ít nhất 1% chiết xuất tía tô đất và không có thành phần gây kích ứng.

Có thể thoa lô hội hoặc tía tô đất lên vết mụn rộp cùng với dầu dừa để có hiệu quả điều trị cao hơn.

Tóm tắt bài viết

Nhờ có đặc tính kháng virus, khử trùng và chống viêm nên dầu dừa có thể giúp điều trị mụn rộp ở môi. Nên bôi dầu dừa trực tiếp lên da nhiều lần mỗi ngày để trị mụn rộp một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Mặc dù ăn dầu dừa cũng có tác dụng nhưng sẽ làm tăng lượng chất béo bão hòa và điều này không tốt cho sức khỏe tim mạch. Có thể kết hợp dầu dừa với thuốc kháng virus hoặc các thành phần tự nhiên khác như lô hội và tía tô đất để tăng tốc độ lành da.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Điều trị da sần vỏ cam bằng dầu dừa
Điều trị da sần vỏ cam bằng dầu dừa

Không chỉ được dùng trong nấu ăn, dầu dừa còn được sử dụng làm một thành phần chăm sóc da nhờ có nhiều lợi ích cho làn da như dưỡng ẩm da, phục hồi tổn thương và thậm chí là giúp điều trị một số vấn đề về da như viêm da cơ địa. Và gần đây, dầu dừa còn được dùng để điều trị da sần vỏ cam.

Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu
Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu

Các loại dầu và tinh dầu được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả các bệnh về da như vảy nến.

Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng da bị phát ban ngứa khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây ra phản ứng dị ứng.

8 phương pháp điều trị tăng sắc tố da
8 phương pháp điều trị tăng sắc tố da

Tăng sắc tố da là một vấn đề rất phổ biến và có nhiều giải pháp điều trị khác nhau, từ những phương pháp đơn giản có thể thực hiện tại nhà cho đến những phương pháp chuyên sâu cần thực hiện tại bệnh viện hay spa.

Tinh dầu tràm trà (tea tree oil) có thể giúp điều trị viêm da cơ địa
Tinh dầu tràm trà (tea tree oil) có thể giúp điều trị viêm da cơ địa

Tinh dầu tràm trà chứa các thành phần có đặc tính chữa lành nên có thể giúp làm giảm các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của các đợt bùng phát viêm da cơ địa.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây