Dị tật xương ức gà ở trẻ sơ sinh


1. Dị tật xương ức gà là gì?
Ngực ức gà còn gọi là bệnh lồi ngực bẩm sinh, là hiện tượng biến dạng lồng ngực. Đặc trưng của dị tật này là xương ức và các xương sườn nhô ra trước. Dị tật này ngược lại với dị tật lõm ngực bẩm sinh.
2. Nguyên nhân dị tật ức gà
2.1 Do di truyền
Hầu hết các dị tật về xương đều là do bẩm sinh, vì thế nguyên nhân di truyền là khá cao.
Nguyên nhân nhô xương ức gà từ nhỏ thì có đến 25% là do di truyền từ ông bà cha mẹ hoặc những người có quan hệ trực thuộc gần gũi. Trong đó, nếu cha mẹ hoặc người thân có quan hệ huyết thống cận kề thì nguy cơ trẻ bị dị tật xương ức gà sau khi chào đời là rất cao.

2.2 Phẫu thuật tim khi trẻ bị bệnh tim bẩm sinh
Trường hợp phẫu thuật tim bẩm sinh trong thời điểm dậy thì nếu mắc phải chứng bệnh này thì phát triển rất nhanh và xương nhô lồi hẳn ra trước.
2.3 Do trẻ bị thiếu vitamin D
Vitamin D là vitamin cực kỳ quan trọng đối với việc phát triển hệ xương của trẻ. Vì thế, một khi trẻ bị thiếu vitamin D thì sẽ càng làm tăng nguy cơ trẻ bị còi xương và dị tật nhô xương ngực ức gà có thể xảy ra.
2.4 Do trẻ thiếu canxi
Trẻ thiếu canxi cũng có thể khiến cho xương sườn và xương ức có xu hướng co lại hoặc nhô ra ngoài lồng ngực.

3. Trẻ bị dị tật xương ức gà có nguy hiểm không?
Dị tật xương lồng ngực nói chung có 2 dạng dị tật điển hình là dị tật xương ức gà và và dị tật xương ngực lõm. Trong đó, dị tật xương ức gà sẽ ít gây nguy hiểm hơn so với dị tật xương ngực lõm vì nó không gây chèn ép lên tim, phổi. Tuy nhiên, nó vẫn gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến các cơ quan tại lồng ngực như:
3.1 Gây cản trở quá trình hô hấp và sự hoạt động của tim, phổi
Do cấu tạo lồng ngực lồi ra trước dù nặng hay nhẹ cũng đều khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong quá trình hô hấp. Trường hợp phải làm việc nặng hoặc các hoạt động mạnh sẽ dễ khiến thở gấp do bị thiếu hoặc ngạt hơi, quá trình hô hấp diễn ra không kịp để cung cấp không khí cho phổi.
3.2 Hen suyễn
Cũng do sự cản trở quá trình hô hấp khiến bệnh nhân dị tật lồi ức gà có nguy cơ cao bị hen suyễn.

3.3 Gây mất tự tin
Chính vì gây mất thẩm mĩ, thiếu cân bằng cơ thể khiến phần lồng ngực hiện diện rõ ràng khi mặc quần áo, trẻ sẽ tự tin khi đi cùng bạn bè.
4. Phương pháp điều trị dị tật ức gà
Hiện nay, có 2 phương pháp phổ biến là phẫu thuật và không phẫu thuật.
4.1 Phương pháp phẫu thuật
Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật thông qua lỗ nội soi, đưa thanh kim loại vào vị trí xương ức gà, thực hiện nẹp thanh kim loại này vào và chỉnh dẫn phần xương bị lồi ra. Tùy vào tình trạng lồi của trẻ nặng hay nhẹ mà thời gian ngực phẳng lại bình thường sẽ khác nhau, có thể là từ 1 – 3 năm mới có thể phẫu thuật để lấy thanh kim loại ra.
Ưu điểm của phương pháp này đó là nhanh chóng, hiệu quả và có chi phí thấp, tuy nhiên, nhược điểm là để lại vết sẹo trước ngực.

4.2 Phương pháp không phẫu thuật
Không phẫu thuật tức là sẽ dùng phương pháp thủ công tác động từ bên ngoài và việc này chủ yếu dựa vào cách tạo lực lên thành ngực bằng khung ép động. Hệ thống khung ép có dạng hình tròn, bao quanh vùng lồng ngực, phía trước lấy phần ức gà nhô ra làm điểm tựa, ở phía sau lấy cột sốt làm điểm tựa, áp lực được điều chỉnh tăng giảm độ ép lại tùy theo từng bệnh nhân và cơ địa của mỗi người. Thông thường, áp lực tác dụng lên thành ngực < 2.5 PSI là phổ biến nhất đối với tình trạng dị dạng lồng ngực.
Ưu điểm của phương pháp này là giảm thiểu được các nguy cơ phẫu thuật, không có sẹo, nhưng nhược điểm lại là chi phí khá cao và phải mang khung trong thời gian dài.
5. Phòng bệnh dị tật ức gà ở trẻ em
5.1 Cho bé phơi nắng sớm để hấp thụ Vitamin D
Thời điểm thích hợp cho bé tắm nắng là 1 tuổi từ 6h-9h là lúc tia hồng ngoại và tia cực tím phát ra yếu, có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho bé.

5.2 Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong thời gian đầu
Sữa mẹ chứa các chất dinh dưỡng đầy đủ sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, mẹ cũng phải bổ sung dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày để tăng chất lượng sữa. Ngoài ra, nên cho bé tới các cơ sở y tế bổ sung vitamin, canxi, dầu gan cá và tiêm phòng đầy đủ.

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.
Khi nào con trai tôi đủ lớn để tự làm vệ sinh bao quy đầu?
- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1093 lượt xem
Làm gì khi trẻ nôn ngay sau khi uống thuốc kháng sinh?
Tôi phải làm gì khi con tôi sau khi uống thuốc kháng sinh bị nôn trớ ra hết ạ? Nôn như thế sợ bé không còn thuốc trong người, tôi nên cho bé uống tiếp bằng cách nào?
- 1 trả lời
- 5836 lượt xem
Tại sao bác sĩ không kê thuốc kháng sinh khi trẻ bị cảm lạnh?
Bé nhà tôi bị cảm lạnh, tôi có nên cho bé uống kháng sinh không ạ?
- 1 trả lời
- 958 lượt xem
Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?
Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?
- 1 trả lời
- 942 lượt xem
Bé 6 tuần tuổi nặng 4,5kg có bị còi xương không và làm cách nào cho bé ngủ ngoan hơn?
Object
- 1 trả lời
- 1675 lượt xem







Bệnh đầu nhỏ Microcephaly là dị tật bẩm sinh, trong đó đầu em bé nhỏ hơn nhiều so với bình thường.

Sốt xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).

Christine Duenas đã mất đứa con của mình khi cô mang thai được 39 tuần và 3 ngày. Cô ấy đã lâm bồn, nhưng sau đó đã có sự cố khủng khiếp xảy ra. Trước khi chào đời, con bé đã chết.

Tất cả chúng ta đều biết rằng các anh chị em trong gia đình có thể có những người cha khác nhau - về mặt kỹ thuật khiến họ trở thành anh chị em cùng mẹ khác cha - nhưng còn với các cặp song sinh thì sao? Có, điều này có thể xảy ra.