1

Dạy con tự kỷ tại nhà - Bệnh viện nhi Trung Ương

Khi được biết con bị mắc rối loạn phổ tự kỷ, nhiều cha mẹ rất lo lắng, bối rối không biết phải bắt đầu từ đâu. Hàng trăm vấn đề như học ở đâu, học như thế nào, học cái gì đều trở thành những trăn trở của các bậc cha mẹ.

Các bậc phụ huynh cần hiểu rằng, gia đình là môi trường tốt nhất đối với trẻ tự kỉ bởi đó là môi trường quen thuộc, trẻ có nhiều cơ hội được tham gia vào các hoạt động hàng ngày cùng với những người thân, được thực hành và luyện tập các kĩ năng. Chính vì vậy, việc cha mẹ hiểu và nắm vững các kỹ năng dạy trẻ tự kỷ tại nhà vừa giúp các cán bộ y tế thúc đẩy tiến độ của việc điều trị, mặt khác, còn tiết kiệm được thời gian và chi phí thời gian và kinh phí trong quá trình can thiệp.

Để thực hiện được các kĩ năng này, cha mẹ lưu ý một số yêu cầu sau:

  • Bắt đầu bằng những đồ chơi, hoạt động mà trẻ thích. Đó là con đường dẫn dắt cha mẹ đến với thế giới của trẻ.
  • Kiên trì thực hiện bởi trẻ sẽ không chú ý và tương tác ngay từ lần đầu tiên.
  • Luôn luôn tạo không khí vui vẻ để trẻ cảm thấy thoải mái và hứng thú tham gia hoạt động hơn.
  • Dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi, trong bất kì tình huống nào, trong mọi hoạt động của gia đình.

Các kĩ năng

1.Gọi tên trẻ

  • Thường xuyên gọi tên trẻ để lôi kéo sự chú ý của trẻ và giúp trẻ nhận ra bản thân, tăng khả năng đáp ứng khi bố mẹ gọi.
  • Gọi tên trẻ trong các hoạt động, trong các trò chơi, khi sai việc trẻ: “Nam. Đưa mẹ bóng”, “Nam. Con gà đâu?”

2.Ngang tầm mắt

Ngồi ở vị trí ngang tầm mắt với trẻ, giúp trẻ tạo được giao tiếp mắt với người đối diện, duy trì tần suất và thời gian giao tiếp mắt khi có cơ hội. Trước tiên hãy sử dụng những đồ chơi, đồ ăn, vật hoặc là hoạt động mà trẻ thích, có hứng thú để trẻ chủ động nhìn mắt nhiều hơn.

3.Theo dõi và tham gia

Quan sát các hoạt động của trẻ sau đó tham gia hoạt động đó cùng với trẻ. Trẻ là người dẫn dắt vào hoạt động, chơi cùng với trẻ để tạo sự gắn kết, mối quan hệ gần gũi với trẻ, sau đó thay đổi và tạo ra những cách chơi cho phù hợp.

4.Tập ngồi

Tập ngồi giúp trẻ tập trung chú ý để hoàn thành được nhiệm vụ, biết chờ đợi và biết cách chơi lần lượt. Khi cho trẻ tập ngồi, cần tránh, loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng và mất tập trung như: tiếng ồn (tivi, chuông điện thoại, tiếng nói chuyện), các đồ chơi xung quanh (gọn gàng, tránh ở trong tầm nhìn của trẻ). Vị trí ngồi nên là một góc hẹp, trẻ khó di chuyển khỏi vị trí.

5.Đợi và làm theo lần lượt

Trong các hoạt động cần tạo ra sự tương tác, đó là đợi và luân phiên theo lượt. Khi người lớn biết đợi và luân phiên với trẻ, trẻ cũng sẽ học được kĩ năng đợi và luân phiên với người khác. Đợi và làm theo lần lượt là kĩ năng giúp trẻ trở thành một người biết giao tiếp thật sự.

6.Hỗ trợ bằng lời nói và hình ảnh trực quan

Hỗ trợ bằng lời:

  • Sử dụng lời nói đơn giản, nhất quán, chọn nói từ chính và phù hợp với tình huống
  • Cho trẻ thêm thời gian để xử lí thông tin, cân nhắc và đưa ra phản hồi.
  • Kèm theo cử chỉ, điệu bộ và cường điệu hóa cảm xúc khi cần thiết.
  • Thay đổi giọng nói (về ngữ điệu và âm vực): lúc to, lúc nhỏ, lúc nhanh, lúc chậm, tạo sự ngạc nhiên và bất ngờ để kéo sự chú ý của trẻ.
  • Tránh hành động, lời nói tiêu cực (Con đừng có làm như thế, con không được ném đồ…), nói những câu nhấn mạnh vào hành vi phù hợp: Nhặt bóng lên, cất đồ chơi, tắt ti vi…

Hỗ trợ bằng hình ảnh trực quan:

  • Hình ảnh trực quan giúp trẻ hiểu thông tin từ môi trường được chính xác hơn, bù đắp những khó khăn khi xử lí các thông tin bằng thính giác.
  • Hình ảnh trực quan giúp trẻ kiểm soát hành vi: trẻ chưa biết sử dụng ngôn ngữ nói để thể hiện nhu cầu bản thân, trẻ có thể dùng phương tiện khác để hỗ trợ hoặc thay thế cho ngôn ngữ nói như tranh ảnh, cử chỉ điệu bộ (chỉ ngón)
  • Hình ảnh trực quan hỗ trợ trẻ phát triển các kĩ năng (kĩ năng tự phục vụ…), phát triển, hiểu và thể hiện cảm xúc.
  • Hình ảnh trực quan có thể là: Ảnh thật, ảnh biểu tượng, video, các cử chỉ điệu bộ, ánh mắt, nét mặt của người lớn.

7.Tạo nhu cầu

Trẻ tự kỉ thường có ý thích thu hẹp và ít nhu cầu, do đó cần tạo các tình huống để kích thích nhu cầu của trẻ, đó là cơ hội tốt nhất để trẻ tương tác.

Tạo nhu cầu cho trẻ bằng một số cách sau:

  • Để đồ lên cao: Trong tầm nhìn nhưng ngoài tầm với
  • Để đồ vào hộp trong suốt đậy kín: Để trẻ nhìn thấy và yêu cầu người lớn lấy giúp
  • Cho trẻ lựa chọn: Có thể đưa cho trẻ thứ mà trẻ không thích hoặc lựa chọn giữa đồ vật trẻ thích và không thích.
  • Từng chút một: Không nên đưa tất cả đồ chơi hoặc đồ ăn cho trẻ, nên đưa cho trẻ từng đồ một, từng miếng đồ ăn một để trẻ có nhiều cơ hội giao tiếp hơn.

+Đưa các vật liệu mà trẻ cần hỗ trợ để sử dụng/ vận hành được: Chỉ đưa bát mà không đưa thìa, chỉ đưa đàn mà không đưa que gõ.

+Đưa từng phần một để trẻ phải yêu cầu thêm: Đưa từng miếng ghép hình, cho từng miếng bim bim…

+Không đưa rất cả các vật liệu mà trẻ cần để thực hiện hoạt động (trẻ sẽ làm hỏng hoặc không biết cách chơi): Không đưa cả hộp thổi bóng cho trẻ, nên đưa que thổi, nếu trẻ muốn chơi, trẻ đưa que thổi cho mẹ.

+Làm một việc mà trẻ không muốn bạn làm (trẻ sẽ phản đối): Trẻ muốn mở hộp đồ chơi, khi đó bạn làm động tác giả vờ cất đi và nói “cất đi”, sau đó đợi phản ứng của trẻ. Nếu trẻ đòi đồ chơi bạn dạy trẻ “xin” hoặc “ạ” hoặc chỉ vào hộp hoặc nói một từ nào đó đúng tình huống như “mở”, “lấy”…

+Làm trái với kỳ vọng của trẻ (tình huống ngớ ngẩn): Trẻ muốn ăn sữa chua, không đưa thìa cho con mà lại đưa ống hút, dạy biết từ chối không phải ống hút và chỉ tay để lấy thìa.

8.Trợ giúp trẻ – Cầm tay chỉ việc

Trẻ rất khó để học bằng bắt chước, do đó trẻ cần được dạy chính xác về việc nên làm. Vì vậy, hỗ trợ trẻ khi cần là cần thiết.

Các bước trợ giúp trẻ như sau:

  • Làm mẫu cách làm: Làm mẫu các kĩ năng hoặc cách chơi để trẻ quan sát và bắt chước làm theo, nếu trẻ không bắt chước, chuyển sang bước tiếp theo.
  • Cầm tay chỉ việc hoàn toàn: Hoàn toàn cầm tay trẻ thực hiện nhiệm vụ
  • Cầm tay chỉ việc một phần: Cầm tay trẻ để nhắc nhở, sau đó để trẻ tự thực hiện; hoặc đẩy nhẹ tay trẻ để trẻ biết cần phải làm gì.
  • Nhắc nhở, hỗ trợ trẻ bằng hành động và cử chỉ kèm lời nói
  • Nhắc nhở, hỗ trợ trẻ bằng ánh mắt kèm lời nói
  • Nhắc nhở bằng trẻ lời nói

9.Chuỗi – từng bước nhỏ

Từ việc thực hiện những bước nhỏ, hành động đơn giản để hoàn thành một chuỗi, trình tự, nhiệm vụ phức tạp.

  • Chuỗi Tiến là bắt đầu ở bước đầu tiên và dạy từng bước thứ tự
  • Chuỗi Ngược là bắt đầu ở bước cuối cùng trong chuỗi và thực hiện ngược lại

10.Chơi đa dạng

Học cách chơi đồ chơi theo nhiều cách khác nhau sao cho trẻ không gặp khó khăn, không máy móc và rập khuôn với một kiểu chơi duy nhất theo cách riêng của trẻ.

Bắt đầu chơi bằng những cách đơn giản, sau đó tăng dần tính phức tạp của đồ chơi/trò chơi.

Chơi đa dạng giúp nâng cao khả năng nhận thức của trẻ.

11.Có cấu trúc

Lịch trình hoạt động: Lịch trình giúp trẻ hiểu và biết hành động đang diễn ra, hành động nào sẽ diễn ra tiếp theo và giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn, giảm bối rối và lúng túng khi có thể phán đoán trước được sự việc có thể xảy ra.

Bắt đầu và kết thúc: Trong bất kì hoạt động nào cũng cần cho trẻ hiểu khi nào bắt đầu một hành động, và khi nào là kết thúc hành động giúp trẻ dễ dàng học và hoàn thành nhiệm vụ hơn.

Khi bắt đầu chơi nên nói “Bây giờ chơi….”, khi chơi xong có thể nói “Chơi xong rồi. Cất đi”, kèm theo các hỗ trợ (hình ảnh, hành động) trực quan phù hợp.

Trong khi chơi:

Bất kì hoạt động nào cũng cần tổ chức theo một trình tự nhất định “Bắt đầu – diễn biến – kết thúc”

  • Bắt đầu: “Bây giời chơi đọc sách”
  • Diễn biến: Dậy trẻ nhận biết, chỉ tranh ảnh trong sách
  • Kết thúc: “Đọc sách xong rồi. Cất sách/Cất đi”

11. Củng cố

Củng cố được đưa ra khi trẻ có những phản hồi phù hợp như: Chủ động nhìn mắt, chú ý tích cực, hành vi đúng, thành công dù nhỏ…

Các hình thức củng cố:

  • Khen ngợi bằng lời: “nhìn giỏi”, “ghép hình rất giỏi”
  • Luôn mỉm cười: tạo sự gần gũi, thân thiện
  • Chạm vào người/cù ki, ôm, hôn trẻ
  • Phần thưởng hữu hình: bằng đồ ăn, đồ chơi mà trẻ thích, sticker (hình dán yêu thích)
  • Chơi theo ý thích: Chơi theo cách mà trẻ thích (thời gian ngắn)

Nguồn ; Bệnh viện nhi Trung Ương

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình

Những điều cần suy ngẫm Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là của cả xã hội. Sự nhận thức về sự nghiêm trọng...

Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ
Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ

Dính lưỡi (còn gọi là ngắn phanh lưỡi) là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế. Đây là nguyên nhân mà ít người biết đến, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và phẫu thuật cho hơn 500 trẻ dính lưỡi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5 đến 10 trẻ phẫu thuật điều trị tại khoa.

Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà
Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà

Mở khí quản là thủ thuật mở một đường thở nhân tạo để đưa không khí vào thẳng khí quản thông qua Canuyn mà không qua đường mũi họng; đường thở này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua
Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua

Trẻ dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi từ hình thể đến tâm lý và sinh lý. Vì thế nếu bố mẹ không nắm bắt kịp thời để có hướng tư vấn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Có thể nhỏ 1 giọt Vitamin D3 cho bé hơn 3 tháng và uống thêm 1 viên canxin dạng sữa chứa 2,5mcg vitamin D3 không?

Em mới có 1 bé gái được 3 tháng 22 ngày. Lúc bé tròn 3 tháng bé nặng 5,6kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn ạ. Hàng ngày em bổ sung cho bé 1 giọt Vitamin D3 Aquadetrim. Hôm nay em có mua thêm cho bé 1 hộp canxi dạng sữa Blossom Milk Calcium. Em nhìn thành phần thì thấy mỗi viên chứa 2,5mcg vitamin D3. Vậy em có thể cho bé uống song song 2 loại này được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  579 lượt xem

Trẻ 3 tháng uống thuốc trị nhiễm trùng tiêu chảy nhưng vẫn đi xì xoẹt và phân có lẫn màu nâu đỏ thì có phải đi khám nữa không?

Em sinh bé nặng 3,3kg. HIện bé đã được hơn 3 tháng tuổi. Em vắt sữa ra bình cho bé uống. Trong 2 tháng đầu bé lên cân rất tốt. Được 2 tháng thì bé đã nặng 6,7kg. Tuy nhiên, đến tháng thứ 3 này thì cháu có hiện tượng biếng bú, không tăng cân và đi ngoài phân xanh. Em cho bé đi khám thì bác sĩ xét nghiệm và kết luận bé bị tiêu chảy nhiễm trùng. Bác sĩ kê thuốc cho bé uống thì phân đã chuyển sang hoa cà hoa cải nhưng vẫn hơi ngả xanh. Khi cho bé đi tái khám thì bác sĩ nói phân bé đẹp rồi kê thuốc về cho uống. Tuy nhiên hiện tại cháu vẫn đi xì xoẹt ạ, thậm chí thỉnh thoảng phân có lẫn một ít màu nâu đỏ. Bé nhà em như vậy có phải cho đi khám nữa không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  608 lượt xem

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  908 lượt xem

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1123 lượt xem

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  874 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 659 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 667 Lượt xem
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương 28:04
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung Ương
 3 năm trước
 759 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 615 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12142 Lượt xem
Tin liên quan
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.

Bệnh Celiac, dị ứng lúa mỳ và nhạy cảm với gluten ở trẻ em
Bệnh Celiac, dị ứng lúa mỳ và nhạy cảm với gluten ở trẻ em

Bệnh celiac là gì? Bệnh Celiac khác với nhạy cảm với gluten hoặc dị ứng lúa mỳ như thế nào? Cách phát hiện trẻ bị bệnh Celiac, dị ứng lúa mỳ hay nhạy cảm với gluten? Đảm bảo trẻ có chế độ ăn không chứa gluten bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức này trong bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây