Đau vùng chậu khi mang thai – nỗi niềm cần chia sẻ - Bệnh viện Từ Dũ
Hạnh phúc khi mang trong mình một mầm non bé nhỏ là vô hạn, nhưng những khó chịu trong thai kỳ cũng dường như không bao giờ kể hết. Đau vùng chậu cũng là một tình trạng gây ra không ít khó khăn, thử thách đối với các mẹ bầu.
Ấy vậy mà nó lại xảy ra khá phổ biến, chiếm khoảng 20% các mẹ bầu cơ đấy, và nó khiến những việc tưởng chừng hết sức bình thường như đi bộ, leo cầu thang, hay xoay trở người trên giường, cũng trở nên đau đớn, khó chịu.
Đau vùng chậu là gì?
Khung chậu có cấu trúc vòng đai tròn, được tạo bởi xương cùng ở phía sau và 2 xương chậu hai bên, hình dạng giống cái chậu.
Các triệu chứng của đau vùng chậu có thể từ nhẹ đến nặng, bao gồm:
Đau ở vùng mu, vùng dưới thắt lưng, hông, háng, đùi hoặc đầu gối.
Những cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi di chuyển:
- Khi đi bộ
- Khi bước lên/xuống bậc cao
- Thay quần áo
- Xoay trở người trên giường
- Khi quan hệ tình dục.
Nguyên nhân
- Nội tiết thai kỳ: Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sản sinh ra relaxin nhằm nới lỏng các dây chằng ở xương chậu, giúp chuẩn bị cho sự ra đời của bé qua ngả âm đạo. Nhưng điều này cũng khiến các khớp xương vùng chậu di chuyển không đồng đều, xương chậu trở nên kém ổn định và do đó gây ra sự đau đớn đối với mỗi cử động.
- Trọng lượng của bé: Khi em bé của bạn phát triển trong bụng mẹ, trọng lượng tăng thêm và sự thay đổi trong cách bạn ngồi hoặc đứng sẽ gây ra nhiều căng thẳng hơn cho xương chậu của bạn.
- Những vấn đề về lưng hoặc bị chấn thương xương chậu trước khi mang thai: Điều này khiến cho tình trạng đau vùng chậu càng trở nên trầm trọng trong thai kỳ.
Đau vùng chậu có ảnh hưởng gì đến bé và quá trình sinh nở không?
Các mẹ bầu có thể yên tâm rằng mặc dù những cơn đau vùng chậu có thể rất đau đớn và khó chịu với mẹ, nhưng nó sẽ không gây hại đến bé yêu trong bụng.
Hầu hết các mẹ bầu bị đau vùng chậu trong thai kỳ vẫn có thể sinh thường qua ngả âm đạo.
Tôi có thể làm gì để giúp giảm bớt các triệu chứng của mình?
Các biện pháp đơn giản sau đây có thể giúp các mẹ bầu dễ chịu hơn:
- Không ngồi quá 30 phút một lần mà thay đổi vị trí thường xuyên.
- Không bước quá dài, quá cao.
- Nằm ngủ nghiêng về phía ít đau hơn.
- Dồn trọng tâm cân bằng cả hai chân khi đứng, tránh đứng một chân hay bắt tréo chân.
- Thay quần áo ở tư thế ngồi.
- Giữ hai đầu gối gần nhau khi xoay người trên giường.
- Khi ngủ, đặt một chiếc gối mềm dưới bụng và giữa hai chân để làm giảm áp lực lên vùng chậu.
- Tránh các hoạt động khiến các triệu chứng tồi tệ hơn như: nâng vật nặng, đi quá nhiều, cúi cong người xuống để nâng vác, …
Nếu các biện pháp trên không giúp giảm bớt sự khó chịu và ngày càng trở nên đau hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn tốt hơn. Có thể bạn sẽ cần thực hiện các phương pháp như: đeo đai hỗ trợ hoặc nạng, thực hiện các bài tập tăng cường cơ bụng và cơ sàn chậu, tập vật lý trị liệu …
Đối với hầu hết phụ nữ, việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp giảm đau để bạn tiếp tục với các hoạt động thường ngày.
Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ
Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?
- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1237 lượt xem
Mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính không?
- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 791 lượt xem
Điều trị bệnh rơ lưỡi khi mang thai
Em bị nhiễm nấm Candida ở lưỡi nên thường hay phải sử dụng bột rơ lưỡi có chứa Nystatin. Nhưng trong thời gian em đang mang thai, liệu điều đó có làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không?
- 1 trả lời
- 1986 lượt xem
Cần làm gì trước khi mang thai bé thứ hai nếu bé đầu có bệnh lý?
Cách đây 4 năm, em mang thai lần đầu, do thai nhi bị suy thận trái, thiếu máu và ngạt ối, suy hô hấp ở tuần 32 nên bác sĩ chỉ định mổ lấy thai. Bây giờ, em dự định mang thai lại. Để tránh rủi ro như lần đầu, em cần phải làm gì ạ?
- 1 trả lời
- 534 lượt xem
Cảm cúm khi mang thai, có cần đi viện khám?
Mang thai được 14 tuần, mấy hôm nay em bị ngứa họng, sổ mũi, ngạt mũi, ho nhẹ và khàn tiếng. Không biết, em có cần đến Bệnh viện thăm khám, uống thuốc không ạ?
- 1 trả lời
- 527 lượt xem
Đau vùng chậu trong thai kỳ ảnh hưởng đến 1/4 phụ nữ mang thai. Nó thường bắt đầu vào cuối tam cá nguyệt đầu và có thể tiếp tục cho đến vài tháng sau sinh.
Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.
Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.
Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi khuyết tật bẩm sinh, hầu hết là da sẹo, chân tay bị dị dạng, đầu nhỏ bất thường, các vấn đề thần kinh (như khuyết tật về trí tuệ) và các vấn đề về thị giác
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.