Dấu hiệu nhận biết sớm tim bẩm sinh ở trẻ em - Bệnh viện Việt Đức
Bệnh tim bẩm sinh là gì?
Tim bẩm sinh là những khuyết tật ở tim và/hoặc ở các mạch máu lớn do sự ngừng hoặc kém phát triển các thành phần của phôi tim trong thời kì bào thai. Theo thống kê của các tác giả ở nhiều nước, tỉ lệ mắc bệnh tim bẩm sinh trung bình khoảng 1% đến 2% trong tổng số trẻ mới sinh. Trong tim bẩm sinh, các bệnh thường gặp là: thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, tứ chứng Fallot, chuyển gốc động mạch, hẹp động mạch phổi… Tỉ lệ tử vong của tim bẩm sinh cao, chiếm 5-10% tổng số tim bẩm sinh, trong đó chủ yếu tử vong trong 2 năm đầu.
Tiên lượng
Tiên lượng bệnh tim bẩm sinh tùy thuộc vào các yếu tố sau:
- Loại dị tật tim mạch: Thông liên nhĩ cao: Lỗ thông nhỏ thường diễn biến nhẹ, có thể chịu đựng được lâu dài; Chuyển gốc động mạch: Diễn biến nặng, nguy kịch sớm ngay trong một vài tháng đầu sau sinh.
- Khả năng phát hiện và điều trị sớm: Trong điều trị, nó liên quan rất nhiều đến khả năng phẫu thuật sửa chữa các dị tật:
- Ở các nước phát triển: Thường được phát hiện và phẫu thuật sớm nên hạn chế được những biến đổi xấu về cấu trúc và chức năng của tim mạch về sau này.
- Ở các nước đang phát triển: Phẫu thuật tim bẩm sinh còn hạn chế, phụ thuộc vào trình độ kĩ thuật, trang thiết bị, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân
Hầu hết các trường hợp tim bẩm sinh là do mẹ mang thai trong 10 tuần lễ đầu (đặc biệt từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 8) mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc:
- Các bệnh nhiễm khuẩn: đặc biệt là nhiễm virus cúm, sởi, sốt phát ban;
- Nhiễm độc: hóa chất, thuốc, các chất phóng xạ…
- Một số trường hợp do rối loạn về di truyền: hội chứng Marfan, lệch khớp háng, hội chứng Down, biến dị đơn gen…
Dấu hiệu nhận biết sớm tim bẩm sinh ở trẻ em
Biểu hiện tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh bao gồm:
- Khó thở, thở nhanh, thở rút lõm, bú ít và ngừng nghỉ liên tục khi bú mẹ.
- Trẻ được vài tháng tuổi trở lên sẽ có biểu hiện rõ rệt hơn: Thường xuyên ho, thở khò khè và hay bị viêm phổi.
- Ngoài ra, trẻ có thể có một số biểu hiện đi kèm như thể chất chậm phát triển, da xanh xao, môi và đầu ngón chân, ngón tay chuyển màu tím khi trẻ khóc.
- Dị tật tim bẩm sinh có thể đi kèm với các bệnh liên quan đến việc đột biến nhiễm sắc thể như down, sứt môi, thiếu hoặc thừa ngón chân… Những trường hợp này cần được theo dõi đặc biệt để sớm phát hiện và điều trị những dị tật về tim bẩm sinh nếu có.
Cũng có một số trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nhưng không có biểu hiện rõ rệt và chỉ tình cờ được phát hiện khi trẻ được đưa đi kiểm tra sức khoẻ hoặc đi khám bệnh khác.
Phân loại
Dựa vào sinh lý bệnh, chia tim bẩm sinh thành 3 loại:
- Tim bẩm sinh có luồng máu thông từ trái sang phải (Shunt trái – phải): lâm sàng còn gọi là tim bẩm sinh không tím hoặc tím muộn, gồm các bệnh thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, dò động mạch (ĐMC và ĐMP), vỡ túi phình xoang Valsalva, ống nhĩ thất chung…
- Tim bẩm sinh có luồng máu từ phải sang trái (shunt phải – trái): còn gọi là tim bẩm sinh tím sớm, gồm 2 nhóm
- Nhóm ít máu lên phổi: tứ chứng Fallot, tam chứng Fallot, ngũ chứng Fallot, teo van ĐMP, teo van ba lá, Ebstein, thất phải 2 đường ra…
- Nhóm nhiều máu lên phổi: Chuyển gốc động mạch, thân chung động mạch, tim một thất, thất trái 2 đường ra, hội chứng Taussig – Bing…
Nguồn: Bệnh viện Việt Đức
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chàm
Bác sĩ có thể cho biết các dấu hiệu của bệnh chàm ở trẻ nhỏ không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 758 lượt xem
Trẻ hơn 4 tháng tuổi chưa biết với đồ trước mặt, chưa biết quay mặt lại khi mẹ gọi có phải là dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ không?
Hiện bé nhà em đã được 4 tháng 10 ngày tuổi. Nhưng không hiểu sao bé chưa biết quay mặt lại khi nghe mẹ gọi, chưa đòi khi mẹ đi quá, cũng không ê a trò chuyện mà chỉ cười khi mọi người trêu đùa, bé cũng chưa biết với tay để lấy đồ trước mặt ạ. Bé nhà em có những biểu hiện như vậy có phải là dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ không ạ?
- 1 trả lời
- 2022 lượt xem
Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1153 lượt xem
Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?
Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?
- 1 trả lời
- 1341 lượt xem
Khi nào con trai tôi đủ lớn để tự làm vệ sinh bao quy đầu?
- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1058 lượt xem
Không có mức độ an toàn nào khi nói đến phơi nhiễm chì. Trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ bị ngộ độc chì, tình trạng này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như thiếu máu, tổn thương thận và tổn thương não.
Răng Hutchinson xảy ra do trẻ bị lây truyền bệnh giang mai khi còn trong bụng mẹ hoặc trong khi sinh.
Nấm da phổ biến nhất ở trẻ em trên 2 tuổi, nhưng trẻ sơ sinh và người lớn cũng có thể mắc phải.
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là gì? Biểu hiện của bệnh này như thế nào? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!