1

Đánh giá nhanh nguy cơ chậm nói của trẻ - bệnh viện nhi Trung Ương

Để đánh giá nhanh nguy cơ trẻ sẽ chậm nói kéo dài, thay vì tập trung phân tích số lượng từ mà bé có thể nói hoặc thời điểm mà bé biết nói, hãy tự hỏi “bé giao tiếp hiệu quả hay không?”.

Kiến thức về các mốc phát triển ngôn ngữ giúp cha mẹ hình dung về tiến trình phát triển của con. Tuy nhiên, trong khi trình tự (các giai đoạn) phát triển ngôn ngữ mà trẻ trải qua rất ổn định, độ tuổi chính xác khi trẻ đạt các mốc cụ thể lại dao động nhiều

Sau đây là một số câu hỏi gợi ý, giúp bạn có đánh giá ban đầu về khả năng ngôn ngữ của con (trường hợp con bạn dưới 3 tuổi và bạn không thể hiểu hoặc giao tiếp dễ dàng với bé).

Cần cảnh giác nếu bạn trả lời KHÔNG cho những câu hỏi này:

1. Bé có cố gắng nói không?

Tới 12 tháng, bé phải tìm cách giao tiếp với bạn bằng lời nói. Những tiếng bi bô cũng được tính.

2. Bé có quan tâm tới những người khác và phản ứng với sự hiện diện của người khác không?

Ở nhà, khi có người ra vào phòng, bé phải nhận ra và phản ứng. Phản ứng có thể bao gồm việc mỉm cười khi nhìn thấy người thân, khóc khi mẹ rời bé hay tìm cách nhìn theo khi mẹ rời phòng. Bé phải quan tâm và nhìn ngó khi gần đó có người đang hoạt động (ăn, đọc sách, chơi đồ chơi…).

3. Bé có đều đặn học được thêm các từ mới hay không?

Một khi đã bắt đầu nói, bạn sẽ thấy bé tiến bộ không ngừng trong phát triển ngôn ngữ. Những từ đã nói được sẽ không mất đi, số lượng từ mới ngày càng tăng. Cẩn thận nếu khả năng nói của bé chững lại trong vòng vài tháng hoặc trẻ bắt đầu quên những từ đã biết.

4. Bé có phản ứng khi nghe nhạc không?

Phần lớn trẻ dưới 3 tuổi đều có phản ứng nhất định với tiếng nhạc. Nếu bé vỗ tay, đung đưa người hay tìm cách nhún nhảy, lúc lắc đầu hay tìm cách hát theo điệu nhạc thì không phải lo. Trái lại, nếu bé không làm được những điều trên thì đáng lo ngại.

5. Cách phát âm của bé có giống với cách phát âm của những người xung quanh không?

Trong khi giọng nói của mỗi người đều có đặc tính riêng, kiểu nói của bé phải phản ánh những gì bé nghe được từ những người xung quanh. Các nguyên âm mà bé phát ra không được quá lạ tai đối với bạn.

6. Bé có thường xuyên phát âm đúng các phụ âm không?

Sẽ đáng lo nếu bé phát âm các phụ âm đúng cách nhưng lại nói một số từ theo cách riêng của mình và tình trạng này không được cải thiện khi trẻ lớn lên. Ví dụ, bé thường xuyên bỏ phụ âm đầu hay phụ âm cuối của các từ hoặc luôn thay thế âm t bằng âm c (chẳng hạn bé nói “đi cắm” thay cho “đi tắm”, “con côm” thay cho “con tôm”, “cháu tên Cùng” thay cho “cháu tên Tùng”).

7. Bé có nhận ra và phản ứng với tên của mình không?

Khi bạn gọi tên, bé phải quay đầu về phía bạn hoặc nhìn thẳng vào bạn. Bé 4 tháng đã có thể làm được điều này. Hãy cẩn thận nếu đến sinh nhật lần đầu mà bé vẫn chưa làm được như vậy.

8. Bé dùng lời nói nhiều hơn cử chỉ?

Phương pháp giao tiếp cơ bản của bé không thể là cử chỉ động tác. Khi lên 2 tuổi, bé phải dùng lời nói nhiều hơn cử chỉ.

9. Những người khác có hiểu bé không?

Cha mẹ bao giờ cũng hiểu ngôn ngữ của con tốt hơn so với người ngoài. Nếu thỉnh thoảng bạn vẫn phải phiên dịch cho mọi người thì không sao. Nhưng nếu bé đã 3 tuổi mà người xung quanh luôn cần bạn làm phiên dịch thì có lý do để lo ngại.

10. Bé dã bắt đầu ghép các từ thành câu chưa?

Khoảng 2 tuổi, bé phải biết ghép các từ với nhau một cách có ý nghĩa. Bé có thể nói “không cơm” khi không muốn ăn cơm hoặc nói “bé chơi” khi muốn được ra ngoài chơi. Hãy cẩn thận nếu đến 3 tuổi mà bé chưa làm được điều này.

11. Bé có biết bắt chước không?

Cẩn thận nếu bé chưa từng bắt chước âm thanh hay động tác. Bé dưới 3 tuổi thường có thể bắt chước tiếng mèo kêu meo meo, tiếng chó sủa gâu gâu, bắt chước cha mẹ chơi ú òa hay vẫy tay bai bai và vỗ tay theo mọi người.

12. Bé rất ít bị nhiễm trùng tai?

Nếu bé thường xuyên bị viêm tai hoặc viêm tai được phát hiện muộn thì có khả năng thính giác bị ảnh hưởng. Chấn thương tai (một bên hoặc hai bên) cũng cần được quan tâm.

Một số dấu hiệu giả có thể khiến cha mẹ lo lắng

1. Bé có anh chị lớn

Đôi khi anh chị thường nói thay lời cho em và khiến bạn nghĩ bé nói chậm, trong khi thực tế không phải như vậy. Tuy nhiên, điều này cũng có thể làm lu mờ sự chậm trễ có thực. Cha mẹ nên thường xuyên nói chuyện riêng với bé để biết rõ khả năng giao tiếp của con.

2. Bé được sinh đôi, sinh ba

Trẻ sinh đôi, sinh ba có xu hướng bị rối loạn phát triển ngôn ngữ nhiều hơn so với trẻ sinh một. Đôi khi điều này là đáng lo ngại nhưng đôi khi lại không. Nguyên nhân của sự chậm trễ có thể là do các bé thường hay nói chuyện riêng với nhau, bằng lời nói hoặc ngôn ngữ tín hiệu và ngôn ngữ cơ thể. Trẻ thường hiểu nhau rất nhanh, khiến ngôn ngữ chậm phát triển. Bên cạnh đó, cha mẹ của trẻ sinh đôi thường quá bận rộn, không có nhiều thời gian và sự chú ý cho từng bé. Trong một số trường hợp, một trẻ sinh đôi có thể nói thay cho trẻ kia, làm giảm nhu cầu nói của bé ít lời hơn.

3. Người trong gia đình hoặc ở trường nói hai thứ tiếng hoặc nhiều hơn

Trẻ thường xuyên tiếp xúc với hai ngôn ngữ có thể nói chậm hơn. Đây không phải là dấu hiệu của rối loạn ngôn ngữ. Cha mẹ cần hiểu rằng bé đang phải làm công việc nặng gấp đôi và vì vậy cần nhiều thời gian hơn để phát triển kỹ năng giao tiếp. Nuôi trẻ trong môi trường đa ngôn ngữ mang lại rất nhiều lợi ích, vì vậy cha mẹ không nên tránh hai ngôn ngữ chỉ vì muốn bé nói được nhiều hơn và sớm hơn.

4. Bé nói lắp

Đa số tình trạng nói lắp xuất hiện khi trẻ chưa được 3 tuổi, đây là điều hoàn toàn bình thường trong sự phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên cha mẹ cần lo lắng nếu tình trạng nói lắp của con kéo dài hơn 6 tháng hoặc nếu khi nói lắp trẻ thể hiện quá nhiều cảm xúc ở mặt.

Tiên lượng tốc độ phát triển ngôn ngữ ở trẻ chậm nói

Tốc độ phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc vào một số yếu tố như: năng khiếu ngôn ngữ, các kỹ năng khác mà trẻ đang có, thời lượng và loại ngôn ngữ trẻ được nghe, cách mọi người đáp ứng với những cố gắng giao tiếp của trẻ. Vì vậy rất khó nói chắc chắn bé sẽ đạt mốc này hay mốc kia vào thời điểm chính xác nào.

Tuy nhiên, ở mức độ nào đó, các nhà chuyên môn có thể dự đoán liệu một trẻ chậm nói ở độ tuổi 18-30 tháng, với trí tuệ bình thường, sẽ thoát khỏi tình trạng chậm nói sau một thời gian hay sẽ tiếp tục gặp rắc rối về ngôn ngữ. Các yếu tố này bao gồm:

Ngôn ngữ tiếp nhận

Ngôn ngữ tiếp nhận hay khả năng hiểu ngôn ngữ thường xuất hiện trước khi trẻ có thể diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ.

Một số nghiên cứu theo dõi trẻ chậm nói ở độ tuổi 18-30 tháng cho thấy, sau một năm, ngôn ngữ tiếp nhận đã trở về bình thường ở nhóm chậm nói đơn thuần, và vẫn bất thường ở nhóm trẻ có rối loạn phát triển ngôn ngữ thực thụ.

Như vậy chậm phát triển ngôn ngữ tiếp nhận trong một thời gian dài là tín hiệu xấu, tiên lượng khả năng trẻ tiếp tục bị chậm phát triển ngôn ngữ.

Sử dụng các cử chỉ

Một nghiên cứu cho thấy ở nhóm trẻ chậm nói, với ngôn ngữ diễn đạt kém, số lượng cử chỉ mà trẻ sử dụng để diễn đạt ý muốn có thể giúp tiên lượng khả năng ngôn ngữ sau này.

Trẻ sử dụng nhiều cử chỉ vì các mục đích giao tiếp khác nhau sẽ có cơ hội đuổi kịp bạn cùng lứa cao hơn.

Kết quả này được củng cố bởi phát hiện cho thấy ở độ tuổi lớn hơn, việc dạy cho trẻ học cách giao tiếp không bằng lời nói có thể giúp làm tăng khả năng giao tiếp bằng lời nói.

Độ tuổi được chẩn đoán

Một số nghiên cứu cho thấy trẻ được chẩn đoán càng muộn thì tiên lượng càng xấu.

Sự tiến triển của quá trình phát triển ngôn ngữ

Trẻ chậm đạt các mốc phát triển ngôn ngữ vẫn phải đều đặn học được những điều mới, ít nhất là hàng tháng. Những tiến bộ trong phát triển ngôn ngữ dự báo tiên lượng tốt hơn:

  • Trẻ có thêm từ vựng mới.
  • Các từ cũ được dùng theo nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ từ “bình sữa” một ngày nào đó sẽ phải trở thành “Đây là bình sữa của con”, sau đó là “ Cho con cái bình sữa”, và tiếp theo là “Bình sữa của con đâu? Sao con không thấy”.
  • Các từ có thể được kết nối thành những câu dài hơn (ví dụ ban đầu là “bình sữa”, tiếp theo là “muốn bình sữa” hoặc “không muốn bình sữa”).
  • Các câu dài xuất hiện thường xuyên hơn.

Các dấu hiệu chậm phát triển giao tiếp xã hội

Đôi khi chậm phát triển ngôn ngữ có thể đồng hành cùng chậm phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội. Bạn nên thông báo cho bác sĩ nếu thấy sự phát triển của bé chậm hơn so với lứa tuổi hoặc nếu bé có các biểu hiện sau:

  • Không thích được ôm ấp như những bé khác.
  • Không mỉm cười đáp lại bạn.
  • Không nhận ra sự hiện diện của bạn trong phòng.
  • Không nhận ra một số âm thanh (ví dụ có vẻ bé nghe được tiếng còi ô tô hay tiếng mèo kêu nhưng không phản ứng khi bạn gọi tên bé).
  • Hành xử như bé đang ở thế giới riêng của mình.
  • Thích chơi một mình, có vẻ như cắt bỏ liên hệ với những người khác.
  • Không quan tâm tới đồ chơi nhưng lại thích chơi với các vật dụng trong nhà.
  • Đặc biệt quan tâm tới những đồ vật mà trẻ cùng lứa tuổi không quan tâm (ví dụ thích mang đèn pin hay bút bi đi khắp nơi nhưng không thích thú bông, không có chiếc gối ôm đặc biệt yêu thích).
  • Có thể đọc các chữ cái abc, các con số hay nhại theo các bài hát quảng cáo trên tivi nhưng không thể dùng từ để hỏi điều mình muốn.
  • Có vẻ không biết sợ điều gì.
  • Có vẻ không biết đau như những trẻ khác.
  • Dùng từ ngữ hay câu nói không phù hợp với hoàn cảnh hoặc thích nhắc lại lời thoại của quảng cáo trên TV.

Nói chậm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau (như các bệnh lý về thính lực hoặc cơ) hoặc là một phần của các bệnh lý như khó học, tự kỷ. Trong mọi trường hợp, việc đánh giá, chẩn đoán và điều trị kịp thời là điều kiện mấu chốt mang lại cho trẻ tiên lượng tốt nhất.

Nguồn : Bệnh viện nhi Trung Ương

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình

Những điều cần suy ngẫm Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là của cả xã hội. Sự nhận thức về sự nghiêm trọng...

Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ
Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ

Dính lưỡi (còn gọi là ngắn phanh lưỡi) là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế. Đây là nguyên nhân mà ít người biết đến, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và phẫu thuật cho hơn 500 trẻ dính lưỡi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5 đến 10 trẻ phẫu thuật điều trị tại khoa.

Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà
Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà

Mở khí quản là thủ thuật mở một đường thở nhân tạo để đưa không khí vào thẳng khí quản thông qua Canuyn mà không qua đường mũi họng; đường thở này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua
Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua

Trẻ dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi từ hình thể đến tâm lý và sinh lý. Vì thế nếu bố mẹ không nắm bắt kịp thời để có hướng tư vấn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1122 lượt xem

Trẻ 5 tháng 20 ngày xuất hiện chấm hồng hồng cam cam trong bỉm nước tiểu có nguy hiểm gì không?

Hiện tại bé trai nhà em đang được 5 tháng 20 ngày và nặng 8,5kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Cách đây 1 tuần em thấy trong bỉm của bé xuất hiện những chấm nước tiểu màu hơi hồng hồng cam cam, không đỏ đậm như máu. Còn lại nước tiểu bình thường thì vẫn màu vàng nhạt. Em có kiểm tra đầu chim của bé nhưng không hề thấy xây xát gì, cũng không có máu. Từ 1 tháng tuổi đến nay ngày nào bé cũng uống bổ sung 1 giọt Aquadetrim vitamin D3. Em có ngưng cho bé uống thì không thấy chấm hồng cam nữa. Hàng ngày bé vẫn ăn, ngủ, chơi bình thường. Bé nhà em bị như vậy có nguy hiểm không? Em có nên tiếp tục cho bé uống Vitamin D3 nữa không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2746 lượt xem

Có thể nhỏ 1 giọt Vitamin D3 cho bé hơn 3 tháng và uống thêm 1 viên canxin dạng sữa chứa 2,5mcg vitamin D3 không?

Em mới có 1 bé gái được 3 tháng 22 ngày. Lúc bé tròn 3 tháng bé nặng 5,6kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn ạ. Hàng ngày em bổ sung cho bé 1 giọt Vitamin D3 Aquadetrim. Hôm nay em có mua thêm cho bé 1 hộp canxi dạng sữa Blossom Milk Calcium. Em nhìn thành phần thì thấy mỗi viên chứa 2,5mcg vitamin D3. Vậy em có thể cho bé uống song song 2 loại này được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  579 lượt xem

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  908 lượt xem

Trẻ 3 tháng uống thuốc trị nhiễm trùng tiêu chảy nhưng vẫn đi xì xoẹt và phân có lẫn màu nâu đỏ thì có phải đi khám nữa không?

Em sinh bé nặng 3,3kg. HIện bé đã được hơn 3 tháng tuổi. Em vắt sữa ra bình cho bé uống. Trong 2 tháng đầu bé lên cân rất tốt. Được 2 tháng thì bé đã nặng 6,7kg. Tuy nhiên, đến tháng thứ 3 này thì cháu có hiện tượng biếng bú, không tăng cân và đi ngoài phân xanh. Em cho bé đi khám thì bác sĩ xét nghiệm và kết luận bé bị tiêu chảy nhiễm trùng. Bác sĩ kê thuốc cho bé uống thì phân đã chuyển sang hoa cà hoa cải nhưng vẫn hơi ngả xanh. Khi cho bé đi tái khám thì bác sĩ nói phân bé đẹp rồi kê thuốc về cho uống. Tuy nhiên hiện tại cháu vẫn đi xì xoẹt ạ, thậm chí thỉnh thoảng phân có lẫn một ít màu nâu đỏ. Bé nhà em như vậy có phải cho đi khám nữa không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  608 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 659 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 666 Lượt xem
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương 28:04
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung Ương
 3 năm trước
 759 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 868 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 615 Lượt xem
Tin liên quan
Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?
Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?

Có một số người băn khoăn là Vắc - xin viên gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không? Hãy tìm hiểu qua bài viết đưới đây để cùng có câu trả lời nhé!

Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung có nguy cơ tử vong cao do lượng oxy và chất dinh dưỡng trong tử cung thấp. Điều quan trọng là cần thực hiện thăm khám đầy đủ và theo dõi thai kỳ cẩn thận, phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây