1

Đại tiện không tự chủ sau sinh

Đại tiện không tự chủ tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng khiến người bệnh gặp rất nhiều phiền toái. Không những gây khó chịu, ngứa ngáy, viêm nhiễm, đau đớn vùng hậu môn trực tràng cho người bệnh, tình trạng này còn là nguyên nhân khiến người bệnh mất tập trung khi làm việc, có mặc cảm tự ti, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm nặng. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu thêm về chứng đại tiện không tự chủ sau sinh.

1. Đại tiện không tự chủ là gì?

Tình trạng phân từ trực tràng són ra ngoài liên tục khi người bệnh đang làm việc, khi vui chơi giải trí hoặc cả khi nghỉ ngơi mà không có hoặc rất ít cảm giác mót rặn được gọi là đại tiện không tự chủ.

Số lượng phân ra ngoài rất ít chỉ làm bẩn đồ lót là chủ yếu nếu ở mức độ nhẹ. Số lượng phân ra ngoài nhiều sẽ khiến bệnh nhân thực sự khó chịu và khổ sở, nếu đại tiện không tự chủ hoàn toàn. Chứng đại tiện không tự chủ có thể kèm theo một số các bệnh lý đường tiêu hóa khác như tiêu chảy, táo bón, chướng bụng đầy hơi... Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.

Đại tiện không tự chủ sau sinh
Đại tiện không tự chủ có thể kèm triệu chứng chướng bụng, đầy hơi

2. Một số nguyên nhân gây ra đại tiện không tự chủ

 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đại tiện không tự chủ. Nguyên nhân phổ biến nhất là do táo bón. Số lượng phân khô cứng tích lũy dần trong ruột già và trực tràng đối với bệnh nhân táo bón. Khi đi ngoài cơ thắt hậu môn bị giãn căng hơn do cục phân có kích thước lớn hơn bình thường. Cơ thắt hậu môn bị giãn căng nhiều lần sẽ dẫn đến trương lực bị yếu đi nếu bị táo bón kéo dài.

Tình trạng đi ngoài phân lỏng tiếp tục tiếp diễn không thể kiểm soát được. Ngoài nguyên nhân do cơ thắt bị yếu và giãn căng, táo bón kéo dài cũng gây thương tổn thần kinh trực tràng - hậu môn, làm giảm hoặc mất độ nhạy cảm của trực tràng với khối lượng phân nên gây đại tiện mất tự chủ.

Một trong những nguyên nhân thường gặp khác của chứng đại tiện không tự chủ là tình trạng tiêu chảy, do phân lỏng nên khó bị giữ lại ở trực tràng. Do mất kali, tiêu chảy kéo dài cũng có thể làm giảm trương lực cơ trực tràng và cơ thắt hậu môn. Trong việc giữ phân trong trực tràng, cơ thắt hậu môn đóng vai trò rất quan trọng. Phân són ra ngoài khi cơ thắt này bị tổn thương, không đủ trương lực để giữ phân lại. Tình trạng tổn thương cơ thắt hậu môn thường gặp ở phụ nữ sau sinh, nhất là khi trọng lượng của thai nhi lớn hoặc phải dùng thủ thuật như forceps hoặc cắt tầng sinh môn.

Tổn thương các sợi dây thần kinh nhạy cảm với khối lượng phân nhất định là một nguyên nhân khác gây đại tiện không tự chủ. Tổn thương này có thể do quá trình sinh đẻ, do tổn thương tủy sống hoặc một số nguyên nhân khác. Đại tiện không tự chủ cũng có thể do trực tràng hẹp, mấy khả năng co giãn.

Đại tiện không tự chủ sau sinh
Táo bón là nguyên nhân chủ yếu gây đại tiện không tự chủ

 

Đại tiện không tự chủ cũng có thể là di chứng của một số phẫu thuật tại hậu môn để lại, chẳng hạn như phẫu thuật cắt trĩ...Khi xâm lấn sâu qua lớp cơ , ung thư trưc tràng có thể làm thương tổn các sợi thần kinh trực tràng và gây nên đại tiện mất tự chủ.

Sa trực tràng, thoát vị trực tràng vào âm đạo ở phụ nữ, các búi trĩ lớn cũng là căn nguyên của chứng đại tiện mất tự chủ, làm ngăn cản quá trình đóng mở của cơ thắt hậu môn...

3. Tình trạng đại tiện không tự chủ sau sinh diễn ra phổ biến không?

Chứng đại tiện không tự chủ sau sinh xảy ra khá phổ biến. Người bệnh gặp khó khăn trong việc kiểm soát khí hoặc nhu động ruột sau khi sinh con hay còn gọi là tình trạng mất kiểm soát hậu môn. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, có khoảng từ 5 đến 25% phụ nữ sau sinh bị đại tiện không tự chủ.

Ngoài ra, đại tiện không tự chủ cũng có thể là kết quả của tổn thương cơ sàn chậu hoặc dây thần kinh (hoặc cả hai) trong quá trình sinh đẻ hoặc do rách, chấn thương khác ảnh hưởng đến co thắt hậu môn. Chẳng hạn như bạn có thể bị tổn thương âm đạo nghiêm trọng khi thực hiện phẫu thuật tầng sinh môn khiến co thắt hậu môn bị ảnh hưởng.

4. Đại tiện không tự chủ sau sinh sẽ kéo dài trong bao lâu?

Phần lớn đại tiện không tự chủ sẽ kéo dài trong vòng vài tháng sau khi sinh. Một số trường hợp khác có thể kéo dài một cách không kiểm soát trong nhiều năm sau đó.

Đại tiện không tự chủ sau sinh
Đại tiện không tự chủ sau sinh có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm

5. Làm thế nào để điều trị đại tiện không tự chủ sau sinh

Đại tiện không tự chủ có thể gây khó chịu cho người bệnh, vì vậy, bạn cần nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa nhằm có được phương pháp điều trị thích hợp.

Nghiên cứu cho thấy tập thể dục các cơ hỗ trợ bàng quang, tử cung và ruột (cơ sàn chậu) có thể ngăn ngừa hoặc thậm chí đảo ngược tình trạng đại tiện không tự chủ. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện các bài tập Kegels thường xuyên để tăng cường cơ sàn chậu. (Kegels cũng có thể là phương pháp hiệu quả nếu bạn bị tiểu không tự chủ).

Thực hiện một số bài tập Kegels trong quá trình kiểm tra của bạn để các chuyê gia có thể chắc chắn rằng bạn đang thực hiện chúng một cách chính xác.

Nên thay đổi chế độ ăn (ví dụ như ăn các thực phẩm nhuận tràng chống táo bón), duy trì một chế độ ăn hợp lý, ăn làm nhiều bữa nhỏ, ăn vừa đủ một lượng chất xơ, uống nhiều nước, tập thói quen đại tiện vào một giờ nhất định, giữ cho vùng hậu môn, trực tràng luôn khô ráo bằng bột talc, vệ sinh sạch sẽ, mặc đồ lót mềm chất liệu sợi bông,...đối với những người bị chứng đại tiện không tự chủ.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Tại sao bác sĩ không kê thuốc kháng sinh khi trẻ bị cảm lạnh?

Bé nhà tôi bị cảm lạnh, tôi có nên cho bé uống kháng sinh không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  767 lượt xem

Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  754 lượt xem

Trẻ sinh ở tuần 38, sau 2 tháng 14 ngày nặng 4,7 kg có bị suy dinh dưỡng không?

Bé nhà em sinh ở tuần thứ 38, nặng 2,4kg. Đến nay bé đã được 2 tháng 14 ngày mà cân nặng mới chỉ 4,7 kg. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé như vậy có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1590 lượt xem

Trẻ sinh non 36 tuần chỉ nặng 1,7kg, sau 8 tuần nặng 4,3kg và bú ít đi có sao không?

Bé nhà em sinh non khi em mới được 36 tuần. Bé nặng 1,7kg. Sau 8 tuần, bé nặng 4,3kg. Bé nhà em cứ ngậm ti mẹ là ngủ, bú không no nên em cho bé bú bình bằng sữa mẹ vắt ra. Tháng đầu tiên cứ 2 tiếng bé bú một lần, mỗi cữ bú khoảng từ 70-80ml. Nhưng 2 tuần trở lại đây, bé bú ít đi, 3 tiếng mới bú một lần, mỗi cữ chỉ được 40-50ml, cho bú nhiều hơn bé cũng ói ra hết. Bé bú ít và ngủ nhiều hơn. Bé nhà em bú ít đi như thế có sao không ạ? Và cho bé uống sữa trữ tủ lạnh có tốt không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1954 lượt xem

Trẻ sinh đôi 4 tháng tuổi nặng 5,8kg và 6,1kg có bị thiếu cân không?

Em sinh đôi 2 bé lúc 37 tuần rưỡi. Một bé nặng 2,5kg, bé còn lại nặng 2,7kg. Hiện nay 2 bé đã được 4 tháng rưỡi và cân nặng của các bé lần lượt là 5,8kg và 6,1kg. 2 bé có chiều cao khoảng 60cm. Mỗi ngày các bé bú khoảng 700ml sữa ạ. Cho em hỏi các bé như vậy có bị thiếu cân không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  847 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 626 Lượt xem
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm 02:07
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm
“Bé yêu à, hai mẹ con mình cùng tham gia liệu trình massage này nhé.”
 3 năm trước
 888 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 866 Lượt xem
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh 08:12
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng không hiếm gặp
 3 năm trước
 582 Lượt xem
HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH 06:10
HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH
Thông qua phương pháp xoa bóp này, bé được nhận những lợi ích:
 3 năm trước
 901 Lượt xem
Tin liên quan
Những loại thuốc không nên cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi uống
Những loại thuốc không nên cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi uống

Luôn phải tham vấn ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho con hoặc trẻ mới biết đi uống bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt nếu đó là lần đầu tiên. Trẻ nhỏ có nhiều khả năng xảy ra phản ứng phụ với thuốc hơn so với người lớn, vì vậy cho trẻ dùng thuốc theo toa hoặc không kê toa (OTC) - ngay cả thuốc "tự nhiên" hoặc "thảo dược" - là việc làm cần hết sức thận trọng.

Chuyện lạ có thật: Trẻ sinh ra không có rốn
Chuyện lạ có thật: Trẻ sinh ra không có rốn

Rốn có thể rất dễ thương nhưng nó không hữu dụng lắm. Có rất nhiều người vẫn đang sống hạnh phúc mà không có rốn.

Nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh có nghiêm trọng không?
Nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh có nghiêm trọng không?

Nhiễm trùng tai là bệnh được chẩn đoán phổ biến thứ hai ở trẻ em tại Mỹ (sau cảm lạnh). Một nghiên cứu lớn cho thấy 23% trẻ sơ sinh sẽ bị ít nhất một lần nhiễm trùng tai khi tròn 1 tuổi và hơn 1 nửa bị ít nhất một lần khi được 3 tuổi.

Tình trạng không tăng cân ở trẻ sơ sinh
Tình trạng không tăng cân ở trẻ sơ sinh

Hãy nhớ rằng, mặc dù bé nên tăng cân một cách ổn định, ngoại trừ vài ngày đầu mới sinh (khi mà thậm chí bé còn bị sụt cân) – thì không phải lúc nào biểu đồ tăng trưởng của bé cũng hoàn toàn trơn tru, đều đặn.

Có nên cho trẻ sơ sinh ăn trứng không?
Có nên cho trẻ sơ sinh ăn trứng không?

Trước đây, các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo nên chờ đến khi trẻ được 1 tuổi mới bắt đầu cho trẻ ăn trứng do lo ngại nguy cơ dị ứng. Tuy nhiên, theo các khuyến nghị hiện tại thì có thể bắt đầu cho trẻ ăn trứng sớm hơn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây