1

Đã bị tiểu đường phải chia tay với đường? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Đã bị tiểu đường phải chia tay với đường?

Khi ăn chúng ta ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau nên chỉ số đường huyết sau khi ăn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Sự có mặt chất đạm, chất béo hay xơ thực phẩm chất phản dinh dưỡng như leotin, phytat... có nhiều trong đậu đỗ làm giảm tốc độ tiêu hóa hấp thu bột đường;
  • Dạng thức ăn nghiền như bột , xốp như bánh mì làm tăng tốt độ hấp thu so với nguyên hạt nhất là ngũ cốc lứt, nguyên củ hoặc dạng chắc như miến, nui, mì ống...;
  • Tốc độ ăn nhanh hay chậm, ăn chậm nhai kỹ;
  • Cách chế biến nấu nướng: nấu lâu, quá chín, nướng nhiệt cao... làm tăng tốc độ hấp thu đường;

Do đó, người bệnh không cấm ăn đường nhưng cần lưu ý:

  • Nên ăn đường trong bữa ăn cùng với các thực phẩm khác, nếu uống nước có đường thì tốc độ uống sẽ nhanh hơn ăn.
  • Số lượng đường sử dụng cũng phải được tính toán trong tổng số carbohydrat. Ví dụ nếu lâu nay người bệnh không ăn đường, nay muốn ăn thêm đường 20g/ ngày thì bớt đi lượng tinh bột 20g (tương đương ½ chén cơm hay 25g gạo).

Bị tiểu đường nên ăn nhiều thịt, trứng... thay cơm? 

  • Thật ra lượng chất đạm nên ăn giống người không bị bệnh.
  • Ăn nhiều đạm động vật có bất lợi là làm tăng lượng acid béo no, cholesterol, tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa lipid và mắc ung thư.
  • Lượng đạm quá cao còn thúc đẩy tổn thương thận, tăng thải calci gây loãng xương.
  • Đối với đa số người bệnh một ngày nên ăn khoảng 50g thịt, 70g cá, 70g đậu hũ, ½ quả trứng, 30g đậu đỗ.

Chất đạm có nghĩa là thịt?

  • Chất đạm có trong nhiều loại thực phẩm, 100g gạo có 8g chất đạm, 1 ly sữa 200ml có 7g chất đạm, 100g bột mì có 12g chất đạm, trong 100g rau có 2-6g chất đạm...
  • Trong chế độ ăn thông thường của người Việt có 2/3 chất đạm từ thực vật và 1/3 từ động vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua...).

Cỏ ngọt, đường hóa học trị tiểu đường? 

  • Đây là các chất tạo vị ngọt hoàn toàn không có giá trị chữa bệnh.
  • Các chất tạo vị ngọt được cho phép dùng phổ biến nhất là Acesulfame K ngọt gấp 200 lần, Aspartame gấp 180-220 lần và Saccharin gấp 300-500 lần, còn Steviosiol từ cỏ ngọt gấp 800 lần so với đường sucrose... an toàn ngay cả đối với phụ nữ mang thai.
  • Một số loại thức ăn tin tưởng chữa hết bệnh như khổ qua, nước cây chuối hột, trái nhàu, kim thất, dây mắc cỡ, lá sầu đâu, đọt rau lang... thật ra chỉ hỗ trợ phần nào đó, nếu có tác dụng.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG 03:32
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG
Đái tháo đường đã trở thành căn bệnh thế kỷ ngày nay với khoảng 425 triệu người mắc, và Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh đó.Người bệnh...
 3 năm trước
 733 Lượt xem
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN 03:34
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN
Có 3 giai đoạn mà bệnh nhân đái tháo đường cần hết sức lưu ý: khi chưa có biến chứng, biến chứng tùy giai đoạn võng mạc đái tháo đường và đục thủy...
 3 năm trước
 712 Lượt xem
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG 05:33
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh lý nguy hiểm, nhưng nhiều người vẫn còn chủ quan....
 3 năm trước
 610 Lượt xem
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN? MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN? 01:21
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN?
Việc xác định phân loại bệnh đái tháo đường sẽ phục vụ công tác khám chữa bệnh nhanh...
 3 năm trước
 563 Lượt xem
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 03:24
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến mắt, thần kinh,...
 3 năm trước
 624 Lượt xem
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI CÓ SAO KHÔNG?? MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI CÓ SAO KHÔNG?? 04:25
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI CÓ SAO KHÔNG??
Đái tháo đường trong thai kỳ gây biến chứng nguy hiểm, chính vì vậy mẹ bầu cần lưu tâm chú ý đến sức khỏe và theo dõi trong suốt quá trình mang...
 3 năm trước
 614 Lượt xem
Tin liên quan
Đi tiểu nhiều lần có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường không?
Đi tiểu nhiều lần có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường không?

Nếu bạn nhận thấy tần suất đi tiểu đột nhiên tăng so với bình thường thì hãy cẩn thận vì rất có thể đó là dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, còn có rất nhiều nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần và trong đó có một số nguyên nhân vô hại. Điều quan trọng là phải hiểu tác động của bệnh tiểu đường đến chức năng bàng quang, cũng như là các dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường.

Tiểu đường type 2 có phải bệnh tự miễn không?
Tiểu đường type 2 có phải bệnh tự miễn không?

Trong suốt nhiều thập kỷ, các bác sĩ và nhà nghiên cứu vẫn tin rằng tiểu đường type 2 là một bệnh rối loạn chuyển hóa. Loại rối loạn này xảy ra khi các quá trình hóa học tự nhiên của cơ thể không diễn ra một cách bình thường. Tuy nhiên, một số nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng tiểu đường type 2 có thể là một bệnh tự miễn. Nếu vậy, bệnh lý này có thể được điều trị và phòng ngừa bằng các biện pháp mới.

Nấm mốc trên bồn cầu có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường?
Nấm mốc trên bồn cầu có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường?

Có ý kiến cho rằng thường xuyên có nấm mốc trên bồn cầu có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường vì nước tiểu của người bị tiểu đường có chứa lượng đường lớn mà nấm mốc sử dụng làm thức ăn. Điều này có đúng hay không?

Nước tiểu đục có phải là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường?
Nước tiểu đục có phải là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường?

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra hiện tượng nước tiểu đục khi có quá nhiều đường tích tụ trong nước tiểu. Đôi khi, nước tiểu còn có mùi ngọt hay mùi trái cây. Bệnh đái tháo đường còn có thể dẫn đến các biến chứng về thận hoặc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và cả hai đều có triệu chứng là nước tiểu đục.

Ăn thịt có phải nguyên nhân gây bệnh tiểu đường không?
Ăn thịt có phải nguyên nhân gây bệnh tiểu đường không?

Người mắc bệnh tiểu đường type 2 hoặc có nguy cơ bị tiểu đường type 2 được khuyến nghị thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, cắt giảm đường và carbohydrate tinh chế. Nhưng liệu thịt – một loại thực phẩm không chứa carb – có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây