1

Cứu sống bệnh nhân phình lớn động mạch chậu, thông động tĩnh mạch chậu bằng kỹ thuật đặt STENT GRAFT - bệnh viện 103

Ngày 14/1/2021, các bác sỹ Khoa can thiệp Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 đã tiến hành thành công ca can thiệp mạch đặt stent graft, cứu sống một bệnh nhân bị Phình động mạch chậu phức tạp, suy chức năng thận tiến triển sau ghép thận tháng thứ 3.

Ca bệnh phình động mạch chậu phức tạp

Bệnh nhân Phạm Văn X, 38 tuổi vào khoa với tình trạng: tiểu ít, phù to chân phải,  đau cách hồi chân phải, huyết áp khó kiểm soát. Xét nghiệm máu creatinin máu tăng. Bệnh nhân được chụp mạch khảo sát hệ động mạch thận ghép, kết quả cho thấy khối phình rất lớn ở động mạch chậu ngoài bên phải, hẹp nặng trước và sau túi phình, kèm theo thông động mạch, tĩnh mạch chậutại túi phình dẫn đến tưới máu động mạch thận ghép giảm, huyết áp động mạch đùi bên phải giảm nặng.

Khi được hỏi bác sĩ Trần Đức Hùngcho biết: bệnh nhân có một khối phình lớn ở động mạch chậu ngoài, đây là một tổn thương phức tạp do kèm theo hẹp nặng động mạch chậu trước và sau chỗ hẹp, thông động tĩnh mạch tại khối phình, khối phình gây ảnh hưởng đến động mạch thận ghép của bệnh nhân. Nếu không được phẫu thuật hoặc can thiệp xử lý túi phình, túi phình có nguy cơ vỡ rất cao, có thể dẫn đến tử vong.

Thêm vào đó, thận ghép có nguy cơ mất chức năng do giảm tưới máu dẫn đến suy thận nặng. Do có hẹp khít động mạch đùi chung sau khối phình nên dẫn tới thiếu máu chi dưới nếu để lâu sẽ có nguy cơ hoại tử chi…Trước tình trạng nguy kịch của bệnh nhân. Bệnh viện đã tổ chức hội chẩn, đưa ra quyết định điều trị khối phình bằng can thiệp hoặc phẫu thuật.

Can thiệp đặt stent graft là phương phát tối ưu nhất. Mục đích che phủ túi phình và vị trí thông động tĩnh mạch, lưu thông động mạch nuôi thận ghép và chân bên phải. Trước một ca bệnh phức tạp tiên lượng kỹ thuật có nhiều khó khăn: do khối phình lớn, cổ trên và cổ dưới túi phình hẹp nặng nên sẽ khó đi qua tổn thương, túi phình có thông với tĩnh mạch chậu nên cần che phủ túi phình cũng như lỗ thông.

Nếu phẫu thuật mở sẽ ảnh hưởng đến thận ghép, nguy cơ phải cắt bỏ thận ghép do tổ chức xung quanh thận ghép dính, khó bóc tách.Với quyết tâm cứu chữa bệnh nhân tập thể Y bác sĩ Khoa can thiệp Tim mạch đã tiến hành đồng thời nhiều kỹ thuật can thiệp phức tạp:

  • Nong chỗ hẹp trước và sau túi phình để tạo đường vào cho stent
  • Đặt 1 stent graft từ động mạch chậu ngoài, phủ qua túi phình
  • Đặt thêm 1 cover stent tại vị trí hẹp nhất bên trong stent graft.Sau can thiệp 2 stent che phủ hoàn toàn túi phình và vị trí thông động tĩnh mạch.
  • Tưới máu thận ghép tốt hơn, lưu thông động mạch chậu, đùi bên phải bình thường.

Sức khỏe của bệnh nhân nhanh chóng hồi phục, chân phải hết phù, không đau, huyết áp kiểm soát 120-130/70 mmHg, nước tiểu 4 lít/24 giờ;chức năng thận ghép cải thiện rõ rệt…

Theo Tiến sĩ Trần Đức Hùng – Chủ nhiệm khoa can thiệp Tim mạch, cho biết:Phình động mạch chậu là một biến chứng nguy hiểm, nhưng dễ bị bỏ sót do dễ nhầm với các bệnh lý bên trong vùng tiểu khung, bệnh nhân phình động mạch  thường tuổi cao, nhiều bệnh lý kết hợp.

Ngoài phương pháp phẫu thuật, kỹ thuật đặt stent graft là một kỹ thuật mới, ít xâm lấn, có thể tiến hành an toàn ở những bệnh nhân tuổi cao, nhiều yếu tố nguy cơ, hiệu quả cao trong điều trị bệnh nhân vỡ phình động mạch,có nhiều tổn thương phối hợp phức tạp.

Nguồn: bệnh  viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây