1

Cơ chế hoạt động của điện tâm đồ

Điện tâm đồ là một xét nghiệm rất phổ biến ở hầu hết các cơ sở y tế hiện nay. Đây là một xét nghiệm cận lâm sàng khá đơn giản, không gây cảm giác đau đớn đối với bệnh nhân nhưng giá trị chẩn đoán rất cao.

1. Điện tim là gì?

 

Điện tâm đồ (Electrocardiogram - ECG) là đồ thị ghi lại những thay đổi của dòng điện bên trong quả tim. Điện tâm đồ là một xét nghiệm không xâm lấn, không gây đau và cho kết quả nhanh.

Điện tâm đồ thường được sử dụng trong y học, đây là một xét nghiệm phổ biến để phát hiện các vấn đề và theo dõi tình trạng của tim trong nhiều tình huống, bệnh lý về tim mạch. Điện tâm đồ cũng là thiết bị tiêu chuẩn trong phòng mổ và trên xe cứu thương.

2. Điện tâm đồ hoạt động như thế nào?

 

Tim co bóp theo nhịp và được điều khiển bởi một hệ thống dẫn truyền trong cơ tim. Những dòng điện của tim tuy rất nhỏ, chỉ khoảng một phần nghìn volt nhưng có thể dò thấy được từ các cực điện đặt trên tay, chân và ngực của bệnh nhân truyền đến máy ghi. Các điện cực (cảm biến) này thường được giữ trong vài phút. Máy ghi điện sẽ khuếch đại tín hiệu lên và ghi lại trên điện tâm đồ.

Đường điện tâm đồ được hiển thị là những đường gấp khúc, lên xuống biến thiên theo nhịp co bóp của tim. Khi đo điện tâm đồ, bệnh nhân ở tư thế nằm, để các bác sĩ gắn những điện cực từ máy đo điện tâm đồ vào các vùng tim, vùng cổ tay, cổ chân bệnh nhân theo các vị trí xác định. Những điện cực này được dính vào da và không gây đau đớn trong quá trình đo.

3. Đo điện tim để làm gì?

Đo điện tim là một trong những xét nghiệm thường quy trong bệnh viện. Mục đích của việc kiểm tra điện tâm đồ gồm:

  • Kiểm tra nhịp tim
Cơ chế hoạt động của điện tâm đồ
Kiểm tra nhịp tim

 

  • Kiểm tra lưu lượng máu đến cơ tim có kém không (được gọi là thiếu máu cục bộ)
  • Chẩn đoán cơn đau tim
  • Kiểm tra những vấn đề bất thường như cơ tim dày...
  • Điện tâm đồ dùng để thăm khám và chẩn đoán các bệnh tim mạch, theo dõi và kiểm tra tình trạng một số bệnh nhân đã được chẩn đoán hở van tim, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, thiếu máu cơ tim... với các triệu chứng điển hình như khó thở, đau thắt ngực.

4. Khi nào nên đo điện tim?

 

Đo điện tim có thể được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Thăm khám và chẩn đoán các bệnh lý về tim mạch trong những trường hợp có các biểu hiện như: tim loạn nhịp, khó thở, đau tức vùng ngực...
  • Kiểm tra và theo dõi tình trạng của các bệnh nhân được chẩn đoán các bệnh như: suy tim, hở van tim, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, các bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường ...
  • Sàng lọc nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
  • Chuẩn bị phẫu thuật

5. Những hạn chế của điện tâm đồ

 

Điện tâm đồ là một xét nghiệm đơn giản và có giá trị. Đôi khi đo điện tim có thể chẩn đoán chắc chắn một bệnh lý tim mạch nào đó. Tuy nhiên, điện tâm đồ có trường hợp không thể loại trừ những tình trạng bệnh tim nghiêm trọng. Ví dụ, một nhịp tim bất thường xuất hiện rồi biến mất, kết quả điện tim lại ghi nhận vào lúc bình thường giữa các lần xuất hiện nhịp bất thường.

Ngoài ra, không phải tất cả các cơn đau tim đều có thể được phát hiện bằng điện tâm đồ. Bệnh tim thường gặp như đau thắt ngực cũng không thể được phát hiện bằng điện tâm đồ thường quy. Đo điện tâm đồ chuyên biệt đôi khi giúp khắc phục một số hạn chế của điện tâm đồ thường quy, đó là:

  • Điện tâm đồ gắng sức: thực hiện khi đang gắng sức (chạy bộ trên thảm lăn hoặc đạp xe). Điều này giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự tắc nghẽn của động mạch vành gây ra bệnh đau thắt ngực.
  • Điện tâm đồ lưu động: bệnh nhân sẽ mang một cái máy nhỏ liên tục ghi lại nhịp tim. Phương pháp này sẽ ghi lại hoạt động điện tim khi đang đi bộ (lưu động) và thực hiện các sinh hoạt bình thường hàng ngày nhằm mục đích phát hiện nhịp tim bất thường, có thể xuất hiện rồi biến mất. Hoạt động điện tim thường được ghi nhận trong 24 - 48 giờ.

6. Lưu ý gì khi thực hiện đo điện tim?

Cơ chế hoạt động của điện tâm đồ
Lưu ý gì khi thực hiện đo điện tim?

 

  • Việc thực hiện điện tâm đồ mất khoảng 5 - 10 phút.
  • Bác sĩ sẽ đính kèm 10 điện cực với miếng dính vào da ngực, cánh tay và chân, vì vậy nếu nam giới có lông ngực có thể cần phải cạo lông ngực (một ít) để có kết nối tốt hơn.
  • Trong quá trình đo, người được đo sẽ nằm ngửa, máy tính tạo ra một đồ thị trên giấy, vẽ các xung điện di chuyển qua tim hoặc kiểm tra tim trong khi tập thể dục.
  • Có thể mất khoảng 10 phút để gắn các điện cực và hoàn thành xét nghiệm nhưng việc ghi đồ thị thực sự chỉ mất vài giây.
  • Bên cạnh đo điện tâm đồ tiêu chuẩn, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện các loại khác như: điện tâm đồ di động (kiểm tra hoạt động điện của tim trong 1-2 ngày, 24 giờ/ngày).
  • Sau khi đo điện tâm đồ, bác sĩ sẽ đọc sóng đồ thị được ghi lại trong quá trình kiểm tra để xem các xung có bình thường hay không và cho bệnh nhân biết kết quả trong cùng một ngày thực hiện hoặc vào cuộc hẹn tiếp theo.
  • Nếu kết quả đo điện tâm đồ là bình thường có thể không cần thêm bất kỳ xét nghiệm nào khác. Nếu kết quả cho thấy có sự bất thường ở tim, bệnh nhân có thể cần làm thêm loại điện tâm đồ khác hoặc các xét nghiệm chẩn đoán khác như siêu âm tim.
  • Bệnh nhân có thể tiếp tục các hoạt động bình thường sau khi làm điện tâm đồ.

Kết quả xét nghiệm điện tâm đồ đòi hỏi phải do bác sĩ có chuyên môn đọc và đưa ra kết luận, vì vậy vai trò chuyên môn của bác sĩ trong điện tim là rất quan trọng.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Điện tim ECG

Phương pháp điện tâm đồ giúp bác sĩ chẩn đoán các vấn đề về tim.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây