1

Điện tâm đồ cho biết điều gì?

Điện tâm đồ (ECG hay EKG) là một kỹ thuật đơn giản, không xâm lấn, không gây đau nhằm đo hoạt động điện tim.
Điện tâm đồ cho biết điều gì? Điện tâm đồ cho biết điều gì?

Mỗi nhịp tim được kích hoạt bởi một tín hiệu điện bắt đầu từ phần trên và truyền xuống phần dưới của tim. Các vấn đề về tim thường ảnh hưởng đến hoạt động điện tim. Bác sĩ sẽ chỉ định đo điện tâm đồ nếu bạn có các triệu chứng hoặc dấu hiệu của vấn đề về tim như:

  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Cảm thấy mệt mỏi, suy nhược
  • Tim đập mạnh, nhanh hoặc rung trong lồng ngực
  • Tim đập không đều
  • Phát hiện âm thanh bất thường khi nghe tim

Điện tâm đồ sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng và xác định phương pháp điều trị nếu cần thiết.

Những người trên 50 tuổi hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tim cũng được khuyến nghị đo điện tâm đồ để phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh tim mạch.

Quy trình thực hiện

Xét nghiệm điện tâm đồ là quy trình nhanh chóng, không xâm lấn, không gây đau đớn và không gây hại cho sức khỏe. Đầu tiên, bạn sẽ được gắn từ 12 đến 15 điện cực mềm có thoa gel lên ngực, cánh tay và chân. Nếu có lông thì sẽ phải cạo bớt đi những vùng nhỏ để các điện cực bám chắc và tiếp xúc với da. Các điện cực này được gắn vào dây điện nối với máy đo điện tâm đồ.

Trong quá trình đo, bạn sẽ cần nằm yên trên bàn trong khi máy ghi lại hoạt động điện tim và đưa dữ liệu lên đồ thị. Cố gắng không cử động, nói chuyện và cứ thở bình thường trong khi đo.

Toàn bộ quy trình này thường chỉ mất khoảng 10 phút.

Các phương pháp đo điện tâm đồ

Điện tâm đồ ghi lại hình ảnh hoạt động điện tim trong thời gian gắn điện cực. Tuy nhiên, một số vấn đề về tim chỉ xảy ra thoáng qua trong thời gian ngắn. Trong những trường hợp như vậy thì sẽ cần đến các phương pháp theo dõi lâu hơn hoặc chuyên sâu hơn.

Nghiệm pháp gắng sức

Một số vấn đề về tim chỉ được phát hiện khi hoạt động thể chất. Trong nghiệm pháp gắng sức, bác sĩ sẽ tiến hành đo điện tâm đồ trong khi người bệnh vận động, ví dụ như chạy trên máy chạy bộ hoặc đạp xe tại chỗ.

Holter điện tâm đồ

Holter điện tâm đồ hay còn gọi là điện tâm đồ lưu động (ambulatory electrocardiogram) là phương pháp ghi lại hoạt động điện tim trong vòng 24 đến 48 tiếng. Trong thời gian này, người bệnh phải đeo một thiết bị theo dõi nhịp tim và ghi lại nhật ký hoạt động cũng như triệu chứng gặp phải.

Máy ghi biến cố

Nếu các triệu chứng không xảy ra thường xuyên thì sẽ cần dùng đến máy ghi biến cố (event recorder). Thiết bị này cũng tương tự như Holter điện tâm đồ nhưng khác ở chỗ là ghi lại hoạt động điện tim ngay khi có triệu chứng. Một số máy ghi biến cố cần người dùng bấm nút khi nhận thấy triệu chứng nhưng cũng có những loại tự động ghi lại khi phát hiện thay đổi bất thường.

Rủi ro của điện tâm đồ

Điện tâm đồ gần như không có rủi ro. Mặc dù đôi khi xảy ra hiện tượng phát ban da ở vị trí gắn điện cực, nhưng hiện tượng này thường tự khỏi mà không cần điều trị.

Điện tâm đồ chỉ đơn giản là phương pháp theo dõi hoạt động điện tim chứ không phát ra điện nên rất an toàn.

Chuẩn bị trước khi đo điện tâm đồ

Không uống nước lạnh và tập thể dục trước khi đo điện tâm đồ. Uống nước lạnh sẽ làm thay đổi hoạt động điện tim và tập thể dục sẽ làm tăng nhịp tim và ảnh hưởng đến kết quả đo.

Kết quả đo điện tâm đồ

Điện tâm đồ giúp phát hiện các vấn đề:

  • Tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều
  • Nhồi máu cơ tim
  • Các dị tật tim, gồm có bệnh tim to, lưu thông máu kém hoặc dị tật bẩm sinh
  • Vấn đề về van tim
  • Tắc nghẽn động mạch hay bệnh động mạch vành

 

Dựa trên kết quả điện tâm đồ, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những điều cần biết về bệnh cơ tim phì đại thể mỏm (Apical Hypertrophic Cardiomyopathy)
Những điều cần biết về bệnh cơ tim phì đại thể mỏm (Apical Hypertrophic Cardiomyopathy)

Bệnh cơ tim phì đại thể mỏm là một bệnh tim hiếm gặp, đặc trưng bởi sự dày lên của cơ tim gần đáy tâm thất trái.

Những điều cần biết về bệnh cơ tim do transthyretin amyloid (ATTR-CM)
Những điều cần biết về bệnh cơ tim do transthyretin amyloid (ATTR-CM)

Bệnh cơ tim do transthyretin amyloid (ATTR-CM) có thể gây ra các triệu chứng như khó thở, sưng phù ở chân và mệt mỏi. Bệnh được điều trị bằng cách dùng thuốc hoặc thực hiện ghép gan và tim.

Tất cả những điều cần biết về bệnh cơ tim di truyền
Tất cả những điều cần biết về bệnh cơ tim di truyền

Bệnh cơ tim là một tình trạng ảnh hưởng đến cơ tim, khiến tim khó bơm máu đi khắp cơ thể. Một số loại bệnh cơ tim có thể di truyền trong gia đình.

Những điều cần biết về các loại bệnh van tim
Những điều cần biết về các loại bệnh van tim

Bệnh van tim xảy ra khi ít nhất một trong bốn van tim không thực hiện được chức năng như bình thường. Điều này có thể là do van tim bị rò rỉ làm máu bị trào ngược, van bị hẹp quá mức hoặc van không có lỗ mở.

Những điều cần biết về phẫu thuật thay van hai lá
Những điều cần biết về phẫu thuật thay van hai lá

Các vấn đề về van hai lá có thể được kiểm soát bằng cách dùng thuốc hoặc phẫu thuật sửa chữa van. Đây là những phương pháp ít xâm lấn hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, van sẽ cần được thay thế hoàn toàn bằng phẫu thuật thay van hai lá.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây