1

Chọc hút dịch khí phế quản qua màng nhẫn giáp

Chọc hút dịch khí phế quản qua màng nhẫn giáp là phương pháp đang được áp dụng rộng rãi để lấy bệnh phẩm nhằm mục đích xét nghiệm chẩn đoán tế bào học, vi sinh vật, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

1. Chọc hút dịch khí phế quản qua màng nhẫn giáp là gì?

 

Đây là thủ thuật lấy bệnh phẩm trong khí phế quản, phục vụ mục đích xét nghiệm chẩn đoán tế bào học, vi khuẩn, ký sinh vật bằng cách đặt một ống thông luồn qua kim chọc qua màng nhẫn giáp để hút dịch khí phế quản hoặc rửa khí phế quản với lượng dịch khoảng 10ml (hoặc ít hơn). Phương pháp này có thể thực hiện đối với những bệnh nhân bị suy hô hấp. Tuy nhiên, cần cẩn trọng vì kỹ thuật này có thể gây ra một số biến chứng như tràn khí dưới da, tràn khí trung thất, chảy máu tại chỗ, ho ra máu,...

Chọc hút dịch khí phế quản qua màng nhẫn giáp
Phương pháp được áp dụng trên bệnh nhân suy hô hấp

2. Chỉ định/chống chỉ định chọc hút dịch khí phế quản qua màng nhẫn giáp

 

2.1 Chỉ định chọc hút dịch khí phế quản qua màng nhẫn giáp

Chọc hút dịch khí phế quản qua màng nhẫn giáp sử dụng để lấy bệnh phẩm chẩn đoán ở những bệnh nhân nghi:

  • Lao phổi không ho, không khạc được đờm;
  • Viêm phế quản phổi;
  • Hen phế quản bội nhiễm;
  • Đợt cấp khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính;
  • Nấm phổi;
  • Ung thư phổi (người có thể trạng không cho phép nội soi phế quản, sinh thiết khối u,...);
  • Phát hiện các nguyên nhân gây nhiễm khuẩn phối hợp ở bệnh nhân HIV/AIDS.
Chọc hút dịch khí phế quản qua màng nhẫn giáp
Bệnh nhân ung thư phổi

 

2.2 Chống chỉ định

Không áp dụng chọc hút dịch khí phế quản qua màng nhẫn giáp trong các trường hợp:

  • Có khối u tuyến giáp lớn: gây che lấp màng nhẫn giáp, che lấp đường vào của ống thông;
  • Rối loạn cầm máu đông máu: Cần điều trị trước khi tiến hành thủ thuật;
  • Bệnh nhân có cơn cường giáp cấp;
  • Bệnh nhân đang trong tình trạng cấp cứu nặng về tim mạch, hô hấp;
  • Bệnh nhân không hợp tác với bác sĩ khi tiến hành thủ thuật.

3. Thực hiện chọc hút dịch khí phế quản qua màng nhẫn giáp

 

3.1 Chuẩn bị

  • Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa hô hấp, hồi sức cấp cứu;
  • Dụng cụ: Bộ ống thông cỡ 2mm và dài 30cm, bộ hút (có 2 đường vào ra có nút cao su lắp vừa ống nghiệm vô khuẩn, một đường nối với ống thông, đường còn lại nối với máy hút), bơm tiêm 20ml hoặc máy hút áp lực âm, ống nghiệm vô khuẩn đựng bệnh phẩm (đề tên người bệnh, số giường, khoa điều trị), dung dịch xylocain 2% và bơm tiêm 5ml để gây tê, dung dịch natriclorua 0,9% để bơm rửa khi cần thiết, kẹp phẫu tích, cồn 70°, bông y tế để sát khuẩn vùng chọc;
  • Người bệnh: Được giải thích về mục đích thủ thuật, được khám lâm sàng cẩn thận và hồ sơ bệnh án theo quy định (cần ghi mạch, nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp trước khi thực hiện thủ thuật).
Chọc hút dịch khí phế quản qua màng nhẫn giáp
Chọc hút dịch khí phế quản qua màng nhẫn giáp

 

3.2 Thực hiện kỹ thuật

  • Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên giường, phần đầu nằm ngửa tối đa;
  • Kê cao vai bệnh nhân, để cổ ưỡn 30° so với mặt giường (bộc lộ vùng cổ);
  • Xác định khe giữa sụn nhẫn, sụn giáp;
  • Sử dụng betadine và sau đó là cồn 70° sát khuẩn tại chỗ;
  • Gây tê vùng chọc kim;
  • Chọc kim dẫn ống thông qua màng nhẫn giáp theo đúng kỹ thuật;
  • Lắp hệ thống hút. Trong trường hợp ít dịch, không đủ để làm xét nghiệm thì bơm qua ống thông 10ml dung dịch natriclorua 0,9% rồi thực hiện hút;
  • Kết thúc thủ thuật: Rút kim và ống thông đồng thời;
  • Ép chặt vị trí chọc kim để phòng ngừa nguy cơ tràn khí dưới da ở vùng chọc.

3.3 Theo dõi sau thủ thuật

Theo dõi các tình trạng tràn khí dưới da cổ, chảy máu ở vị trí chọc kim, ho ra máu, sốc do thuốc tê, sốt,... để có biện pháp xử trí thích hợp.

4. Tai biến và cách xử trí sau chọc hút dịch khí phế quản qua màng nhẫn giáp

 

  • Tràn khí dưới da ở vùng chọc: Nên băng ép trong khoảng 10 - 15 phút;
  • Tràn khí trung thất: Cho bệnh nhân thở oxy;
  • Ho ra máu: Nếu ra máu ít thì không cần xử lý. Nếu ho ra máu nhiều thì có thể sử dụng Pitressin truyền tĩnh mạch, tìm nguyên nhân gây chảy máu hoặc nội soi cầm máu theo đúng chỉ định của bác sĩ;
  • Sốt: Sử dụng kháng sinh 3 - 5 ngày;
  • Sốc do thuốc tê: Xử trí giống các trường hợp sốc phản vệ.

Khi được chỉ định chọc hút dịch khí phế quản qua màng nhẫn giáp, bệnh nhân cần chủ động phối hợp với bác sĩ để thủ thuật diễn ra nhanh chóng, an toàn, giảm nguy cơ xảy ra tai biến, hỗ trợ tốt nhất cho công tác chẩn đoán xác định và điều trị bệnh sau này.

Chọc hút dịch khí phế quản qua màng nhẫn giáp
Người bệnh có thể sốt sau thủ thuật

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Video có thể bạn quan tâm
Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 01:37
Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19
13 tỉnh, thành phố trong nước đang có ca nhiễm Covid-19. Gần 150.000 người phải cách ly y tế để phòng tránh dịch. Số ca nhiễm bệnh lây nhiễm trong...
 3 năm trước
 1094 Lượt xem
KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng 01:43
KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng
Cảnh ba mẹ “tay xách, nách mang” đưa con đi khám sớm sẽ không còn nữa với 5 phút đặt lịch tại nhà️
 3 năm trước
 893 Lượt xem
Tin liên quan
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!

Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự như các hiện tượng mà chúng ta thi thoảng vẫn hay gặp phải nên thường khó phát hiện.

Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.

Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây ngộ độc sắt là do dùng viên uống sắt hoặc vitamin tổng hợp chứa sắt liều quá lớn. Điều này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây