1

Chỉ định đóng lỗ rò động - tĩnh mạch

Các lỗ rò động-tĩnh mạch có thể xuất hiện ở chân, mạch máu não, mạch máu phổi hoặc bất kỳ nơi nào trong cơ thể. Nếu đóng lỗ rò động-tĩnh mạch không được chỉ định can thiệp kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe.

1.Chỉ định đóng lỗ rò động-tĩnh mạch trong những trường hợp nào?

 

Bình thường, máu sẽ chảy từ động mạch đến mao mạch rồi mới đến tĩnh mạch. Oxy và các chất dinh dưỡng trong máu sẽ đi từ mao mạch vào các mô trong cơ thể. Rò động tĩnh mạch (arteriovenous fistula) là tình trạng xuất hiện một lỗ rò bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch. Khi bị lỗ rò tĩnh mạch, máu sẽ chảy trực tiếp từ động mạch đến tĩnh mạch mà bỏ qua một số mao mạch khiến cho các mô ở mao mạch không nhận được máu từ động mạch, các mô này sẽ bị thiếu dinh dưỡng và oxy.

Các lỗ rò động-tĩnh mạch có thể xuất hiện ở chân, mạch máu não, mạch máu phổi hoặc bất kỳ nơi nào trong cơ thể. Nguyên nhân có thể do bất thường mạch máu bẩm sinh, do di truyền, do chấn thương xuyên da hoặc là biến chứng sau đặt ống thông tim. Các lỗ rò bất thường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy tim, vỡ khối dị dạng mạch, hình thành cục máu đông,...

Đóng lỗ rò động- tĩnh mạch là kỹ thuật dùng để bít tắc hoàn toàn hệ thống mạch của toàn bộ/ một phần cơ quan/ một mạch nhánh hoặc ở một điểm khu trú. Nhiều phương pháp có thể được sử dụng để gây tắc nghẽn mạch máu như thả coil microcoil, Gianturco,...), gây tắc nghẽn bằng gel, chất lỏng, các hạt; đóng lỗ rò động mạch bằng dụng cụ (Vascular Plug, ADO),... Đóng lỗ rò động mạch- tĩnh mạch được chỉ định trong các trường hợp:

Chỉ định đóng lỗ rò động - tĩnh mạch
Trường hợp không phát hiện lỗ rò bất thường kịp thời có thể bị suy tim

 

  • Những người có yếu tố nguy cơ vỡ khối dị dạng mạch, những người đã có tiền sử vỡ khối dị dạng mạch trước đây.
  • Những khối thông động- tĩnh mạch có kích thước nhỏ, do những khối thông động- tĩnh mạch có kích thước nhỏ khi vỡ ra có thể gây tụ máu lớn hơn so với những khối có kích thước lớn hoặc trung bình.
  • Lỗ rò động-tĩnh mạch gây ra các triệu chứng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh.

Phẫu thuật đóng lỗ rò động mạch-tĩnh mạch không thực hiện được trong trường hợp người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc cản quang; người bệnh có thể trạng dễ chảy máu hoặc đang mắc các bệnh lý nặng không thể thực hiện được thủ thuật.

2.Đóng lỗ rò động- tĩnh mạch như thế nào?

 

Đóng lỗ rò động mạch-tĩnh mạch có thể được thực hiện trong nhiều trường hợp như rò động tĩnh mạch phổi, rò động mạch vành, lỗ rò tĩnh mạch,... Bản chất của phương pháp này là một ống thông nhỏ được đưa vào một động mạch ở gần vị trí có lỗ rò nhờ các kỹ thuật hình ảnh. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt một vòng xoắn kim loại (coil) tại vị trí lỗ rò để điều hướng lại dòng chảy của máu.

Các bước của can thiệp đóng lỗ rò tĩnh mạch động mạch được thực hiện như sau:

  • Tiến hành gây tê hoặc gây mê tùy vào tuổi của người bệnh và mức độ phức tạp của thủ thuật.
  • Lựa chọn đường tiếp cận tổn thương, ưu tiên chọn đường tiếp cận thẳng, ít phức tạp nhất với dò động tĩnh mạch hệ thống. Có thể sử dụng ống thông bóng để làm tắc nghẽn tạm thời dòng máu qua vị trí dò.
  • Qua đường động mạch, ống thông (MP hoặc pigtail) được đưa vào để xác định vị trí dò và tương quan với các mạch máu chính. Có thể dùng ống thông MP đưa vào các nhánh mạch cấp máu tổn thương để chụp chọn lọc trước khi đưa ống thông can thiệp.
Chỉ định đóng lỗ rò động - tĩnh mạch
Ống thông pigtail

 

  • Đường kính trong của ống thông can thiệp thường bằng hoặc hơi lớn hơn đường kính coil. Mục đích tạo huyết khối coil là tạo khối khu trú ngay gần dị dạng. Do đó, nếu đường kính ống thông can thiệp quá lớn so với coil, dây dẫn có thể gập và khó khăn để đưa coil vào ống thông. Mặc khác, kích cỡ coil nên lớn hơn 10-30% đường kính mạch máu. Vì nếu coil nhỏ hơn sẽ không gây được tắc nghẽn hoàn toàn trong khi coil lớn hơn có thể vượt qua vị trí tắc nghẽn.
  • Coil được đưa vào ống nhựa hoặc thép không gỉ, sau đó từ ống vào ống can thiệp với dây dẫn kích cỡ phù hợp. Sau khi được thả khỏi ống thông, coil sẽ phát triển thành dạng và kích cỡ định sẵn. Phần coil trong mạch nhô tạo huyết khối. Sau khi thả coil, mạch máu sẽ bị tắc do hình thành huyết khối và tổ chức hóa sau đó. Nếu tổn thương ở hướng ngoại vi, hướng đi ngoằn nghèo, khó tiếp cận, hệ thống micro catheter đồng trục sẽ được sử dụng, các coil sợi platin xoắn hoặc micro oil sẽ được thả phụ thuộc vào kích cỡ mạch bị tắc nghẽn.
  • Chụp mạch số hóa xóa nền kiểm tra ngắt quãng 5 phút sau thả để xác định mức độ gây nghẽn của coil. Rò động tĩnh mạch có thể có nhiều nhánh mạch nuôi vì vậy sau khi tắc nhánh mạch chính, bác sĩ sẽ dò tìm để phát hiện các nhánh mạch nuôi khác. Có thể dùng dụng cụ bít ống động mạch hoặc plug mạch máu để gây tắc các nhánh mạch nuôi này.

3.Các tai biến có thể gặp sau can thiệp đóng lỗ rò động mạch- tĩnh mạch

Sau can thiệp đóng lỗ rò động- tĩnh mạch, người bệnh có thể gặp các tai biến như:

  • Tắc mạch hệ thống hoặc tắc mạch nghịch thường
  • Biến chứng khí mạch phổi
  • Nhồi máu phổi
  • Di lệch dụng cụ
  • Tan máu

Bệnh nhân sẽ được theo dõi chặt chẽ nhằm phát hiện sớm các biến chứng. Việc điều trị biến chứng tùy theo tình trạng cụ thể của người bệnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Nguồn protein nào tốt nhất cho tim mạch?
Nguồn protein nào tốt nhất cho tim mạch?

Khoa học đã chứng minh protein tốt cho sức khỏe tim mạch nhưng việc chọn được nguồn protein tốt nhất lại không phải điều dễ dàng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây