1

Chăm sóc và dự phòng viêm niêm mạc miệng do điều trị hóa chất ở trẻ em - Bệnh viện nhi Trung Ương

Viêm niêm mạc miệng (loét miệng) do điều trị hóa chất là tình trạng viêm loét lớp niêm mạc che phủ miệng và môi. Triệu chứng bệnh thường xuất hiện 5 đến 7 ngày sau khi bắt đầu điều trị hoá chất và kéo dài vài tuần. Tổn thương niêm mạc miệng có thể gây cảm giác rát bỏng và đau đớn, khiến các bé gặp khó khăn khi ăn uống và nói. Một số trường hợp thậm chí dẫn tới nhiễm trùng nghiêm trọng.

Tại sao điều trị hóa chất có thể dẫn tới viêm loét niêm mạc miệng?

Điều trị hóa chất giúp tiêu diệt các tế bào phát triển nhanh như tế bào ung thư. Tuy nhiên, các tế bào niêm mạc miệng cũng thuộc loại phát triển nhanh, vì vậy một số dạng hóa trị có thể gây hại cho các tế bào này.

Các yếu tố nguy cơ dẫn tới viêm niêm mạc miệng sau hóa trị

Trẻ em dễ bị viêm niêm mạc miệng sau hóa trị hơn người lớn. Một số yếu tố sau có thể góp phần làm tăng nguy cơ bệnh:

  • Vệ sinh răng miệng kém
  • Mất nước
  • Suy dinh dưỡng
  • Các bệnh mạn tính khác

Các biểu hiện của viêm loét niêm mạc miệng sau hóa trị

Tình trang viêm loét có thể xuất hiện ở bất kỳ mô mềm nào trên môi hay trong miệng, bao gồm lợi, lưỡi, vòm họng và sàn họng. Chúng cũng có thể lan tới thực quản, đường ống dẫn thức ăn từ miệng tới dạ dày.

Các biểu hiện thường gặp:

  • Niêm mạc miệng đỏ, bóng, sưng tấy, kích thích.
  • Có thể có các vết loét, ban đầu biểu hiện bằng vết đỏ, sau đó sưng tấy phồng rộp thành các mụn nước. Tiếp theo, mụn nước vỡ ra rồi hình thành giả mạc màu trắng hay vàngche phủ vết loét.
  • Trẻ cảm thấy đau, gặp khó khăn trong ăn uống và nói.
  • Miệng có cảm giác khô, nóng nhẹ, nhạy cảm với thức ăn nóng lạnh.
  • Tăng tiết chất nhầy vùng miệng.
  • Có thể có chảy máu ở miệng.

Chăm sóc và điều trị khi trẻ có tổn thương niêm mạc miệng

  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, tránh gây thêm tổn thươngcho niêm mạc miệng.
  • Cho trẻ súc miệng với dung dịch muối và Natricacbonat 1,4% khoảng 3-4 giờ một lần.
  • Vệ sinh khoang miệng sau ăn bằng bàn chải mềm và nước ấm. Nên ngâm bàn chải trong nước ấm trước khi dùng. Tránh các loại thuốc đánh răng cay và không mịn.Nếu việc đánh răng gây đau đớn cho trẻ thì dùng gạc mềm để vệ sinh răng miệng.
  • Bôi các loại kem có tác dụng giảm đau và sát trùng như kamistad hoặc các chế phẩm giảm đau tại chỗ khác.
  • Cho trẻ dùng thức ăn mềm, giàu protein (như thịt, cá, đậu … nấu chín kỹ hoặc ninh nhừ, xay nhuyễn), thức ăn giàu vitamin: rau, nước hoa quả (tránh loại vị chua như: nước ép dứa…).
  • Tránh ăn thức ăn cay, nhiều đường, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Sử dụng các thuốc giảm đau nếu thấy cần thiết.
  • Bổ sung dinh dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch nếu khả năng ăn uống của trẻ giảm sút nhiều.

Điều trị dự phòng

Trước khi điều trị hóa chất:

  • Cho trẻ khám và điều trị các bệnh răng miệng nếu có.
  • Điều trị sâu răng, viêm lợi, nhổ răng nếu cần.
  • Tăng cường thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày, hướng dẫn trẻ đánh răng đều đặn bằng bàn chải mềm và thuốc đánh răng không cay.

Trong thời gian điều trị hóa chất:

  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm, xay nhuyễn và uống nhiều nước. Tăng cường thực phẩm giàu đạm trong chế độ ăn.
  • Cho trẻ nhai kẹo cứng hoặc kẹo cao su để tăng tiết nước bọt.
  • Theo dõi sát việc vệ sinh răng miệng của trẻ. Điều này giúp ngăn ngừa và giảm nhẹ các triệu chứng viêm niêm mạc miệng. Nhắc trẻ súc miệng và đánh răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  • Không cho trẻ dùng nước súc miệng chứa cồn.
  • Dùng đèn pin kiểm tra miệng của trẻ mỗi ngày. Tìm kiếm các dấu hiệu niêm mạc đỏ, sưng nề, kích thích và các vết loét.
  • Nếu trẻ được kê thuốc giảm đau, hãy cho bé uống thuốc trước khi ăn. Làm vậy có thể giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.

 

Nguồn : bệnh viện nhi Trung Ương

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình

Những điều cần suy ngẫm Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là của cả xã hội. Sự nhận thức về sự nghiêm trọng...

Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ
Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ

Dính lưỡi (còn gọi là ngắn phanh lưỡi) là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế. Đây là nguyên nhân mà ít người biết đến, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và phẫu thuật cho hơn 500 trẻ dính lưỡi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5 đến 10 trẻ phẫu thuật điều trị tại khoa.

Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà
Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà

Mở khí quản là thủ thuật mở một đường thở nhân tạo để đưa không khí vào thẳng khí quản thông qua Canuyn mà không qua đường mũi họng; đường thở này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua
Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua

Trẻ dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi từ hình thể đến tâm lý và sinh lý. Vì thế nếu bố mẹ không nắm bắt kịp thời để có hướng tư vấn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1127 lượt xem

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  875 lượt xem

Có nên vừa uống thuốc điều trị đau dạ dày, nhiễm khuẩn amíp, virut HP và sán lá gan vừa cho con bú không?

Khi em sinh bé được 25 ngày thì bị nổi mề đay. Em có đi khám thì bác sĩ kết luận em bị đau dạ dày, nhiễm khuẩn amíp, virut HP và sán lá gan. Em được bác sĩ kê các loại thuốc: Tricabendazole, Esomeprazol 40mg (ezdixum), Metronidazol 250mg ( incepdazol 250), Drotaverin 80mg ( Drotusc forte), Levocetirizin 10mg ( Ripratine) và Arginin HCL 500mg (Entraviga). Bác sĩ nói chỉ có Tricabendazole sau khi uống 24h mới được cho bé bú. Còn lại các thuốc khác không ảnh hưởng gì, vẫn có thể cho bé bú bình thường. Tuy nhiên, em về tìm hiểu thì thấy những thuốc này khi đang cho con bú đều không khuyến khích mẹ dùng. Em uống thuốc đã được 2 ngày và cho bé bú bằng sữa công thức. Em rất muốn cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, nên có vắt ra để sau 20 ngày uống thuốc xong sẽ cho bé bú lại. Nhưng càng ngày em thấy sữa càng ít, vắt cũng không được nhiều. Nhiều người làm bên dược thì khuyên em nên dừng uống thuốc, khi nào bé bỏ bú hãy điều trị. Giờ em không biết phải làm thế nào ạ? Bé uống sữa công thức morinaga nhập khẩu thì 3 ngày mới thấy đi ị, mỗi lần đi là rặn đỏ mặt, phân đặc, lọn không cứng. Bé hay đạp tay chân, gồng người lên khi ngủ thì có phải thiếu chất không ạ?

  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  462 lượt xem

Cho trẻ bú sữa của chị bị viêm gan B thì có bị lây bệnh không?

Bác sĩ ơi em có cho con em bú sữa của chị em. Mà chị em lại bị viêm gan B thì bé nhà em có bị lây viêm gan B không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  558 lượt xem

Có thể nhỏ 1 giọt Vitamin D3 cho bé hơn 3 tháng và uống thêm 1 viên canxin dạng sữa chứa 2,5mcg vitamin D3 không?

Em mới có 1 bé gái được 3 tháng 22 ngày. Lúc bé tròn 3 tháng bé nặng 5,6kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn ạ. Hàng ngày em bổ sung cho bé 1 giọt Vitamin D3 Aquadetrim. Hôm nay em có mua thêm cho bé 1 hộp canxi dạng sữa Blossom Milk Calcium. Em nhìn thành phần thì thấy mỗi viên chứa 2,5mcg vitamin D3. Vậy em có thể cho bé uống song song 2 loại này được không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  581 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 662 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 668 Lượt xem
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương 28:04
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung Ương
 3 năm trước
 761 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 776 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 3 năm trước
 12166 Lượt xem
Tin liên quan
Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A
Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A

Hậu quả lâu dài của viêm gan A thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm gan B hoặc C. Tuy nhiên, viêm gan A không phải là căn bệnh có thể xem nhẹ và những trường hợp xấu nhất có thể gây tổn thương gan, thậm chí tử vong.

Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết
Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết

Ở người bị bệnh, Neisseria meningitidis sống ở vùng hầu họng và lây lan qua các giọt nhỏ ở đường thở hoặc chất tiết ở cổ họng. Ho, hắt hơi, hôn và dùng chung chai nước hoặc dụng cụ sẽ dẫn đến lây bệnh.

Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị
Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị

Chốc lở ​​thường không gây nguy hiểm, nhưng nó có thể ngứa và mất thẩm mỹ. Ngoài ra cũng có thể xảy ra các biến chứng - như các bệnh nhiễm trùng da nghiêm trọng, để lại sẹo và viêm thận - vì thế điều quan trọng là phải điều trị triệt để.

Viêm nang lông và cách điều trị
Viêm nang lông và cách điều trị

Viêm nang lông có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người lớn, nhưng hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.

Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây