1

Cảnh giác với tắc động mạch ngoại biên chi dưới

Bệnh tắc động mạch ngoại biên chi dưới là một trong những bệnh lý nghiêm trọng, không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây nguy cơ hoại tử cắt cụt chi, thậm chí có thể tử vong.

1.Tắc động mạch ngoại biên chi dưới

 

Bệnh động mạch ngoại biên là một trong những rối loạn tuần hoàn thường gặp trong đó các đoạn động mạch bị hẹp rồi dần dần bít tắc hoàn toàn dẫn đến giảm lượng máu đến các chi dưới làm mất nuôi dưỡng các vùng chi dưới mà sinh ra chứng đau cách hồi nhất là khi đi bộ.

Tắc động mạch ngoại biên có thể xảy ra ở bất cứ vị trí đoạn mạch nào nhưng thường hay gặp nhất là ở động mạch chi dưới. Tắc động mạch chi dưới xảy ra do các mảng xơ vữa và huyết khối bám trên thành mạch máu do đó làm cản trở sự lưu thông tuần hoàn máu xuống các vùng thấp của cơ thể.

2. Nguyên nhân gây nên tắc động mạch ngoại biên chi dưới

 

Bệnh hình thành chủ yếu do các mảng xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch không chỉ gây tắc động mạch chi dưới mà còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể đặc biệt là tim với các động mạch lớn. Cục huyết khối có thể hình thành ngay tại đoạn mạch bị tắc hoặc hình thành ở các đoạn mạch khác rồi di chuyển tới làm bít tắc đoạn mạch đó.

  • 90% bệnh nhân bị tắc động mạch ngoại biên chi dưới xuất phát từ các bệnh lý tim mạch như: Rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, bệnh lý van tim, phình tắc động mạch...
  • Ngoài ra bệnh còn có thể do viêm hay tổn thương chi dưới, bất thường về giải phẫu của dây chằng hay cơ, hoặc do tiếp xúc với các chất phóng xạ.
Cảnh giác với tắc động mạch ngoại biên chi dưới
90% bệnh nhân bị tắc động mạch ngoại biên chi dưới xuất phát từ các bệnh lý tim mạch

 

Một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh tắc động mạch ngoại biên chi dưới:

  • Người béo phì làm tăng tích đọng cholesterol ở lòng mạch tăng nguy cơ hình thành huyết khối.
  • Người lớn tuổi, đặc biệt sau tuổi 50 trở đi.
  • Gia đình có tiền căn bị bệnh động mạch ngoại biên.
  • Có thói quen hút thuốc lá (là nguy cơ chính gây bệnh động mạch ngoại biên), thường xuyên dùng các chất kích thích như rượu bia...
  • Mắc các bệnh nội khoa như tiểu đường, cao huyết áp, cholesterol máu cao.

3. Biểu hiện lâm sàng của tắc động mạch ngoại biên chi dưới

 

  • Đau cách hồi: Là tình trạng đau một nhóm cơ hoặc một dải cơ đặc trưng bởi tính chất đau tăng khi vận động, giảm hoặc hết ngay sau khi được nghỉ ngơi. Cảm giác đau tương tự như đau khi bị chuột rút hay bị co cơ, mức độ đau nặng hay nhẹ tùy thuộc vào từng bệnh nhân và từng tình trạng tắc nghẽn. Vị trí đau thường gặp nhất là đau vùng bắp chân.
  • Động mạch bị hẹp hay tắc làm giảm nuôi dưỡng cho các vùng cơ xung quanh gây teo cơ và tổ chức mỡ dưới da, lạnh vùng chi dưới, lâu dần bị loét các vùng ngọn chi không có khả năng phục hồi, mạch đập dưới vùng tắc nghẽn yếu thậm chí bị mất nhịp, nguy cơ tử vong cao.
  • Người mệt mỏi, nhợt nhạt, có thể có hiện tượng rối loạn màu sắc trên da.
  • Rối loạn cảm giác chi dưới: Tê bị, dị cảm, nặng thì liệt vận động.
  • Lông tóc khô, dễ gãy rụng, móng chân móng tay cũng khô sùi.
Cảnh giác với tắc động mạch ngoại biên chi dưới
Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay khi có những biểu hiện bất thường của cơ thể để tránh những biến chứng về sau

4. Biến chứng của tắc động mạch ngoại biên chi dưới

Biến chứng của bệnh động mạch ngoại biên chi dưới:

  • Thiếu máu chi dưới dẫn đến teo cơ, liệt, hoại tử chi, xấu nhất là trường hợp cắt cụt chi.
  • Phình động mạch chủ bụng hay phình động mạch khoeo do sự lưu thông tuần hoàn máu bị cản trở.
  • Ảnh hưởng đến hoạt động tim mạch và các cơ quan khác trong cơ thể.

Tắc động mạch ngoại biên chi dưới là bệnh lý nguy hiểm, nguy cơ để lại biến chứng cao, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là sự bảo tồn của chi dưới. Bệnh biểu hiện đặc trưng bởi cơn đau cách hồi rồi dần dẫn đến nguy cơ teo cơ, liệt và hoại tử chi dưới. Vậy nên không nên lơ là với bệnh. Hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay khi có những biểu hiện bất thường của cơ thể để tránh những biến chứng về sau.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Nếp gấp dái tai có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch
Nếp gấp dái tai có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch

Một dấu hiệu nhỏ như nếp gấp ở dái tai thì có liên quan gì đến bệnh tim mạch?

Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây