Cẩn trọng khi thăm khám không thường xuyên với bệnh nhân tiểu đường - Bệnh viện Nội Tiết Trung ương
Nếu cùng kỳ các năm từ 2017 đến 2019, có 8 đến 14 ca cắt cụt lớn trên nền bệnh đái tháo đường (cắt bàn chân, cẳng chân, đùi, cánh tay...) thì trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 7/2020, số lượng đã lên tới 34 ca. Các ca bệnh nặng phần lớn là bệnh nhân lớn tuổi, không đến khám đúng hẹn, trì hoãn kiểm tra định kỳ do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Theo ThS.BS Nguyễn Ngọc Thiện, Phó Trưởng khoa Chăm sóc bàn chân – Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết: Phần lớn bệnh nhân đến bệnh viện với các vết thương nhiễm trùng, hoại tử rộng. Nhiều trường hợp chỉ với các vết xước nhẹ ở tay, chân, cổ ngực nhưng do không điều trị kịp thời dẫn đến nhiễm trùng nặng, lan rộng, có nguy cơ tử vong, khiến việc điều trị gặp khó khăn, thời gian nằm viện kéo dài, chi phí điều trị tăng cao.
Giải thích hiện tượng bệnh nhân tăng nặng do trì hoãn khám định kỳ, ThS.BS Tôn Thất Kha, Trưởng khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho rằng:
- Đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường cần theo dõi, kiểm tra thường xuyên.
- Tuy nhiên, nhiều người bệnh trì hoãn việc đi khám đúng hẹn, không tuân thủ yêu cầu của bác sỹ điều trị, còn lơ là, chủ quan trong việc chăm sóc và theo dõi tại nhà gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: xuất huyết võng mạc dẫn tới mù lòa, nhiễm trùng và hoại tử chi, suy thận...
- Đây là những tổn thương không đảo ngược được, nên việc phát hiện sớm sẽ tận dụng được thời gian “vàng” trong điều trị.
- Chi phí điều trị cho bệnh nhân phát hiện sớm cũng thấp hơn nhiều so với bệnh nhân phát hiện muộn, không trở thành gánh nặng cho gia đình người bệnh và xã hội.
TS.BS Lê Quang Toàn, Trưởng khoa Đái tháo đường – Bệnh viện Nội tiết Trung ương đưa ra khuyến nghị:
Với các bệnh nhân đường huyết không ổn định, có các biến chứng mức độ trung bình nặng trở lên, thời gian khám bệnh từ 2-3 tháng là quá dài. Bệnh nhân nên đi khám theo chỉ định của bác sỹ. Nếu có dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
Nguồn tham khảo: Bệnh viện Nội Tiết TW
Máy điện trường có hiệu quả không
Mình thấy nhiều quảng cáo về máy điện trường nhưng chưa biết nó có thực sự hiệu quả trong việc cải thiện tuần hoàn máu do tiểu đường ko. Ai dùng rồi review cho anh chị em trong group tham khảo với mng ơi
- 0 trả lời
- 110 lượt xem
Người mắc bệnh tiểu đường có thể bị thay đổi tâm trạng thất thường do dao động lượng đường trong máu, stress hoặc vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Người mắc bệnh tiểu đường type 2 hoặc có nguy cơ bị tiểu đường type 2 được khuyến nghị thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, cắt giảm đường và carbohydrate tinh chế. Nhưng liệu thịt – một loại thực phẩm không chứa carb – có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không?
Trứng là một loại thực phẩm lành mạnh hoàn toàn phù hợp với chế độ ăn uống của người mắc bệnh tiểu đường.
Một số bằng chứng cho thấy rằng uống một lượng rượu vang đỏ vừa phải mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhưng có ý kiến cho rằng người mắc bệnh tiểu đường không nên uống rượu vang vì rượu vang làm tăng đường trong máu. Vậy uống rượu vang đỏ có lợi hay có hại cho người bệnh tiểu đường?
Rất nhiều người có thói quen uống nước ép rau củ quả mỗi ngày. Mặc dù đúng là nước ép rau củ quả tươi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ giảm cân, bổ sung dinh dưỡng, thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường miễn dịch hay làm đẹp da nhưng không phải ai cũng nên uống nước ép, biệt là những người mắc bệnh tiểu đường. Cùng tìm hiểu xem liệu uống nước ép có thực sự an toàn và tốt cho sức khỏe của những người bị tiểu đường hay không.