1

Bị bệnh tiểu đường có được ăn trứng không?

Trứng là một loại thực phẩm lành mạnh hoàn toàn phù hợp với chế độ ăn uống của người mắc bệnh tiểu đường.
Bị bệnh tiểu đường có được ăn trứng không? Bị bệnh tiểu đường có được ăn trứng không?

Người bị tiểu đường có được ăn trứng không?

Trứng là một loại thực phẩm rất linh hoạt và là nguồn cung cấp protein dồi dào.

Người bị tiểu đường có thể ăn trứng. Thậm chí, theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), trứng là một loại thực phẩm lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường vì trứng có lượng carbohydrate (carb) thấp. (1) Một quả trứng lớn chỉ chứa khoảng 0,5 gram carbohydrate trong khi lại cung cấp 7 gram protein chất lượng cao cũng như các chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Trước đây, các bác sĩ từng khuyến cáo hạn chế ăn trứng do hàm lượng cholesterol trong loại thực phẩm này. Người bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nên nhiều người cho rằng nên kiêng các loại thực phẩm chứa cholesterol như trứng để giảm nguy cơ.

Đúng là nồng độ một số loại cholesterol cao trong máu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nhưng nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trong chế độ ăn có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhiều hơn là cholesterol.

Trứng là một loại thực phẩm lành mạnh hoàn toàn phù hợp với chế độ ăn uống của người mắc bệnh tiểu đường.

Lợi ích của trứng

Một quả trứng chứa khoảng 7 gram protein. Protein sẽ giúp no lâu mà không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Protein làm chậm quá trình tiêu hóa và tốc độ hấp thụ glucose vào máu. Điều này rất có ích cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường nên ăn các loại thực phẩm giàu protein như trứng trong các bữa ăn chính và cả bữa ăn nhẹ.

Phần lớn hàm lượng chất dinh dưỡng có lợi tập trung ở lòng đỏ trứng nhưng protein lại chủ yếu đến từ phần lòng trắng. Do đó, tốt nhất nên ăn cả quả trứng để có được toàn bộ lượng protein.

Trứng còn là một nguồn cung cấp kali tuyệt vời – một khoang chất có lợi cho hệ thần kinh và các cơ. Kali còn giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể và nhờ đó cải thiện sức khỏe tim mạch.

Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như lutein và choline. Lutein cần thiết cho thị lực khỏe mạnh và cũng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Choline được chứng minh là có tác dụng cải thiện chức năng não bộ. Lòng đỏ trứng chứa biotin hay vitamin B7 – một chất dinh dưỡng quan trọng đối với tóc, da và móng cũng như sự sản xuất insulin.

Trứng rất phù hợp cho những người đang cần giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng. Một quả trứng lớn chỉ có khoảng 75 calo và 5 gram chất béo và chỉ 1,6 gram trong đó là chất béo bão hòa. Trứng rất linh hoạt và có thể được chế biến thành nhiều món khác nhau.

Bạn có thể tăng thêm giá trị dinh dưỡng và lợi ích của các món ăn từ trứng bằng cách kết hợp cùng các loại thực phẩm lành mạnh khác như rau củ.

Lo ngại về cholesterol trong trứng

Trước đây, trứng bị mang tiếng xấu là loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe do có hàm lượng cholesterol cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chứng minh điều này là không đúng. Mặc dù đúng là trứng chứa lượng cholesterol cao hơn so với nhiều loại thực phẩm khác nhưng cholesterol trong chế độ ăn uống chỉ có ảnh hưởng không đáng kể đến nồng độ cholesterol trong máu.

Di truyền mới là yếu tố quyết định mức cholesterol của một người chứ không phải là lượng cholesterol tiêu thụ từ thực phẩm. Ngoài ra, so với cholesterol thì thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa, carb và đường có ảnh hưởng nhiều hơn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Các nghiên cứu hiện tại cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn một quả trứng mỗi ngày nhưng cần phải chú ý toàn bộ chế độ ăn uống thay vì chỉ tập trung vào một loại thực phẩm nào đó. (2)

Các hướng dẫn về ăn uống hiện nay đều khuyến cáo hạn chế chất béo bão hòa dạng rắn, chất béo chuyển hóa, thịt đỏ và các loại thịt qua chế biến sẵn như thịt xông khói. Axit béo bão hòa mới là thủ phạm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch chứ không phải cholesterol trong lòng đỏ trứng.

Trước đây, người ta cho rằng chỉ nên ăn lòng trắng trứng hoặc các sản phẩm thay thế trứng không chứa cholesterol nhưng nghiên cứu mới đây lại chỉ ra rằng nên ăn cả quả trứng để có được toàn bộ các chất dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe.

Lòng đỏ trứng cũng là phần chứa một số chất dinh dưỡng quan trọng của quả trứng. Ví dụ, gần như toàn bộ lượng vitamin A, choline, axit béo omega-3 và canxi trong trứng đều nằm ở lòng đỏ.

Cách chế biến trứng lành mạnh

Để có được các lợi ích của trứng mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tốt nhất nên chọn những phương pháp chế biến lành mạnh như hấp, chần, luộn hoặc chiên bằng các loại dầu ăn tốt cho tim mạch. Trứng luộc là một lựa chọn lý tưởng cho bữa ăn nhẹ trong ngày. Có thể kết hợp trứng cùng các loại thực phẩm lành mạnh khác như rau củ hay thịt nạc để tăng giá trị dinh dưỡng cho món ăn nhưng điều quan trọng là phải chú ý đến lượng carbohydrate của mỗi bữa ăn.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?

Không chỉ có hương vị hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là socola đen.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?

Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng ấn tượng với hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao cùng một số vitamin và khoáng chất. Nhưng loại gạo này có phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường hay không?

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?

Chà là là loại quả có vị ngọt, bùi và thường được bán ở dạng sấy khô. Do có vị ngọt tự nhiên nên tác động của quả chà là đến lượng đường trong máu là mối lo ngại đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm nước tiểu có chẩn đoán được bệnh tiểu đường không?
Xét nghiệm nước tiểu có chẩn đoán được bệnh tiểu đường không?

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện và theo dõi nồng độ glucose cũng như là nồng độ ceton trong nước tiểu của những người mắc bệnh tiểu đường.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?

Nho khô là một món ăn vặt hấp dẫn đối với những người thích đồ ngọt. Tuy nhiên, nho khô có vị ngọt như vậy thì liệu người bị tiểu đường có ăn được hay không?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây