Kiểm tra đường máu tại nhà - Bệnh viện Nội Tiết Trung ương
Lưu ý khi theo dõi chỉ số đường máu tại nhà
Người bệnh có thể kiểm tra chỉ số đường máu của mình ở nhà bằng bộ dụng cụ thử đường máu cá nhân.
Các bước thử đường máu bao gồm:
- Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước ấm sau đó lau khô tay trước khi đo
- Chuẩn bị máy thử đường máu: lắp kim vào bút, điều chỉnh độ sâu của kim, lắp que thử vào máy
- Xoa nhẹ đầu ngón tay, sát trùng và chờ ngón tay khô
- Ấn nhẹ bút thử đường máu vào đầu ngón tay, kim từ bút thử sẽ đâm nhẹ vào đầu ngón tay của bạn
- Nhỏ giọt máu từ đầu ngón tay lên đúng phần que thử trên máy đo, sau vài giây máy sẽ hiện kết quả đường máu
Người bệnh có thể đo đường máu của mình trước bữa ăn sáng, sau khi ăn hai giờ, trước khi đi ngủ hoặc ban đêm lúc 2 – 3 giờ sáng nếu nghi ngờ hạ đường máu vào ban đêm.
Người bệnh nên ghi chép cẩn thận chỉ số đường máu, chế độ ăn uống và hoạt động thể lực vào sổ cá nhân để tiện theo dõi và điều chỉnh.
Các chuyên gia về đái tháo đường khuyến cáo không cần thử đường máu liên tục trong ngày, bạn có thể kiểm tra đường huyết mỗi 2 tuần nếu đường huyết ổn định, quan trọng là bạn giữ thói quen đo định kỳ và gắn thời điểm đo với các hoạt động trong ngày.
Đối với người bệnh đái tháo đường typ 2, giá trị đường máu lúc đói nên duy trì 4,4 – 7,2 mmol/L (80 – 130 mg/dL), giá trị đường máu hai giờ sau ăn nên duy trì nhỏ hơn 10 mmol/L (180 mg/dL).
Trong trường hợp bất thường, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sỹ của mình.
Nguồn tham khảo: Bệnh viện Nội Tiết TW
Phác đồ basal-bolus sử dụng insulin tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài để kiểm soát bệnh tiểu đường, giúp người bệnh duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường một cách hiệu quả. Phác đồ này cho phép người bệnh có lối sống linh hoạt hơn.
Khi mắc bệnh tiểu đường type 2, thực hiện lối sống lành mạnh có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ biến chứng. Thay đổi thói quen sống không phải điều đơn giản nhưng có thể điều chỉnh từng thói quen một. Ngay cả những thay đổi nhỏ cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn.
Biết được những thực phẩm cần tránh là điều rất quan trọng khi mắc bệnh tiểu đường. Nói chung, người bệnh nên tránh xa thực phẩm chứa chất béo xấu, đồ uống nhiều đường, ngũ cốc tinh chế và các loại thực phẩm chứa carb tinh chế khác.
Mặc dù đái tháo đường là một bệnh lý phổ biến nhưng không ít người vẫn chưa hiểu đúng về căn bệnh này, dẫn đến những sai lầm trong điều trị bệnh. Một trong những điều mà nhiều người hiểu sai nhất là chế độ ăn uống khi mắc đái tháo đường.
Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường sẽ dẫn đến nhiễm toan ceton, đặc biệt là tiểu đường type 1. Mặc dù hiếm gặp nhưng nhiễm toan ceton cũng có thể xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2.