1

Các loại stent động mạch vành phổ biến được dùng tại Việt Nam

Có nhiều loại stent động mạch vành được sử dụng tại Việt Nam như stent kim loại trần, stent phủ thuốc, stent tự tiêu,... Chúng có những ưu, nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc tình trạng bệnh và khả năng chi trả, người bệnh có thể lựa chọn loại stent phù hợp.

1. Can thiệp mạch vành qua da

Can thiệp mạch vành qua da là một kỹ thuật dùng một ống thông nhỏ (catheter) để đưa một bóng nhỏ vào lòng động mạch vành bị tắc rồi nong và đặt Stent (giá đỡ) để làm tái thông dòng máu. Khác với phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành cần mở lồng ngực, can thiệp động mạch vành có thể thực hiện chỉ bằng cách mở một lỗ nhỏ trên da để đưa catheter vào động mạch ở đùi hay cổ tay. Người bệnh sẽ được gây tê tại vùng chọc nên nhìn chung, thủ thuật này không gây đau hơn một lần lấy máu làm xét nghiệm. Bệnh nhân vẫn luôn tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật. Khi chụp mạch vành, bác sĩ của bạn sẽ chỉ cho bạn động mạch vành bị hẹp/tắc, vị trí tắc nghẽn và mức độ tổn thương có cần được can thiệp nong và đặt stent hay không. Quá trình thực hiện thủ thuật thường được tiến hành trong vòng 1 giờ và phần lớn bệnh nhân có thể về nhà sau 1 – 2 ngày tính từ khi kết thúc thủ thuật.

Trong kỹ thuật đặt stent, một stent được đặt bên ngoài quả bóng nong gắn trên đầu một dây dẫn đặc biệt. Khi quả bóng nong được bơm căng sẽ làm mở stent và ép vào thành động mạch vành. Khi dây dẫn mang quả bóng được rút ra, stent sẽ nằm lại trong lòng mạch, có tác dụng như một giá đỡ làm cho lòng mạch không co hẹp lại.

Các loại stent động mạch vành phổ biến được dùng tại Việt Nam
Kỹ thuật can thiệp mạch vành qua da.

2. Các phương pháp nong và đặt stent mạch vành

 

Với từng phương pháp nong bóng hay các loại stent khác nhau dùng trong can thiệp động mạch vành lại có những ưu nhược điểm khác nhau.

2.1. Nong bóng đơn thuần (POBA):

Là phương pháp đầu tiên, mở ra kỷ nguyên tim mạch can thiệp. Tuỳ thuộc vào tổn thương của động mạch vành, bác sĩ có thể dùng một bóng nhỏ đặc biệt đưa vào nong chỗ hẹp tắc trong động mạch vành. Quả bóng này giúp mở chỗ tắc bằng cách ép mạnh mảng xơ vữa vào thành mạch làm mở thông động mạch. Có thể cần nong một vài lần tiếp theo với những cỡ bóng to hơn hay với áp lực cao hơn để giảm mức độ tắc nghẽn. Thông thường, nong động mạch vành bằng bóng có thể làm mức độ hẹp giảm đi từ 20 – 30% và sau đó cần đặt stent để tránh tái hẹp.

  • Ưu điểm: Mở rộng lòng mạch, giảm đau thắt ngực.
  • Nhược điểm: Co hồi ĐMV nhanh, tái hẹp cao, tái phát triệu chứng nhanh và biến cố mạch vành nhanh.

2.2. Stent kim loại trần (BMS):

Cuộc cách mạng thứ hai. Stent với khung kim loại có tác dụng làm giá đỡ cho lòng mạch, được đặt vào trong lòng mạch sau khi đã dùng bóng nong chỗ hẹp ra. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh stent trần có tỷ lệ tái hẹp cao, hiện nay ít các trung tâm can thiệp còn sử dụng loại stent này.

  • Ưu điểm: Ít co hồi mạch, tỷ lệ tái hẹp sớm thấp.
  • Nhược điểm: Khung kim loại vĩnh viễn trong ĐMV, tăng sinh nội mạc, tái hẹp muộn.

2.3. Stent phủ thuốc (DES):

Cuộc cách mạng thứ ba. Stent phủ thuốc được tráng một lớp thuốc đặc biệt, lớp thuốc này sẽ được giải phóng dần dần vào lòng mạch sau khi đặt stent, ngăn ngừa tiến triển của mô sẹo. Qua đó giúp lòng mạch luôn trơn nhẵn và mạch vành không bị hẹp lại. Tỉ lệ mạch vành bị hẹp trở lại khi dùng stent phủ thuốc thấp hơn đáng kể so với khi sử dụng stent loại thường. Đây là loại stent đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

  • Ưu điểm: Có thuốc chống tăng sinh => Giảm tái hẹp.
  • Nhược điểm: Liền nội mạc không hoàn toàn, đáp ứng viêm mạch, tăng nguy cơ huyết khối.
Các loại stent động mạch vành phổ biến được dùng tại Việt Nam
Tỉ lệ mạch vành bị hẹp trở lại khi dùng stent phủ thuốc thấp hơn đáng kể so với khi sử dụng stent loại thường.

2.4. Stent tự tiêu (BRS):

Stent thế hệ mới. Stent tự tiêu sau một thời gian, lòng mạch trở lại với đặc tính tự nhiên. Ngoài ra giá đỡ còn được phủ một lớp thuốc để chống tái hẹp. Tuy nhiên, các nghiên cứu lại cho thấy tỷ lệ biến cố xảy ra sau can thiệp sử dụng loại stent này cũng như chỉ định hạn chế trên một số tổn thương khiến cho việc sử dụng stent này còn chưa phổ biến, đang trong quá trình nghiên cứu phát triển tiếp.

  • Ưu điểm: giảm huyết khối, giảm thời gian dùng thuốc kháng ngưng tập tiểu cầu kép.
  • Nhược điểm: Giá thành cao, chỉ định hạn chế trên một số tổn thương.

3. Chi phí khi đặt stent động mạch vành

Hiện nay, stent phủ thuốc là loại stent sử dụng phổ biến nhất, được thực hiện trong đa số các trường hợp cần can thiệp đặt stent mạch vành. Stent phủ thuốc động mạch vành có giá khoảng 45-50 triệu đồng/stent. Ngoài chi phí mua dụng cụ stent, bệnh nhân cần thanh toán thêm các khoản chi phí: tiền giường, tiền xét nghiệm, chi phí chụp mạch – can thiệp, dụng cụ vật tư tiêu hao trong thủ thuật, , thuốc điều trị,...

4. Lưu ý sau khi đặt stent động mạch vành:

  • Chú ý về sinh hoạt, luyện tập: Người bệnh nên vận động nhẹ nhàng, đi lại trong cự ly ngắn, hạn chế leo cầu thang trong 3 ngày đầu. Tránh khuân vác vật nặng, gắng sức mạnh,... Tránh tham gia các môn thể thao cần nhiều sức lực như đá bóng, chạy bộ, chơi cầu lông, tennis... trong vài tuần đầu.
  • Về chế độ ăn: Cần duy trì chế độ ăn lành mạnh cho người bệnh mạch vành; hạn chế đồ chứa nhiều chất béo, muối ăn, đường và tăng cường nhiều rau xanh, chất xơ hòa tan từ ngũ cốc chưa tinh chế.
  • Tuân thủ sử dụng thuốc: Dùng chống đông và các thuốc điều trị khác đúng theo chỉ định của bác sỹ. Tuyệt đối không dừng hay bỏ thuốc khi chưa có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa tim mạch can thiệp.
  • Người bệnh nên khám lại định kỳ theo dõi tình trạng tim mạch sau can thiệp sau đặt stent, hoặc khám lại ngay nếu thấy triệu chứng bất thường.

Đặt stent mạch vành là kỹ thuật đòi hỏi cần có trình độ kinh nghiệm cao của bác sĩ thực hiện cùng với sự phối hợp hoàn hảo của ekip.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Viêm động mạch Takayasu điều trị bằng cách nào?
Viêm động mạch Takayasu điều trị bằng cách nào?

Viêm động mạch Takayasu (Takayasu's arteritis) là một loại viêm mạch máu hiếm gặp, xảy ra ở động mạch chủ (động mạch lớn mang máu từ tim đến phần còn lại của cơ thể) và các nhánh chính của động mạch chủ.

Hẹp eo động mạch chủ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Hẹp eo động mạch chủ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Động mạch chủ là động mạch lớn nhất trong cơ thể, có nhiệm vụ vận chuyển máu giàu oxy từ tim đến phần còn lại của cơ thể. Hẹp eo động mạch chủ là tình trạng một đoạn động mạch chủ bị hẹp hơn bình thường. Điều này buộc tim phải co bóp mạnh hơn để đẩy máu qua động mạch chủ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây