Các Giai Đoạn Phát Triển Tâm Lý Của Trẻ Từ Sơ Sinh Đến Vị Thành Niên
Trên thực tế, mỗi đứa trẻ ở từng giai đoạn của cuộc đời thì sẽ có những biến đổi nhất định. Vì thế, việc hiểu con, biết con cần gì, phát triển tâm lý ra sao chính là bước đầu tiên giúp bố mẹ gần gũi với con hơn. Các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em bao gồm:
1. Giai đoạn phát triển tâm lý từ 0 đến 1 tuổi
Ngay khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ sẽ bắt đầu học cách làm quen với môi trường mới khác hẳn khi còn nằm trong bụng mẹ, những biến đổi về thời tiết, môi trường sống, âm thanh, ánh sáng... sẽ khiến trẻ dần hình thành thói quen sống.
Trong giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ ấu nhi, chúng chỉ cần được người lớn thỏa mãn những nhu cầu bản năng như ăn, ngủ, đi lại, chơi... Vì thế, nếu cha mẹ càng gần gũi, đáp ứng nhu cầu của trẻ trong giới hạn cho phép thì sẽ có tác động tích cực đến tâm lý và phát triển nhân cách của trẻ sau này.
Khi được 8 tháng tuổi trở lên, trẻ đã biết phát ra những âm đơn giản, biết phân biệt người lạ - người quen, lúc này cha mẹ hãy gần gũi với trẻ nhiều hơn bởi đây là giai đoạn trẻ rất cần được yêu thương, quan tâm và chăm sóc. Tất cả những nhu cầu của trẻ khi được mẹ đáp ứng và trong môi trường sống ổn định thì sẽ tạo được cảm giác an toàn và phát triển tốt. Ngược lại, nếu giai đoạn này mẹ có những bất ổn về tâm lý như sinh con ngoài ý muốn,... thì có thể gây nên những bất ổn về tâm lý cho đứa trẻ.
Mặc dù vậy, không phải nhu cầu nào của trẻ cũng cần phải được đáp ứng. Hãy hình thành cho trẻ thói quen làm theo quy luật, quy tắc để trẻ sống có trách nhiều và điềm tĩnh hơn, sự phát triển tâm lý của trẻ em sẽ theo hướng tích cực hơn.
2. Giai đoạn phát triển tâm lý từ 1 đến 3 tuổi
Từ 1 đến 3 tuổi là giai đoạn phát triển vàng của trẻ, ở giai đoạn này, trẻ đã đủ hiểu và biết để tò mò về thế giới xung quanh mình, trẻ sẽ không cần phải bế hay người khác đưa đồ vật cho mình nữa mà có thể tự tiếp xúc bằng cảm giác và vận động. Cùng với sự phát triển ngôn ngữ, trẻ có thể chủ động giao tiếp với người lớn và vừa nói vừa làm.
Sự phát triển tâm lý của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi theo hướng tích cực hay tiêu cực là phụ thuộc vào cách giao tiếp và hành xử của người lớn. Trẻ đã có thể hiểu bố mẹ, người lớn nói gì, chính vì thế hãy nói những lời yêu thương nhiều hơn với trẻ trong giai đoạn này.
3. Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em từ 3 đến 6 tuổi
Quá trình phát triển tâm lý trẻ em từ 3 đến 6 tuổi rất quan trọng. Ở giai đoạn này, bé đã biết tự mình khám phá thế giới xung quanh, sử dụng các vật dụng thường ngày một cách linh hoạt, vốn từ tăng nhanh, hiểu người lớn nói gì, biết nói thành câu và yêu cầu khi có mong muốn. Trẻ thích thú khi được đáp ứng và vui chơi, trẻ hay đặt ra những câu hỏi tại sao và bắt đầu có ý kiến riêng của mình.
Cũng trong giai đoạn này, cái tôi của trẻ em đã được hình thành, chúng bắt đầu nhận thức về giới tính và hay đặt ra những câu hỏi. Trẻ cũng đã nhận ra được vị trí của mình với mọi người và thoát khỏi những đòi hỏi tuyệt đối. Nếu cha mẹ biết cách hướng con đến những điều tốt đẹp trong giai đoạn này sẽ đem lại những lợi ích to lớn về sau.
4. Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em từ 6 đến 11 tuổi
Giai đoạn từ 6 đến 11 tuổi là lúc trẻ bắt đầu đi học, bước vào môi trường mới và phải hoạt động tư duy, sử dụng trí nhớ nhiều hơn. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong tương lai của trẻ, những đứa trẻ được học trong môi trường tốt và nhận được sự quan tâm, dạy dỗ từ bố mẹ sẽ có quá trình phát triển tâm lý tốt hơn.
Quá trình phát triển tâm lý trẻ em giai đoạn này sẽ song song với quá trình hình thành nhân cách sau này của bé, gắn liền với những thói quen, nếp sống. Sự hướng dẫn của thầy cô, gia đình sẽ giúp trẻ có những hành vi có ý thức, khép mình vào các quy tắc, chuẩn mực xã hội và những giá trị bản thân đã chấp nhận. Đây là giai đoạn hình mẫu, chính vì thế cha mẹ nếu muốn tốt cho sự phát triển tâm lý của trẻ em ở giai đoạn này thì hãy đóng vai trò tấm gương mẫu mực cho trẻ.
5. Giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ em từ 11 đến 16 tuổi
Đây là giai đoạn có nhiều biến động nhất trong sự phát triển của trẻ. Những diễn biến phát triển tâm lý trẻ em giai đoạn này cũng khá phức tạp, bị ảnh hưởng và chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan để chuẩn bị cho quá trình dậy thì, trưởng thành.
Có một điều không thể phủ nhận là ở giai đoạn này, trẻ có những thay đổi rõ rệt về hình thức (lớn rất nhanh), tâm sinh lý, trẻ cũng sẽ quan tâm đến những sự thay đổi này của bản thân, ý thức bản thân được coi là một bước biến chuyển mới, giúp trẻ nhận thức, đánh giá được bản thân. Trẻ sẽ dựa vào những tiêu chuẩn đánh giá của mọi người để sẽ xem xét hành vi và hoạt động của mình có phù hợp với chuẩn mực của gia đình và xã hội hay không.
Ở giai đoạn này, trẻ cũng rất nhạy cảm với những đánh giá của mọi người xung quanh. Chính vì thế, đôi khi chỉ một lời khen nhỏ cho thành công nhỏ cũng sẽ khiến trẻ trở nên tự cao, tự mãn và đánh giá cao bản thân mình. Ngược lại, những thất bại nhỏ khi bị chê trách cũng có thể khiến cho các em rụt rè, tự ti.
Đặc điểm tâm lý của trẻ vị thành niên rất phức tạp, vì vậy trẻ cần có sự quan tâm, hỗ trợ và hướng dẫn của người lớn, giúp các em từng bước tự chủ trong mọi hoạt động. Một chỗ dựa tình cảm vững chắc sẽ giúp trẻ thoải mái và có những suy nghĩ tích cực hơn trong giai đoạn này.
Sự phát triển tâm lý trẻ em trong giai đoạn từ sơ sinh đến khi vị thành niên đóng vai trò nền tảng làm nên nhân cách của trẻ trong suốt cuộc đời. Vì vậy cha mẹ bên cạnh việc cho trẻ một nền tảng thể chất tốt, hãy cố gắng dành thời gian và tâm huyết để thấu hiểu, định hướng con trong giai đoạn này.
Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.
Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.
Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.
Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.
Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.
Bé nhà em sinh 3,3kg 38 tuần 3 tháng 5.6kg bé ty sửa mẹ và sủa công thức như vậy là phát triển chậm phải ko ạ. Bé 3 ngày mới đi ngoài
- 0 trả lời
- 266 lượt xem
Bé gái 6 tháng tuổi nặng 7,6kg, dài 62cm có phát triển bình thường không?
Bé gái nhà em hiện nặng 7,6kg, dài 62cm. Cháu được 6 tháng tuổi rồi ạ. Cháu phát triển như vậy có bình thường không ạ? Em có phải bổ sung thêm vitamin gì cho cháu không, bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1526 lượt xem
Bé trai 7 tháng phát triển bình thường nhưng nước tiểu có màu vàng sậm là bị làm sao?
Em sinh bé trai đã được 7 tháng. Bé cao 70,5cm, nặng 8,5kg. Hàng tháng bé tăng cân đều đặn và ăn ngủ bình thường. Tuy nhiên, dạo gần đây em thấy nước tiểu của bé có chút bất thường, đó là có màu vàng sậm. Bé bú sữa khoảng 800-900ml/ ngày. Nước tiểu vàng sậm như thế thì bé có bị làm sao không ạ? Và em muốn bổ sung nước lọc thì cần bổ sung bao nhiêu ml/ ngày ạ?
- 1 trả lời
- 725 lượt xem
Trẻ 6 tháng chưa biết với tay ra lấy đồ ở trước mặt có phải là chậm phát triển không?
Bé nhà em sinh non lúc mẹ mang thai mới được 35 tuần 6 ngày ạ. Bé sinh nặng 2,2kg. Hiện bé đã được 6 tháng và nặng 6,5kg. Từ lúc 4,5 tháng bé đã biết lật. Tuy nhiên giờ 6 tháng rồi mà bé vẫn chưa thể với tay để lấy đồ vật ở đằng trước. Hiện vòng đầu của bé là 39cm. Bé nhà em như vậy có phải là chậm phát triển không ạ?
- 1 trả lời
- 1446 lượt xem
Cần làm gì để trẻ 1 tuổi nặng 8,5kg phát triển tốt hơn?
Bé nhà em sinh mổ ở tuần thứ 38, bé nặng 3,4kg. Giờ bé đã được 1 tuổi rồi mà chỉ nặng 8,5kg, chưa tự ngồi được và chỉ biết bò lếch. Ngày bé ăn 3 cữ cháo, 1 cữ ăn cơm và bú 700ml sữa. Gần đây bé còn hay bị tiêu chảy nữa nên em không dám cải thiện thức ăn lạ cho bé. Em cần làm gì để bé phát triển tốt hơn ạ?
- 0 trả lời
- 1416 lượt xem
Phát ban rất phổ biến. Tình trạng này thường kéo dài vài giờ đến vài ngày, nhưng cũng có thể trong nhiều tháng liên tiếp. Chúng không lây nhiễm, nhưng có thể lây lan trên da. Chúng có thể biến mất khỏi một vùng da rồi lại mọc ở vị trí khác.
Để giúp bạn chuẩn bị cho chuyến thăm khám bác sĩ khi bé được 2 tháng tuổi, chúng tôi cung cấp dưới đây những câu hỏi bác sĩ có thể hỏi và bạn sẽ muốn viết ra câu trả lời trước.
Trước khi cho bé 6 tháng tuổi đi khám bác sĩ, cha mẹ cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là những câu hỏi có thể bác sĩ sẽ hỏi và bạn có thể chuẩn bị sẵn câu trả lời từ ở nhà.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 12 tháng, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 18 tháng, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.